Tác dụng của vitamin C với da lâu nay vẫn là một bí mật mà chưa được nhiều người phát hiện ra. Để giải đáp những thắc mắc của bạn về vitamin C và tác dụng của nó, hãy cùng đọc hết bài viết này nhé. Chắc chắn bạn sẽ biết thêm nhiều điều hữu ích đấy!
1. Vitamin C là gì?
Vitamin C là gì? Đây là một câu hỏi tưởng chừng như dễ nhưng không phải ai cũng có thể trả lời được. Vitamin C hay còn gọi là sinh tố C (acid ascorbic) là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho các loài động vật bậc cao và cho một số ít các loài khác. Tác dụng của vitamin C đối với da cũng cực kỳ được đánh giá cao và được nhiều tín đồ làm đẹp yêu thích.
Về tính chất hóa học thì Vitamin C ở dạng tinh thể trắng, dễ tan trong nước và tan được trong ethanol 96, khó tan trong rượu và trên thực tế không tan được trong ether và clorofom, không tan trong dung môi hữu cơ. Vitamin C tồn tại được ở 100°C trong môi trường trung tính và acid. Trong không khí bị oxy hóa bởi O2, khi có sự hiện diện của Fe và Cu thì càng bị oxy hóa nhanh hơn.
Hiện nay vitamin C có rất nhiều dạng như tinh thể, bột, viên con nhộng, viên nén hay viên nén phóng thích hẹn giờ... Vitamin C ở trong các dạng này khác nhau.
- Acid ascorbic là dạng được sử dụng rộng rãi nhất, đôi khi có ảnh hưởng đến dạ dày.
- Các dạng đệm: muối natri, magnesium, kali ascorbate, calcium, được dùng chủ yếu. Nhưng các dạng này có mặt hạn chế là rất hiếm.
2. Những tác dụng của vitamin C với da
Sau khi tìm hiểu qua về vitamin C, hẳn bạn đã hiểu hơn về nó rồi đúng không nào? Chắc bạn cũng phần nào đoán được một vài tác dụng của Vitamin C với da. Sau đây là những tác dụng của vitamin C với da:
Bảo vệ da khỏi tia cực tím
Một trong các tác dụng của vitamin C với da là giúp làm hạn chế tổn thương da do tiếp xúc với tia cực tím (UV). Vitamin C không thể được ví như là "kem chống nắng" vì nó không hấp thụ ánh sáng trong quang phổ UVA hoặc UVB.
Thay vào đó, hoạt động chống oxy hóa mạnh của vitamin C bảo vệ chống lại các tổn thương do tia UV gây ra trên da bởi các gốc tự do. Các protein vận chuyển vitamin C được gia tăng trong tế bào sừng để phản ứng với tia UV cho thấy nhu cầu hấp thụ vitamin C tăng lên để đảm bảo làn da được bảo vệ đầy đủ.
Ngược lại, khi tiếp xúc nhiều dưới ánh sáng mặt trời, tia UV sẽ làm giảm hàm lượng vitamin C trong da, một tác động phụ thuộc vào cường độ và thời gian tiếp xúc với tia UV. Khi quan sát các tế bào sừng được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, việc bổ sung vitamin C sẽ làm giảm tổn thương DNA liên quan đến tia cực tím và quá trình peroxy hóa lipid, hạn chế giải phóng các cytokine chống viêm và bảo vệ chống lại quá trình tự chết theo quy trình của tế bào.
Hơn nữa, vitamin C cũng điều chỉnh tín hiệu tế bào nhạy cảm với oxy hóa khử trong các tế bào da được nuôi cấy và làm tăng khả năng sống sót của tế bào sau khi tiếp xúc với tia UV.
Phòng ngừa nếp nhăn
Sự tích tụ của các tổn thương oxy hóa đối với protein là một đặc điểm của cả quá trình quang hóa và lão hóa nội tại. Các tổn thương oxy hóa như vậy có thể dẫn đến những thay đổi trong cấu trúc của da.
Ngoài chức năng chống oxy hóa, vitamin C còn điều chỉnh quá trình tổng hợp các protein collagen đóng vai trò làm cấu trúc. Lúc này, vitamin C đóng góp một vai trò trong quá trình hydroxyl hóa các phân tử collagen, cần thiết cho sự ổn định ngoại bào và hỗ trợ lớp biểu bì.
Từ đó, lớp biểu bì được duy trì và tăng cường tính đàn hồi, giúp phòng ngừa nếp nhăn trên da khi chưa xảy ra hay xóa mờ nếp nhăn một phần nếu đã xuất hiện.
