Nhiều chị em phụ nữ cảm thấy huyết trắng bất thường nhưng lại ngại bày tỏ hay chữa trị dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Bệnh huyết trắng ở phụ nữ nếu không được chữa trị kịp thời có khả năng dẫn đến các bệnh nghiêm trọng như ung thư cổ tử cung, vô sinh,... Vì vậy các chị em cần phải tìm hiểu nguyên nhân bệnh huyết trắng và cách khắc phục bệnh huyết trắng ở phụ nữ thật kỹ càng để phòng tránh bệnh nhé.
Có thể vì thiếu thông tin hoặc vì ngại ngùng mà nhiều chị em để mặc những dấu hiệu của bệnh huyết trắng. Nếu không chủ động tìm hiểu và phòng bệnh về bệnh huyết trắng ở phụ nữ thì có thể dẫn đến nhiều biến chứng mà chị em không thể lường trước được. Hãy đọc kỹ những thông tin mà chúng tôi chia sẻ dưới đây để chị em có thể bổ sung kiến thức về căn bệnh này.
1. Bệnh huyết trắng ở phụ nữ là gì?
Huyết trắng (dịch tiết âm đạo) hay còn gọi khí hư giữ vai trò triệt để sức quan trọng trong cuộc sống sinh lý, nguy cơ hiện hiện trạng nội tiết, sức khỏe của người phái đẹp.
Huyết trắng có vai trò giữ cho âm đạo luôn ẩm, chống các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập cơ thể. Tuy nhiên khi nhiều mầm bệnh tấn công vượt quá khả năng bảo vệ của loại dịch này dẫn đến viêm nhiễm gọi là bệnh huyết trắng.
Bệnh huyết trắng ở phụ nữ.
THAM KHẢO: Đừng đọc bài viết này nếu bạn đã có kinh nghiệm đi đẻ
2. Phân biệt huyết trắng thường và huyết trắng bệnh
Huyết trắng bình thường
- Không hiện diện các dấu hiệu như kích thích, ngứa, đau hoặc đau khi giao hợp.
- Ống sinh dục và cơ quan sinh dục ngoài bình thường.
- Huyết trắng trong, trắng đục, ít, không hôi.
- Thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt, lúc có thai hoặc lúc giao hợp.
- Không cần điều trị.
- Không có dấu hiệu gì ở người giao phối.
Mỗi ml huyết trắng sinh lý ở phụ nữ chứa tới hơn 1000 vi khuẩn trong đó chủ yếu là vi khuẩn vô hại và không gây bệnh gì, chị em phụ nữ chỉ cần vệ sinh sạch sẽ và giữ cho môi trường “vùng kín” luôn khô thoáng.
Huyết trắng bệnh
- Hiện diện các dấu hiệu như ngứa, bỏng rát, giao hợp đau, tiểu đau, tiểu nhiều lần, đau âm ỉ vùng bụng thấp.
- Số lượng nhiều, có mùi hôi, màu sắc thay đổi như vàng, xanh, trắng đục đóng thành váng.
- Thường xảy ra sau giao hợp, sẩy thai, sau sinh…
- Cần phải điều trị.
- Có thể có triệu chứng ở người giao phối.
3. Dấu hiệu nhận biết huyết trắng bất thường
Huyết trắng ra quá nhiều
Nếu giữa chu kì kinh nguyệt, nhiều chị em thấy lượng khí hư tiết ra nhiều hơn nhưng vẫn có màu trắng, trong suốt thì nghĩ là bình thường. Tuy nhiên thực tế, lượng huyết trắng tiết ra nhiều hơn so với bình thường là biểu hiện đầu tiên của bệnh viêm nhiễm âm đạo hoặc tình trạng xói mòn cổ tử cung do sự rối loạn của hàm lượng tiết tố nữ estrogen trong cơ thể.
Khi có biểu hiện huyết trắng ra quá nhiều so với bình thường, chị em cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. Nếu không sẽ dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm nặng hơn và có những biến chứng phức tạp.
