Xu hướng

Ý chí là gì? Biểu hiện các phẩm chất cơ bản của ý chí

Ngày đăng: 17.01.2022 - 17:24

"Thất bại là mẹ thành công", "Thua keo này bày keo khác". Hai câu thành ngữ luôn chỉ sự việc thất bại, không thành công như mong muốn đã định ra. Nhưng thua có được nản, có nên buồn, có nên tự trách mình hay không? Tất nhiên là không, thậm chí ta phải vui, suy nghĩ tích cực lên. Sự lạc quan, tâm lý không nản được bắt đầu từ ý chí. Vậy ý chí là gì? Biểu hiện các phẩm chất cơ bản của ý chí ra sao hãy cùng đi tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé

y-chi-la-gi-1

Khái niệm ý chí là gì?

Ý chí là mặt năng động của ý thức, biểu hiện ở năng lực thực hiện những hành động có mục đích, đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn bên ngoài và bên trong. Đây là một hiện tượng tâm lí, ý chí cũng là một sự phản ánh hiện thực khách quan thông qua mục đích của hành động, nhưng mục đích đó không có sẵn mà được con người nhận thức một cách tự giác, mục đích ấy do các điều kiện của hiện thực khách quan quy định.

Ý chí là mặt năng động của ý thức, ý chí là hình thức tâm lí điều chỉnh hành vi tích cực nhất của con người, là năng lực tâm lí cho phép con người vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để thực hiện đến cùng mục đích đã xác định. “Sở dĩ như vậy là vì ý chí kết hợp được trong mình cả mặt năng động của trí tuệ lẫn mặt năng động của tình cảm đạo đức. “ý chí – đó là mặt hoạt động của trí tuệ và tình cảm đạo đức”.

Năng lực kiểm soát, điều chỉnh hành vi một cách có ý thức nảy sinh trong hoạt động lao động. Động vật không có ý chí. Ý chí là mặt đặc trưng của tâm lí người, bởi vì con vật chỉ thích ứng một cách thụ động với thiên nhiên, còn con người bằng lao động – một loại hoạt động có ý thức – đã chinh phục và cải biến thiên nhiên. Ý chí con người được hình thành trong quá trình lao động. Ngay cả hoạt động lao động đơn giản nhất (ví dụ, việc săn bắt nguyên thủy…) cũng đòi hỏi con người phải có phẩm chất ý chí nhất định, nó hình thành nên ở con người những phẩm chất ý chí nhất định, Ph. Ănghen đã nói: “Loài người càng cách xa loài vật thì tác động của con người vào giới tự nhiên càng mang tính chất của một hoạt động có tính toán trước, tiến hành một cách có phương hướng vào những mục đích nhất định, đã đề ra từ trước.

Ý chí của con người được hình thành và biến đổi tuỳ theo những điều kiện xã hội – lịch sử, tùy theo những điều kiện vật chất của đời sống xã hội. Tính chất của những mục đích và những thúc đẩy đối với hành động của con người được quyết định bởi thính họ đại diện cho quyền lợi của giai cấp nào. Xu hướng của ý chí khác nhau trong những thời đại khác nhau và ở những đại diện của các giai cấp khác nhau.

Trong xã hội XHCN, những quan hệ được xây dựng trên nguyên tắc giúp đỡ lẫn nhau, hợp tác với nhau. ở đây có sự phối hợp hài hòa giữa mục đích của cá nhân và mục đích của xã hội.

Trong khi ý thức được mối liên hệ gắn bó mình với tập thể, cá nhân phục từng hoạt động chung của xã hội, của tập thể, bắt quyền lợi của cá nhân phục tùng những quyền lợi của dân tộc, vì vậy không thể đặt ra cho mình những mục đích đối lập với những mục đích của tập thể.

Giá trị chân chính của ý chí không phải chỉ ở chỗ ý chí đó như thế nào (cao hay thấp, mạnh hay yếu) mà thể hiện ở chỗ nó hướng vào cái gì. Cho nên cần phải phân biệt mức độ ý chí (hay cường độ ý chí) với nội dung đạo đức của ý chí.

Chỉ có những ý chí được giáo dục về đạo đức mới có thể giúp con người thực hiện được những chuyển biến lớn lao trong sự nghiệp của mình.

Các phẩm chất ý chí của nhân cách trong tâm lý học

Ý chí không phải là thuộc tính tách rời của con người, nó liên hệ chặt chẽ với các mặt, các chức năng khác của tâm lí con người.

Nhận thức với ý chí

Nhận thức của con người hướng vào lĩnh hội, phân tích, trừu tượng hóa và khái quát hóa các tri thức tiếp thu từ môi trường xung quanh, những kiến thức này được củng cố trong trí nhớ và chế biến trong tư duy. Nghĩa là nội dung của ý chí nằm trong các khái niệm, các biểu tượng do tư duy và tưởng tượng mang lại. Những tri thức này thông báo những cái có trong thế giới xung quanh chúng ta. Như vậy, nhận thức làm cho ý chí có nội dung. Đồng thời, ý chí là cơ chế khởi động và ức chế, ý chí còn điều chỉnh hành vi, nghĩa là hướng một cách có ý thức vào các nỗ lực của bản thân nhằm đạt mục đích cần thiết. Đó là sự điều chỉnh của ý chí và hành vi, hướng một cách có ý thức sự nỗ lực trí tuệ và thể chất vào việc đạt tới mục đích hoặc kiềm chế hoạt động khi cần thiết.

