Trẻ em

Cẩm nang mang thai: Thai nhi 40 tuần tuổi

Ngày đăng: 13.12.2022 - 10:51

Khi thai nhi 40 tuần tuổi thì mình tin chắc rằng mỗi bà mẹ lại có một cảm giác khác nhau. Có mẹ thì sốt ruột đợi bé yêu chào đời, có người lo lắng, có người thì lại khá bình tĩnh. Dù cảm giác của các mẹ là gì thì cũng không thể thay đổi được, các mẹ nên chuẩn bị đầy đủ đồ đạc cho sự ra đời của bé yêu, trước tiên nên nhớ mang theo khăn và băng vệ sinh cho bà bầu mọi lúc mọi nơi để phòng trừ bạn bị vỡ nước ối nhé.

Chúc mừng các mẹ đã thật sự đi đến hồi kết của quá trình mang thai. Cũng không hoàn toàn chắc chắn rằng thai nhi 40 tuần tuổi của bạn sẽ ra đời trong tuần này, nhưng các bác sỹ sẽ không để em bé trong bụng bạn quá 2 tuần nữa vì như thế sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Phần lớn các chị em đều được chào đón con trong tuần này, do đó các chị em hãy ở nhà cùng chồng hoặc nhập viện để sẵn sàng "vượt cạn" bất cứ lúc nào.

Sự thay đổi của thai nhi 40 tuần tuổi

tuần thai thứ 40, bé dài 50cm, tiếp tục lớn và có thể nặng đến 3,6kg. Bé đã lớn và không thể ở mãi trong bụng mẹ được. Vì sự an toàn của bé, bác sĩ có thể đề cập với mẹ về việc “kích sinh” nếu bé vẫn chưa muốn ra đời trong tuần tới.

thai-nhi-40-tuan-tuoi-2

Thai nhi 40 tuần tuổi đã sẵn sàng chào đời.

Hầu hết các bác sĩ sẽ không để quá hai tuần từ ngày dự sinh của mẹ vì như thế sẽ đặt hai mẹ con vào nguy cơ biến chứng cao. Chỉ một số rất ít phụ nữ có thai kỳ dài hơn ba tuần từ ngày dự sinh. Những em bé ra đời quá tháng có thể bị khô và bong tróc da, do các chất nhầy bảo vệ da bé trước đây đã được tái hấp thu vào bên trong cơ thể và không còn bảo vệ da được nữa. Bạn hãy chuẩn bị sẵn một ít dầu ôliu trong nhà để cho vào nước tắm bé cũng như để mát-xa cho bé.

Thời gian chờ sinh lâu cũng gia tăng khả năng nhiễm trùng tử cung có thể gây nguy hiểm cho bé hoặc gây chết non. Ngoài ra, thai quá tuần dễ bị gia tăng tổn thương khi sinh thường và tăng gấp đôi khả năng bạn phải sinh mổ.

Những em bé sinh già tháng cũng có xu hướng có móng tay dài, dễ tự làm xước mặt, do vậy bạn nên cho bé mang bao tay, và cần cắt móng tay cho bé thường xuyên. Tốt nhất nên cắt móng tay cho bé ngay sau khi tắm xong vì khi đó móng mềm mại dễ cắt. Hãy hỏi y tá hay nữ hộ sinh để được hướng dẫn cách tốt nhất để làm việc này.

thai-nhi-40-tuan-tuoi-1

Các em bé sinh già tháng thường có khuynh hướng háu ăn, vì khi còn trong bụng mẹ ở những tuần cuối thai kỳ, nhau thai đã không thể cung cấp các dưỡng chất cho bé một cách tốt nhất. Khi ra ngoài, bé đòi ăn thường hơn như thể là muốn bù đắp cho những gì đã bỏ lỡ. Cho bé bú mẹ sớm và thường xuyên ngay sau khi sinh sẽ giúp mẹ mau có sữa, đồng thời giúp tạo ra sự gắn kết tình cảm giữa mẹ và con.

Thay đổi cơ thể mẹ khi thai nhi 40 tuần tuổi

Khi đến tuần thai thứ 40, bạn sẽ được kiểm tra lại vài lần để xem ngày dự sinh đã tính có thực sự chính xác hay không, bằng cách xem lại ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối của bạn, cũng như các kết quả siêu âm đã có. Bạn cũng có thể được kiểm tra âm đạo để đánh giá xem cổ tử cung có sẵn sàng cho việc chuyển dạ hay chưa. Nếu em bé đã xoay đầu xuống dưới và dồn áp lực lên cổ tử cung thì khi đó cổ tử cung sẽ bắt đầu mỏng dần để chuẩn bị giãn nở. Thậm chí, nữ hộ sinh hoặc bác sĩ có thể sẽ cố mở rộng cổ tử cung của bạn một chút và lấy màng nhầy quanh đầu em bé. Việc này sẽ giúp giải phóng các chất prostaglandin từ cổ tử cung của bạn, những chất đóng vai trò quan trọng kích thích các cơn co thắt.

thai-nhi-40-tuan-tuoi-3

Cơ thể mẹ khi thai nhi 40 tuần tuổi.