Huyết trắng lợn cợn bột trắng và gây ngứa rát
Một trong những biểu hiện bệnh lý huyết trắng ở phụ nữ đó là tình trạng huyết trắng đặc lợn cợn bột trắng (như sữa chua) kèm theo cảm giác ngứa rát dữ dội rất khó chịu. Đây là dấu hiệu bệnh do tình trạng nhiễm trùng âm đạo do nấm. Khi người phụ nữ vệ sinh kém, mặc quần bó chật, có thai, có bệnh đái tháo đường, vệ sinh “vùng kín” bằng dung dịch nước rửa phụ khoa không đúng cách… sẽ gây ra sự thay đổi môi trường (PH) “vùng kín”.
Đây chính là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn xâm nhập, sinh sôi và phát triển, trong đó nấm Candida albicans là tác nhân thường gặp nhất. Khi chúng xâm nhập vào sâu bên trong, chúng sẽ phá hủy sự cân bằng trong môi trường âm đạo, tiêu diệt các vi khuẩn tốt, từ đó gây nên mùi hôi khó chịu và cảm giác ngứa ngáy.
Huyết trắng đặc quánh, màu trắng đục hoặc vàng xanh
Trong trường hợp huyết trắng ở cơ thể người phụ nữ tiết ra có màu trắng đục hoặc vàng xanh, đặc quánh như keo hoặc có bọt, để lâu thì có biểu hiện cô cứng và tạo thành mảng dưới đáy quần lót, cảm giác ngứa âm đạo nhưng không dữ dội. Nguyên nhân của tình trạng này là do sự bất thường trong lưu thông khí huyết khi người phụ nữ vệ sinh kém, ít - lười vận động hoặc mặc quần áo quá chật. Hoặc do tình trạng nhiễm khuẩn âm đạo do tạp khuẩn hoặc trùng roi âm đạo gây nên.
Cũng có khi dấu hiệu ra nhiều khí hư, ra huyết trắng màu sữa đục, dính bệt thành từng mảng, có mùi hôi… hoặc bị xuất huyết nhẹ sau khi giao hợp tình dục báo hiệu bệnh viêm lộ tuyến tử cung. Khi có những biểu hiện trên cần đi khám chuyên khoa để được điều trị.
Huyết trắng tiết ra có màu xanh, vàng như mủ
Khi huyết trắng ở vùng kín tiết ra có màu xanh hoặc vàng như mủ thì đây là biểu hiện tình trạng nhiễm trùng cơ quan sinh sản, cụ thể là bệnh viêm cổ tử cung mãn tính. Khi viêm nhiễm biểu hiện của huyết trắng sẽ có màu vàng - xanh, loãng, có bọt, với số lượng nhiều, kèm theo triệu chứng ngứa rát âm hộ.
Trong môi trường ẩm ướt của khí hư, vi khuẩn xâm nhập, phát triển làm hoại tử các tế bào biểu mô của cơ quan sinh sản và tế bào nội mạc tử cung. Nếu không được chữa trị kịp thời, viêm nhiễm sẽ gây vô sinh ở nữ giới hoặc hình thành nên các khối u trong cổ tử cung.
Huyết trắng có lẫn máu
Khi huyết trắng ra nhiều và có biểu hiện pha lẫn chút máu đi kèm với cảm giác đau bụng râm ram kéo dài, thì chị em phải hết sức cảnh giác vì có thể đó là dấu hiệu của viêm phần phụ nặng hoặc ung thư tử cung.
Hoặc với triệu chứng rối loạn kinh nguyệt, ra máu bất thường ở âm đạo kèm huyết trắng ra nhiều thì có thể chị em đã bị u xơ tử cung do sự rối loạn chứng năng buồng trứng và sự xuất tiết quá nhiều nội tiết tố nữ.
Bên cạnh đó nếu tình trạng huyết trắng ra nhiều bất thường và có kèm theo máu hoặc mủ thì rất có thể cơ quan sinh sản của chị em đã bị nhiễm khuẩn nặng.