Làm lành vết thương
Tác dụng của vitamin C với da tiếp theo là làm lành vết thương. Một trong những đặc điểm nổi bật của bệnh thiếu vitamin C là khả năng chữa lành vết thương kém.
Các phản ứng viêm thường làm tăng các gốc tự do tại vị trí tổn thương và sự hiện diện của vitamin C có thể hạn chế tác hại của các gốc tự do, thúc đẩy vết thương mau lành hơn. Hơn nữa, vitamin C còn là một thành phần của quá trình tổng hợp collagen ở da, khôi phục lại tính toàn vẹn trên bề mặt da bằng cách thúc đẩy sự biệt hóa của tế bào sừng, kích thích sự hình thành của hàng rào biểu bì.
Vậy nên, vitamin C luôn hiện diện trong các liệu pháp điều trị đối với vết loét do tì đè và vết bỏng, cùng với vitamin E, kẽm và các yếu tố dinh dưỡng khác.
Cải thiện độ ẩm cho da khô
Việc hấp thụ nhiều vitamin C hơn từ trong chế độ ăn có liên quan đến việc giảm nguy cơ khô da. Cơ chế là nhờ vào các phân tử axit ascorbic có thể ngăn chặn được sự mất nước xuyên biểu bì.
Trong các mô hình nuôi cấy tế bào, việc bổ sung vitamin C thúc đẩy quá trình tổng hợp lớp lipid rào cản, giúp thiết lập lớp sừng hoạt động tại chỗ với khả năng thấm nước thấp, giữ lại độ ẩm trên da. Tuy vậy, vai trò của vitamin C khi thoa lên da với mục tiêu cải thiện tình trạng khô da là không rõ ràng.
Tác dụng của vitamin C với da còn có tác dụng trị mụn trứng cá vô cùng hiệu quả.
3. Một vài lưu ý khi sử dụng vitamin C để làm đẹp
Chọn nồng độ và loại Vitamin C thích hợp
Đây chính là tiêu chí đầu tiên chúng mình cần quan tâm khi bắt đầu sử dụng Vitamin C. Đối với da thường, da dầu, L-ascorbic Acid (LAA) sẽ là loại Vitamin C thích hợp và phát huy tác dụng mạnh, nhanh nhất.
Còn đối với da nhạy cảm, da khô thì dạng Sodium Ascorbyl Phosphate (SAP) hoặc Magnesium Ascorbyl Phosphate (MAP) sẽ nhẹ nhàng hơn. Nếu chưa bao giờ dùng Vitamin C dạng bôi lên da trước đó, nên khởi đầu với nồng độ 10%. Khi da đã quen dần có thể nâng lên 15% hoặc 20%. Ngưỡng 20% là ngưỡng tối đa, nếu dùng quá cũng không mang đến khác biệt hơn đâu.
Quan tâm đến độ pH của sản phẩm
Tác dụng của vitamin C với da có hoạt động tốt hay không phụ thuộc phần lớn vào độ pH của sản phẩm. Da thường sẽ thoải mái sử dụng các sản phẩm chứa LAA với độ pH thấp khoảng 3.5. Còn da nhạy cảm chỉ nên sử dụng các sản phẩm có độ pH từ 5 đến 6 như SAP và MAP.
Lựa chọn sản phẩm có thành phần kết hợp với các chất giúp Vitamin C ổn định
Phải công nhận rằng, Vitamin C là một trong những thành phần kém ổn định và nhanh bị oxy hoá nhất trong làng dưỡng da. Khi kết hợp với Vitamin E, Ferulic Acid, Vitamin B và HA, Vitamin C có thể hoạt động hiệu quả hơn. Vì Vitamin C và Vitamin E đều là chất chống oxy hoá nên có thể hỗ trợ cho nhau. Ferulic Acid thì giúp tác dụng cửa Vitamin C với da ổn định hơn đồng thời làm chậm quá trình "chuyển vàng" của Vitamin C lại.
Dùng trước kem chống nắng
Không như Retinoid hay Hydroxyacids, Vitamin C không làm da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời. Khi kếp hợp Vitamin C với kem chống nắng, khả năng bảo vệ da sẽ càng được tăng lên.
Trên đây là tất tần tật về vitamin C và tác dụng của Vitamin C với da. Hy vộng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong việc sử dụng Vitamin trong làm đẹp. Chúc bạn sẽ có một làn da đẹp như ý và luôn tươi trẻ, căng tràn sức sống khi tận dụng được các tác dụng của vitamin C với da.