Đến tuần thai thứ 40 thì quan trọng nhất là bạn phải luôn được theo dõi hết sức cẩn thận. Thông thường, bạn sẽ được theo dõi các chỉ số sinh lý và kiểm tra các kết quả CTG (Cardiotocographs – đo tim thai và độ co thắt tử cung) thường xuyên. Nhau thai lúc này đã không còn có thể làm việc hiệu quả như mấy tuần trước nữa, nhưng điều quan trọng là nó vẫn có thể hỗ trợ em bé của bạn.

Những thay đổi về mặt thể chất

Tuần này, bạn có thể sẽ bị sưng phù. Mắt cá chân và bàn chân sưng húp lên, đi bộ hay đứng lâu một chút cũng thật khó khăn.

thai-nhi-40-tuan-tuoi-4

Các mẹ có thể bị phù nề khi thai nhi ở tuần 40.

Bạn cũng có thể bị khó chịu ở khu vực âm hộ vì bị sưng. Vùng khoang chậu thì có cảm giác nặng nề và tắc nghẽn. Em bé có vẻ như đã xuống rất thấp và bạn có cảm nhận rõ rệt về một khối rắn hơn 4kg (gồm em bé, nhau thai và nước ối) trì nặng ở bên dưới, chỉ chờ để được ra.

Bạn có thể phải đi tiêu thường xuyên hơn, do áp lực của em bé đè lên ruột dưới và trực tràng làm cho bạn không còn nhiều chỗ để tích lũy chất thải nữa. Nếu bạn đã bị táo bón cho đến tận lúc này, bạn có thể sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi đầu em bé gây áp lực lên trực tràng. Bạn cũng sẽ cảm thấy có nhu cầu đi tiểu thường hơn, vì bàng quang cũng không còn nhiều chổ trống để chứa nữa.

Bạn có thể thấy âm đạo tiết ra dịch nhầy có lẫn chút máu. Đó là do lúc này máu đang căng đầy ở cổ tử cung của bạn, và một ít rò rỉ ra bên ngoài. Tình trạng này khá phổ biến.

Những thay đổi về mặt cảm xúc khi thai nhi 40 tuần tuổi

Vào thời điểm này, bạn có thể cảm thấy nhẹ nhõm vì cuối cùng cũng đến lúc kết thúc. Khoảng 15% phụ nữ mang thai trải qua 39 tuần thai kỳ, và rất hiếm khi bác sĩ cho phép họ qua hết tuần thai thứ 40. Vì vậy hãy yên tâm rằng, trong tuần này bạn sẽ có em bé.

Bạn sẽ có thể rất mệt mỏi vì phải nghe mọi người hỏi lý do vì sao vẫn chưa sinh. Bạn chán ngấy khi phải giải thích và lặp đi lặp lại cùng một thông tin. Hãy hạn chế giao tiếp, chỉ nên ở nhà với ông xã bạn thôi. Cố gắng đơn giản hóa mọi việc cho tuần này.

Bạn có thể lo lắng về khả năng bị vỡ ối ở nơi công cộng. Nhiều bà bầu tưởng tượng ra đó là một lượng lớn chất lỏng, tương tự như một cơn sóng thần, khi bung ra thì có thể cuốn trôi tất cả mọi thứ và mọi người. Trên thực tế, điều này rất khó xảy ra. Chỉ có 15% ca mang thai bị vỡ ối trước khi tử cung bắt đầu co thắt. Để yên tâm hơn, bạn chỉ cần luôn chuẩn bị sẵn bên mình một số khăn và băng vệ sinh.

Nếu bạn bị ra nước ối nhưng chưa thật sự bắt đầu chuyển dạ thì việc chờ đợi có thể sẽ căng thẳng. Hầu hết các bệnh viện phụ sản đều có quy định sẽ cho giục sinh 24 giờ sau lần đầu tiên sản phụ bị ra nước ối, nhằm tránh các nguy cơ nhiễm trùng cho cả mẹ và bé. Một trong những chức năng của túi ối là làm một lá chắn vô trùng bảo vệ cho em bé bên trong tử cung của người mẹ.

Dinh dưỡng cần thiết

Lúc này khi thai nhi 40 tuần tuổi, chắc hẳn mẹ đang rất nôn nóng, kèm theo cả lo lắng vì đến giờ mà bé con vẫn chưa chịu chui ra khỏi bụng mẹ. Nhưng mẹ hãy yên tâm vì bé yêu của mẹ sẽ được theo dõi cẩn thận và nếu thấy cần can thiệp, bác sĩ sẽ tiến hành ngay.