XEM THÊM: Trẻ sơ sinh bị táo bón và cách mẹ trẻ xử lý êm đẹp
4. Nguyên nhân bệnh huyết trắng ở nữ giới
Các nguyên nhân gây bệnh huyết trắng ở phụ nữ như:
- Huyết trắng do nấm men thường gây ngứa bộ phận sinh dục ngoài, có số lượng ít, màu trắng đục thành mảng dính hoặc đóng cục, không có mùi tanh hôi. Bệnh thường gặp sau khi dùng kháng sinh, có thai hoặc những trường hợp suy giảm miễn dịch; rất dễ tái đi tái lại.
- Huyết trắng do trùng roi có số lượng dịch nhiều, màu vàng xanh, loãng, mùi tanh và có bọt thường và gây ngứa.
- Huyết trắng do tạp trùng có số lượng trung bình, màu vàng loãng, có mùi hôi. Bệnh thường xuất hiện sau khi mới bắt đầu quan hệ hoặc do thao tác thụt rửa vào sâu bên trong ống sinh dục.
5. Tác hại của bệnh huyết trắng đối với phụ nữ
Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu để tình trạng bệnh kéo dài, lây lan, tái phát nhiều lần sẽ dẫn đến nguy cơ vô sinh, ung thư cổ tử cung ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh sản.
Gây phiền toái và cảm giác khó chịu đối với phụ nữ trong cuộc sống hoặc sinh hoạt vợ chồng hàng ngày, ảnh hưởng trực tiếp đến hạnh phúc lứa đôi.
Đối với phụ nữ mang thai: bệnh huyết trắng nếu chữa khỏi ở giai đoạn đầu sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên nếu huyết trắng do nấm kéo dài, không điều trị sẽ làm viêm nhiễm, thủng màng ối non hay rỉ ối non dẫn đến sinh non.
6. Cách khắc phục bệnh huyết trắng
Theo phương pháp Tây y:
Huyết trắng do Candida albicans: biểu hiện màu trắng đục, dính từng mảng, có lúc có mùi hôi, kèm theo triệu chứng ngứa ở âm hộ.
Candida albicans.
Điều trị:
- Đặt âm đạo bằng thuốc Miconazole hay Clotrimazole viên 100 mg, đặt từ 3 đến 7 đêm. - Uống Fluconazole 150 mg, liều duy nhất (1 viên)
Huyết trắng do nhiễm Trichomonas Vaginalis: biểu hiện màu vàng-xanh, loãng, có bọt, với số lượng nhiều, kèm theo triệu chứng ngứa rát âm hộ.
Điều trị:
- Fasigyl (Tinidazole ) uống 2 g (4 viên) liều duy nhất, với trẻ em dùng liều 50-70 mg/ kg cân nặng, uống liều duy nhất.
- Flagentyl (Secnidazole) uống 2 g (4 viên) liều duy nhất.
Huyết trắng do tạp trùng: biểu hiện màu vàng hoặc xám, loãng, tráng đều thành âm đạo, có mùi hôi.
Điều trị:
- Metronidazol 500 mg uống 2 lần/ngày, uống trong 7 ngày.
- Hoặc uống Metronidazole 2 g liều duy nhất.
Theo phương pháp dân gian:
- Cây ích mẫu: Ích mẫu là loại cây có rất nhiều ý nghĩa đối với việc chăm sóc sức khỏe sinh sản của nữ giới. Ích mẫu phơi khô, tán nhỏ thành bột mịn dùng để sử dụng trước mỗi bữa cơm, sẽ giúp ích cho nữ giới trong việc ngăn ngừa tình trạng huyết trắng ra nhiều.
- Vỏ cây dâm bụt: Vỏ cây dâm bụt rang vàng, dùng đun với nước thành thuốc để uống. Mỗi ngày uống một bát nước thuốc từ vỏ cây dâm bụt trong vòng 1 tháng, bạn sẽ cảm thấy huyết trắng của mình tiết ra với số lượng giảm đáng kể.
- Trứng gà, rượu trắng, ngải cứu: Sử dụng hỗn hợp 2 quả trứng gà, một chén rượu nhỏ và một nắm ngải cứu vào nồi và đun nhỏ lửa. Khi ăn, bạn bóc trứng gà để ăn kèm với nước thuốc.
