Xu hướng

Ngày Thất Tịch là ngày gì? Lễ Thất Tịch 2023 là ngày nào?

Ngày đăng: 22.08.2023 - 09:51

Ngày Thất Tịch là ngày gì? Trong năm 2023 này, nó sẽ rơi trúng vào ngày nào dương lịch? Nguồn gốc hình thành và ý nghĩa của ngày lễ này ra sao? Chúng ta hãy cùng Siêu thị điện máy Nguyễn Kim tìm hiểu tất tần tật về ngày lễ đặc biệt của người Phương Đông này, để xem những điều nên làm và không nên làm trong ngày lễ này nhé!

Ngày Thất Tịch là ngày gì? Đếm ngược đến lễ thất tịch 2023

ngay-that-tich-la-ngay-gi
Ngưu Lang - Chức Nữ

Nếu như phương Tây có ngày 14 tháng 2 là ngày Valentine - ngày lễ Tình Nhân thì ở một số nước phương Đông, người dân cũng có ngày lễ Tình Nhân riêng của mình, đó là ngày Thất Tịch (the East Asian Valentine's Day). Ngày Thất Tịch tức ngày 7 tháng 7 Âm lịch được coi là ngày lễ Thất Tịch ở một số nước Đông Á như Việt Nam và Trung Quốc, ngày "ông Ngâu bà Ngâu" hay ngày Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau. 

Thất tịch năm 2023 sẽ rơi vào thứ ba, ngày 22 tháng 8 năm 2023 dương lịch.

 

Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Thất Tịch 

Lễ Thất Tịch bắt nguồn từ đâu?

Nguồn gốc ngày Thất Tịch bắt nguồn từ sự tích Ngưu Lang Chức Nữ.

Tương truyền rằng, Ngưu Lang là một anh chàng chăn trâu nghèo nhưng rất chăm chỉ và thiện lương nên dành được tình cảm của Chức Nữ, con gái út của Vương Mẫu Nương Nương, chuyên dệt các đám mây ngũ sắc trên bầu trời.

Ngưu Lang và Chức Nữ đã kết duyên vợ chồng. Cả hai đã có những năm tháng hạnh phúc bên nhau dưới trần gian và có được 2 người con, một trai một gái.

Một ngày kia, Chức Nữ buộc phải quay về thiên đình theo lệnh của Ngọc Đế để lại Ngưu Lang và 2 con ở dưới trần gian. Chàng Ngưu Lang nhớ thương vợ nên đã mang theo hai con đuổi theo nàng. Nhưng tới sông Ngân Hà, ranh giới phân chia giữa hai cõi phàm tục thì không thể đi tiếp. Tuy nhiên, Ngưu Lang nhất định không chịu từ bỏ và quyết định ở đó đợi chờ Chức Nữ quay về. Chính vì vậy, từ đó xuất hiện thêm một vì sao bên cạnh sông Ngân Hà, mọi người gọi đó là sao Ngưu Lang.

Cảm động trước tấm chân tình của hai người, Vương Mẫu đã cho phép Ngưu Lang và Chức Nữ được gặp nhau mỗi năm một lần vào ngày Thất Tịch (7 tháng 7 âm lịch) trên chiếc cầu Ô Thước do đàn quạ trời tạo nên.

ngay-that-tich-la-ngay-gi1
Chàng Ngưu Lang nhớ thương Chức Nữ

Ngày Thất Tịch là ngày gì? Ý nghĩa của nó

Với nguồn gốc câu chuyện về tình yêu cảm động như vậy, nên ngày mồng 7 tháng 7 Âm lịch dần trở thành ngày lễ tình nhân của phương Đông.

Trong văn hóa Việt, ngày lễ Thất Tịch có lẽ bắt đầu vào đời vua Lý Thánh Tông (1054 - 1072). Theo ghi chép của lịch sử, khi vua ở độ tuổi 42 nhưng vẫn chưa có con để truyền ngôi vị, nên đã vào một ngôi chùa để cầu tự vào ngày 7/7 và nhờ đó sinh ra Thái tử Càn Đức. Vì vậy, vào ngày 7/7 Âm lịch hàng năm, một lễ hội đã được tổ chức ở chùa Hà và trở thành lễ hội cầu tình duyên, gia đình hạnh phúc, con đàn cháu đống.