Còn bây giờ, mẹ hãy nạp vào nước và năng lượng cho cơ thể để chuẩn bị cho sự chuyển dạ có 
thể bắt đầu bất cứ lúc nào trong thời gian sắp tới nhé. Ăn một chút thức ăn nhẹ hoặc uống vài 
ngụm nước sẽ giúp mẹ cảm thấy thoải mái hơn khi chuyển dạ, đặc biệt là vào những giai đoạn đầu khi mẹ sẽ cảm thấy đói.

thai-nhi-40-tuan-tuoi-6

Một chút thức ăn nhẹ cho bà bầu.

 

Khi đang ở giai đoạn chuyển dạ đầu, mẹ nên ăn một ít thức ăn nhẹ mỗi giờ để dự trữ nguồn năng lượng cần thiết cho thời gian chuyển dạ khi mẹ phải rặn đẻ để đẩy bé con ra ngoài.

Mẹ có thể ăn những thức ăn giàu carbohydrate vì chúng dễ tiêu và giải phóng năng lượng từ từ, hỗ trợ mẹ vượt qua các cơn gò chuyển dạ. Thức ăn giàu carbohydrate gồm có: bánh mì, ngũ cốc, mì sợi, sữa chua, bánh quy lạt, súp… Còn nếu mẹ không muốn ăn gì cả, thì vài viên kẹo ngậm có thể cung cấp cho mẹ nguồn năng lượng tức thì.

thai-nhi-40-tuan-tuoi-9

Thức ăn giàu carbohydrate.

Khi chuyển dạ thật xảy ra, có thể mẹ sẽ chẳng còn tâm trí nào mà nghĩ đến việc ăn gì. Nhưng mẹ nên uống nước để không bị mất nước, gây mệt mỏi và có thể làm chậm quá trình chuyển dạ.

Những bệnh thường gặp

Bạn có thể thấy bứt rứt và tê ở chân. Da bụng bạn cũng căng ra và có cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Lúc này, bạn cũng thường cảm thấy rất mỏi mệt và khó ngủ, nguyên nhân là do chiếc bụng của bạn đã quá to và bạn đang rất hồi hộp lo lắng.

Bạn cũng sẽ thấy xuất hiện cơn co thắt tử cung giả như những tuần trước. Các cơn đau này thường xuất hiện ở các cơ lưng, vùng chậu và bụng dưới. Thật khó để phân biệt giữa co thắt tử cung giả và chuyển dạ thật nhưng bạn có thể phân biệt bằng việc cảm nhận những cơn chuyển dạ thật sự thường bắt đầu ở phía trên tử cung, qua vùng lưng dưới và sẽ lan tỏa ra toàn bộ tử cung.

Bố mẹ nên làm

Những ngày tháng sắp tới, bạn sẽ vô cùng vất vả với việc chăm bé vì vậy lúc này, tốt nhất bạn nên tranh thủ nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Bạn cũng nên để ý đến số lần bé cử động trong ngày. Dù bé không còn cử động nhiều nữa nhưng nếu số lần bé cử động trong ngày là ít hơn 10, bạn nên nhờ bác sĩ kiểm tra nhịp tim của bé đề phòng trường hợp bé bị mệt.

Mặc dù ngày sinh đã cận kề nhưng bạn không nên bỏ qua việc luyện tập sức khỏe nhé. Hãy luyện tập một vài động tác nhẹ nhàng, những bài luyện thở, hoặc tìm hiểu về tư thế rặn đẻ nếu bạn sinh thường nhé.

Bố hãy giúp mẹ kiểm tra lại mọi thứ một lần cuối để chắc chắn là không quên thứ gì. Cả bố và mẹ hãy tạo tâm lý thoái mái, vững vàng và đừng quá lo lắng để chào đón thiên thần nhỏ chào đời nhé!

Gợi ý cho tuần này

Sự chào đón nồng nhiệt. Nếu mẹ đã có bé lớn hơn hãy cùng con lên kế hoạch một bữa tiệc nhỏ dành cho bé sắp ra đời, với đầy đủ bánh sinh nhật và những vật dụng trang trí. Điều này sẽ tiếp thêm niềm vui và cảm hứng về một thành viên mới sắp về với gia đình.

thai-nhi-40-tuan-tuoi-8

Một bữa tiệc nhỏ mừng bé yêu sắp chào đời.

Thai nhi 40 tuần tuổi có thể đánh dấu mốc kết thúc quãng thời gian mang thai thật dài của bạn, tuy nhiên đây cũng là lúc mở ra khởi đầu mới trong công cuộc "bà mẹ bỉm sữa" của bạn. Còn rất nhiều điều đang chờ đón bạn phía trước, hãy bình tĩnh và tự tin đón nhận nhé. Dù sao thì cũng chúc mừng các mẹ kết thúc thời kỳ mang thai :).

Đừng đọc bài viết này nếu bạn đã có kinh nghiệm đi đẻ

Tin khác cùng mục

ĐƠN VỊ VẬN CHUYỂN TOÀN QUỐC

A8
A7
A6
A5
A4
A3
A2
A1
A8
A7
A6
A5
A4
A3
A2
A1
A8
A7
A6
A5
A4
A3
A2
A1