7. Một số cách chữa bệnh huyết trắng tại nhà
Có thể chữa trị bệnh huyết trắng tại nhà hiệu quả bằng cách sử dụng các nguyên liệu tự nhiên kết hợp với việc chăm sóc và phòng ngừa thật tốt sẽ mau chóng khắc phục được bệnh hiệu quả. Cụ thể các bạn có thể áp dụng theo các cách như sau:
Cách chữa bệnh huyết trắng tại nhà bằng nước vo gạo
Dùng nước vo gạo trị bệnh huyết trắng khá tiện lợi, hiệu quả nhưng không phải ai cũng biết. Trong nước vo gạo có chứa nhiều chất có tác dụng bảo vệ niêm mạc âm đạo, giảm đau, viêm vùng kín và giảm ngứa.
Trị bệnh huyết trắng bằng nước vo gạo.
Cách dùng như sau: bạn chắt lấy phần nước vo gạo sạch, cho vào một chút đường khuấy đều để uống hàng ngày. Áp dụng liên tục trong vòng 1 tuần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp dùng nước vo gạo để rửa vùng kín chữa bệnh huyết trắng tại nhà rất tốt. Tuy nhiên cần lưu ý sử dụng nước vo gạo sạch để vệ sinh.
Cách chữa bệnh huyết trắng tại nhà bằng quả đậu bắp
Quả đậu bắp.
Không chỉ là một loại thực phẩm tốt cho cơ thể, hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh, quả đậu bắp còn dùng để trị bệnh huyết trắng rất hiệu quả. Hàm lượng vitamin C, chất chống oxy hóa có trong đậu bắp có tác dụng kháng khuẩn, giúp làm giảm lượng máu khi kinh nguyệt ra nhiều, bảo vệ vùng kín.
Để chữa bệnh huyết trắng tại nhà bằng đậu bắp, các bạn lấy quả đậu bắp tươi đem rửa thật sạch, cắt thành từng khúc nhỏ rồi cho vào nồi đun sôi với nước khoảng 20 phút. Sau đó, bạn chắt lấy nước, cho thêm đường vào khuấy đều để uống mỗi ngày. Làm như vậy thường xuyên cho đến khi khỏi bệnh rất hiệu quả, an toàn.
Cách chữa bệnh huyết trắng tại nhà bằng gừng
Gừng có tính kháng khuẩn, sát trùng, giảm ngứa, đau rất hiệu quả nên giúp ích rất nhiều trong điều trị bệnh huyết trắng, khí hư ra nhiều, ngứa vùng kín. Dùng gừng ngâm rửa vùng kín để chữa trị rất hiệu quả.
Bạn lấy khoảng 40g gừng tươi rửa sạch, giã nát rồi cho vào nồi nước sôi đun thêm khoảng 2 phút để tinh dầu gừng tan vào nước. Sau đó bạn pha nước đủ ấm và ngâm mông khoảng 15 – 20 phút. Sau cùng hãy lau khô vùng kín. Thực hiện đều đặn mỗi ngày bệnh sẽ giảm nhanh chóng và khỏi bệnh.
Trị bệnh huyết trắng ở phụ nữ bằng gừng.
Các biện pháp chăm sóc, hỗ trợ điều trị bệnh huyết trắng tại nhà
- Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ cho vùng kín, rửa bằng nước muối loãng. Lưu ý khi vệ sinh vùng kín không nên dùng tay thụt rửa sâu sẽ gây nhiễm khuẩn và tổn thương âm đạo.
- Mặc quần áo khô thoáng, không mặc quần quá chật sẽ gây bí, kín tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm xâm nhập gây bệnh. Chị em nên chọn quần áo vải cotton thoáng mát.
- Uống nhiều nước, ăn nhiều rau quả tươi. Đồng thời bạn cần tránh uống rượu bia, chất kích thích
8. Cách phòng bệnh huyết trắng ở phụ nữ
Khám phụ khoa định kỳ
Khám phụ khoa định kỳ là thói quen lành mạnh giúp phòng bệnh hiệu quả nhất mà chị em phụ nữ nên áp dụng. Bởi nhờ sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, chị em sẽ biết cách nhận diện sớm dấu hiệu bị huyết trắng và các bệnh phụ khoa khác ở “vùng kín”, từ đó có những biện pháp chữa trị, phòng ngừa bệnh kịp thời. Thông thường, dù không có bệnh, chị em cũng nên đi khám phụ khoa ít nhất từ 1-2 lần/năm.