Người ta tin rằng, trong ngày Thất Tịch nếu hai người yêu nhau cùng ngắm sao Ngưu Lang - Chức Nữ thì sẽ mãi mãi bên nhau.

Một số điều nên kiêng kị vào ngày Thất Tịch

Ngày Thất Tịch được cho là một ngày mang nhiều ý nghĩa sâu sắc và theo quan niệm dân gian thì ngày lễ này có một số điều cần tránh như:

Không nên làm đám cưới

Bắt nguồn từ câu chuyện Ngưu Lang Chức Nữ, đây là ngày họ được đoàn tụ sau 1 năm xa cách. Thế nhưng chưa được đoàn tụ bao lâu thì lại phải xa cách và mang theo nhiều nỗi buồn, thương nhớ. Chính vì thế, nhiều người quan niệm ngày này không may mắn và không nên tổ chức đám cưới.

ngay-that-tich-la-ngay-gi2
Không nên tổ chức đám cưới

Không nên xây nhà dựng cửa

Có nhiều câu chuyện để lý giải cho vấn đề này, theo thời tiết Việt Nam thì vào ngày 7 tháng 7 thường sẽ có mưa và sẽ gây khó khăn, ảnh hưởng đến việc thi công nhà cửa.

Cùng với đó, tháng 7 thường được gọi với tên "tháng cô hồn" - thời điểm ma quỷ thường quấy phá nên sẽ kiêng kỵ cho những việc trọng đại trong đó có xây dựng nhà cửa.

ngay-that-tich-la-ngay-gi3
Không nên xây dựng nhà cửa

Tránh làm những điều ác

Làm việc thiện lành và tránh làm những điều ác là việc mà ai cũng nên làm, không chỉ riêng vào ngày Thất Tịch. Tuy nhiên, vào ngày này việc tránh làm điều ác là đặc biệt cần thiết để cầu bình an cho bản thân và gia đình, thêm vào đó sẽ tạo ấn tượng tốt đẹp với người mình thương yêu.

Dân gian cũng cho rằng tránh xa những điều ác trong ngày này sẽ giúp bạn may mắn hơn trên con đường tình duyên của mình.

Những điều nên làm vào ngày Thất Tịch 

Ngày thất tịch là ngày gì và những điều nên tránh làm vào ngày này sẽ được Siêu thị điện máy Nguyễn Kim liệt kê ngay dưới đây:

Đi chùa cầu duyên

Đây được xem là cách mà nhiều người vẫn làm để cầu bình an và hạnh phúc cho gia đình mình. Sau những ngày làm việc mệt mỏi thì bạn cần thời gian tĩnh tâm để mang lại cảm giác thoải mái và thư giãn.

Ngoài ra, với những bạn chưa gặp được "nửa kia" thì đây cũng là dịp để thể hiện mong muốn cũng như cầu cho con đường tình duyên gặp nhiều thuận lợi, may mắn.

ngay-that-tich-la-ngay-gi6
Đi chùa cầu duyên

Ăn chè đậu đỏ

Không biết từ bao giờ, việc ăn chè đậu đỏ đã được lan truyền mạnh mẽ. Nhiều người cho rằng nếu ngày Lễ Thất Tịch ăn chè đậu đỏ thì các cặp đôi đang yêu sẽ thêm gắn bó, bền chặt. Còn những bạn chưa có người yêu thì sẽ may mắn hơn trong việc tìm một nửa phù hợp với mình.

Ngoài ra, chè đậu đỏ cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể nên vào ngày này bạn cũng nên thử thưởng thức nhé!

ngay-that-tich-la-ngay-gi5
Ăn chè đậu đỏ

Ý nghĩa lễ Thất Tịch? Vì sao ngày Thất Tịch lại ăn chè đậu đỏ?

Trên đây là một vài thông tin, cũng như nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Thất Tịch, những việc nên và không nên làm trong ngày này. Hi vọng bài viết thật sự hữu ích, giúp bạn hiểu được ngày thất tịch là ngày gì. Chúc bạn sẽ có một ngày lễ Thất Tịch thật vui vẻ và đáng nhớ nhé!

Tin khác cùng mục

ĐƠN VỊ VẬN CHUYỂN TOÀN QUỐC

A8
A7
A6
A5
A4
A3
A2
A1
A8
A7
A6
A5
A4
A3
A2
A1
A8
A7
A6
A5
A4
A3
A2
A1