Chị em nên có kế hoạch khám phụ khoa định kỳ.
Chế độ ăn uống khoa học
Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp chị em có một cơ thể khỏe mạnh. Trọng lượng cơ thể đóng vai trò quyết định khá lớn trong sức khỏe phụ khoa của bạn gái. Thực tế cho thấy, những phụ nữ quá gầy hoặc quá thừa cân thường dễ bị rối loạn kinh nguyệt (chậm kinh, chu kì kinh nguyệt biến mất, rong kinh, lượng máu kinh quá nhiều hoặc quá ít…). Rối loạn kinh nguyệt kéo dài làm ảnh hưởng đến sự cân bằng và điều tiết hooc môn, từ đó dễ dẫn đến các bệnh phụ khoa khác.
Ăn uống khoa học ngăn ngừa nhiều bệnh tật.
Để đảm bảo sức khỏe, chị em nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học, ăn nhiều rau củ quả, hạn chế ăn đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên rán và nhiều dầu mỡ.
Tránh thức khuya
Thức khuya không những ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh như cảm thấy mệt mỏi, sa sút tinh thần, đầu óc căng thẳng, trí nhớ kém, khó tập trung mà còn có thể gây rối loạn nội tiết tố, khiến chị em có nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa. Một số bệnh phụ khoa mà phái yếu dễ gặp do thức khuya bao gồm: Viêm nhiễm “vùng kín”, u xơ tử cung, kinh nguyệt không đều, u xơ tuyến vú…
Sức đề kháng và miễn dịch giảm do thức khuya còn cơ hội giúp các vi khuẩn có hại xâm nhập và phát triển mạnh mẽ trong cơ thể. Bởi vậy, chị em cần ngủ đủ 8 tiếng/ngày và cần nhớ là tuyệt đối không làm việc và thức quá khuya.
Tránh thức khuya.
Tập thể dục thường xuyên
Tập luyện thể dục, thể thao không những làm cho phái đẹp khỏe mạnh mà còn có tác dụng phòng ngừa các bệnh phụ khoa. Thể dục tác động đến hệ thần kinh trung ương, các động tác thể dục tác động lên cơ thể, tạo ra những phản xạ có điều kiện, làm thay đổi những hiện tượng sinh lý bất thường và bệnh lý trong sản phụ khoa.
Thường xuyên tập thể dục giúp ngăn ngừa bệnh huyết trắng.
Chăm sóc “tam giác mật” hàng ngày
Cách tốt nhất để chăm sóc âm đạo và âm hộ hàng ngày là vệ sinh với nước sạch, đặc biệt là trong những ngày có kinh nguyệt, trước và sau khi có quan hệ tình dục.
Chị em không nên lạm dụng quá nhiều dung dịch vệ sinh để vệ sinh “vùng kín”, nên tránh dùng xà phòng có tính xát khuẩn cao và không thụt rửa sâu trong âm đạo. Sử dụng dung dịch hoặc xà phòng không đúng cách có thể “tiêu diệt” vi khuẩn tốt, tạo điều kiện cho vi khuẩn xấu gia tăng và gây bệnh phụ khoa. Ngoài ra, chị em cần thường xuyên thay đồ lót, tránh mặc quần ẩm ướt hoặc quá dầy.
Quan hệ tình dục an toàn
Quan hệ tình dục an toàn là cách tốt nhất để phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục dễ dàng lây nhiễm nếu không sử dụng biện pháp bảo vệ an toàn là: Lậu, giang mai, HPV, HIV/AIDS… Khi nhiễm các virus, vi khuẩn gây bệnh tình dục, người phụ nữ sẽ gia tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa và các vấn đề rắc rối khác trong sức khỏe sinh sản.
Sử dụng các sản phẩm thảo dược có nguồn gốc thiên nhiên
Việc huyết trắng lưu trú ở vùng “tam giác mật” khiến nhiều chị em e ngại trong việc khám chữa, điều trị. Để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị huyết trắng hiệu quả, chị em nên lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên được chiết xuất từ: Bạch truật, Đẳng sâm, Bán hạ chế, Trần bì, Khiếm thực, Liên nhục, Kim anh… Sản phẩm an toàn, giúp can thiệp tận gốc nguyên nhân gây ra huyết trắng, mà còn không làm mất đi độ cân bằng của môi trường âm đạo.
Đừng ăn đường nhiều
Việc tiêu thụ đường nhiều dễ làm bạn bị chứng huyết trắng hơn. Đường là thực phẩm của loại vi khuẩn tạo bệnh huyết trắng. Đây cũng là lý do những người bị bệnh tiểu đường dễ bị bệnh huyết trắng hơn. Nếu bạn bị cả hai bệnh này, nên cẩn thận đo mức đường trong máu mỗi ngày.
Tránh ăn dường để giảm nguy cơ mắc bệnh.
Tránh quan hệ tình dục
- Nếu bạn đang bị huyết trắng, việc quan hệ có thể làm bệnh này nặng hơn và lâu khỏi hơn. Nên kiêng cữ trong những ngày bị bệnh. Trường hợp bất khả kháng, nên dùng bao cao su loại trơn và không có dầu (thoa lòng trắng trứng làm trơn bao). Việc dùng bao cao su trong lúc bị huyết trắng giữ cho vi khuẩn không bám vào người đàn ông, để rồi sau đó lại xâm nhập trở lại vào bạn.
- Nên đi tiểu trước và sau khi làm tình để tống ra những vi khuẩn còn sót lại trong âm đạo. Nếu muốn rửa âm đạo, chỉ dùng nước thường là đủ, không nên dùng xà bông hoặc các hóa chất làm sạch. Nếu thích, bạn có thể pha một muỗng canh giấm ăn trong nửa lít nước để sát trùng.
Băng vệ sinh và giấy toilet
Khi bị huyết trắng, bạn chỉ nên dùng các loại băng hay giấy không có mùi thơm. Các mùi này thường được tẩm vào bằng hóa chất, không tốt cho thành tử cung. Đối với băng vệ sinh, nên dùng loại miếng lót thay vì “tampon” để tránh sự cọ sát bên trong tử cung. Khi dùng giấy toilet, nên lau từ trước ra sau để tránh mang các vi khuẩn từ hậu môn vào tử cung.
Cẩn thận khi dùng bột thơm
- Một số phụ nữ có thói quen rải bột thơm lên người sau khi tắm. Thói quen này không có hại. Nhưng nếu bạn bị bệnh bạch huyết, cần cố giữ cho bột này không dính vào cửa mình. Bột là môi trường lý tưởng cho sự sinh sản của các nấm mốc.
- Nếu bạn dùng dầu bôi trơn khi quan hệ tình dục, nên xem kỹ công thức. Thường chúng có hóa chất ăn mòn thành tử cung. Nếu bị huyết trắng, bạn nên chuyển sang dùng nước, lòng trắng trứng, dầu khoáng, hoặc petroleum jelly để làm trơn âm đạo. Nhớ đừng dùng bao cao su chung với petroleunl jelly vì chất này sẽ làm thủng bao.
- Một số bao cao su được bôi sẵn thuốc sát trùng và dầu trơn trên đó (spermicides hoặc lubricated condom), tránh dùng các loại này.
Đừng mặc gì cả khi ngủ
Loại vi khuẩn candida albicans sinh sản mau lẹ trong môi trường ẩm ướt. Đừng tạo điều kiện cho chúng; ít nhất bạn có thể làm điều này trong khi ngủ. Nếu bạn không quen, có thể mặc một chiếc áo ngủ bên ngoài, và đừng mặc đồ lót. Cố giữ cho âm đạo càng mát mẻ, khô ráo càng tốt.
Ban ngày cũng vậy, bạn nên tránh mặc đồ lót trừ khi cần thiết. Quần áo nên rộng rãi, mát mẻ. Quần bó sát như jean thường dễ làm bạn bị nhiễm bệnh hơn. Đối với đồ lót, tốt nhất nên chọn loại bằng vải cotton. Loại bằng nylon thường làm âm đạo bị ẩm ướt và nóng hơn.
Ngủ khỏa thân cũng là một biện pháp tốt.
Ngoài ra, nhiều người ngăn ngừa bệnh huyết trắng bằng cách sát trùng đồ lót của họ. Có nhiều cách sát trùng: ngâm nước chlorine một ngày trước khi giặt; bỏ đồ lót vào đun sôi trong 5 phút; dùng bàn ủi nóng đè mạnh trên chỗ đồ lót tiếp xúc với tử cung và chung quanh đó.
Lưu ý: Nếu thấy âm đạo ra nhiều dịch, có mùi hôi… bạn nên đi khám và theo dõi bệnh tại một cơ sở chuyên khoa để được điều trị thích hợp.
8. Giải đáp thắc mắc của một số chị em về bệnh huyết trắng
Hỏi đáp thắc mắc của bệnh nhân và lời khuyên tư vấn từ bác sĩ về căn bệnh huyết trắng ở phụ nữ
Câu hỏi của bệnh nhân
Hỏi: “Gần đây em bị huyết trắng kèm theo ngứa, có người mách mua Flagentyl điều trị. Người bán thuốc khuyên uống 1 lần duy nhất 4 viên 500 mg và điều trị luôn cho chồng với liều tương tự. Xin bác sĩ giải thích rõ hơn về công dụng của thuốc này”.
Trả lời của các bác sĩ chuyên khoa sản phụ khoa
Trước hết, bạn cần phân biệt huyết trắng bệnh lý và huyết trắng sinh lý:
Huyết trắng bệnh lý
Huyết trắng bệnh lý có mùi hôi, màu xanh, xám hoặc vàng, có khi có bọt, lẫn máu hay dịch hồng, kèm theo ngứa, gây khó chịu hay nóng rát tại âm đạo hay âm hộ (cửa mình).
Với trường hợp của bạn, chúng tôi khuyên nên đến khám phụ khoa tại một trung tâm y tế hoặc bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán xác định nguyên nhân gây ra huyết trắng, từ đó lựa chọn đúng thuốc để điều trị.
Flagentyl thường được chỉ định dùng cho các trường hợp viêm âm đạo do vi khuẩn và viêm âm đạo do trùng roi Trichomonas, với liều duy nhất 2 g ở người lớn và liều duy nhất 30 mg/kg ở trẻ em.
Theo thống kê, 80% nam giới khi quan hệ tình dục với phụ nữ bị viêm âm đạo sẽ bị lây nhiễm vi khuẩn, và 70% nam giới bị lây nhiễm sau 1 lần tiếp xúc duy nhất với viêm âm đạo do Trichomonas.
Do đó, phải điều trị cho cả chồng bạn cũng với liều duy nhất 2 g Flagentyl.
Thuốc không được dùng cho người nhạy cảm (dị ứng) với imidazol, phụ nữ có thai, cho con bú.
Tác dụng không mong muốn của thuốc này thường chỉ là một vài rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn mửa, đau dạ dày,…dị ứng ngoài da và chóng mặt thường ít gặp.
Nếu được chẩn đoán chính xác, dùng thuốc đúng chỉ định và tôn trọng các chống chỉ định, bạn có thể yên tâm là sẽ khỏi bệnh và có sức khỏe tốt.
Huyết trắng sinh lý
Huyết trắng sinh lý có tính chất thay đổi theo giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt: Đặc quánh và hơi trắng hay loãng, trơn và trong.
Huyết trắng sinh lý thường không mùi hoặc có mùi rất nhẹ, không kèm theo ngứa hay nóng rát khó chịu.
Lượng huyết trắng thường không quá nhiều, nhiều hơn trước khi rụng trứng, khi có thai hay khi bị kích thích tình dục; ít hơn vào những lúc trước có kinh và khi cho con bú.
Huyết trắng sinh lý giúp làm trơn khi giao hợp và duy trì tính acid trong môi trường âm đạo để chống nhiễm khuẩn.
Trên đây là tổng hợp những thông tin về bệnh huyết trắng ở phụ nữ. Chúc các chị em luôn vui khỏe.