Khi chúng ta nói giữa ý chí và nhận thức có quan hệ thì không có nghĩa là con người ta nhận thức cái gì thì hành động như thế. Nhưng con người ta một khi đã có những suy nghĩ chín chắn về mục đích cuộc sống thì họ phải bằng mọi cách để đạt được mục đích đã đề ra, có nghĩa là con người sẽ phải có sự nỗ lực ý chí. Trong đời sống hàng ngày chúng ta có thể gặp những người mà ở họ có sự hoạt động rất mạnh mẽ, thể hiện sự kiên trì để vươn tới mục đích nhưng bản thân mục đích đó không quan trọng, không có ý nghĩa xã hội. Sự nỗ lực lớn của họ trở nên vô ích, vì họ không nhận thức được ý nghĩa.

Ý chí với tình cảm

Tình cảm và ý chí có quan hệ mật thiết, ý chí là mặt hoạt động của tình cảm.

Trong đời sống hàng ngày, hoạt động của con người, tình cảm thực hiện vai trò kích thích hành động. Đồng thời những rung động có thể là phương tiện kìm hãm hành động. Nhưng bản thân tình cảm cũng chịu sự kiểm soát của ý chí, vì thực tế có khi con người ta hành động trái ngược với tình cảm; Chẳng hạn con người ta đấu tranh với những mất mát, với sự tức giận, với niềm vui, nỗi khổ v.v… làm được điều đó là nhờ ý chí.

Biểu hiện, đặc điểm các phẩm chất cơ bản của ý chí

Đó là tính mục đích, tính độc lập, tính quyết đoán, tính kiên trì tính tự chủ.

Tính mục đích

Tính mục đích là phẩm chất quan trọng của ý chí, đó là kĩ năng của con người biết đề ra cho hoạt động và cuộc sống của mình mục đích. Biết điều khiển hành vi của mình phục từng các mục đích – Nhưng tính mục đích của người lớn phụ thuộc vào thế giới quan và những nguyên tắc đạo đức của người đó – Tính mục đích còn mang tính giai cấp. Vì vậy mà khi xem xét tính mục đích không phải xem xét ở góc độ hình thức mà phải xét ở mặt nội dung.

Ví dụ: ý chí của bọn cướp của giết người khác với ý chí của những người chiến sĩ cách mạng.

Khác ở chỗ người chiến sĩ cách mạng đã biết đặt mục đích là vì nhân dân vì Tổ quốc, vì sự nghiệp giải phóng dân tộc…

Vì vậy, nhà trường phải thường xuyên giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh, giúp cho các em trở thành người sống. làm việc có mục đích cao đẹp.

Tính độc lập

Đó là năng lực quyết định và thực hiện hành động đã dự định mà không chịu ảnh hưởng của người khác. Tính độc lập thể hiện ở chỗ con người có thể từ bỏ ý kiến của mình để phục từng người khác (nhưng là ý kiến đúng).

Điều đáng chú ý là tính độc lập ở đây không giống với tính bướng bỉnh, tính bảo thủ, nghĩa là bất luận ý kiến của người khác đúng hay sai họ đều phủ định giữ nguyên ý kiến của mình. Tính độc lập – không có nghĩa là không phục tùng ý kiến của người khác, của tập thể. Song cũng không có nghĩa là phải “a dua”, “gió chiều nào theo chiều đó” hay bắt chước một cách không có ý thức.

Tính độc lập giúp cho con người hình thành được niềm tin vào sức mạnh của mình.

Tính quyết đoán

Là khả năng đưa ra được những quyết định kịp thời, không dao động, không phụ thuộc vào người khác.

Tính quyết đoán không phải thể hiện ở hành động thiếu suy nghĩ, mà là những hành động có cân nhắc, có căn cứ. Con người có tính quyết đoán là có niềm tin vào sự thành công, vào sự đúng đắn của những suy nghĩ của mình.

Tiền đề của tính quyết đoán là tính dũng cảm, nghĩa là sự nhút nhát, mềm yếu thì không thể có được tính quyết đoán. Người có tính quyết đoán luôn luôn có hành động dứt khóat, nhanh, đúng lúc, không dao động. Ngược lại người không có tính quyết đoán thường hay do dự, dao động và hành động không đúng lúc, không kịp thời và hay hoài nghi.

Tính bền bỉ (hay kiên trì)

Phẩm chất này được biểu hiện ở kĩ năng vượt khó khăn để đạt mục đích không tính thời gian ngắn hay dài miễn đạt mục đích đặt ra. Không bao giờ cảm thấy mệt mỏi, chán nản, những khó khăn không làm họ nhụt chí mà còn làm tăng nghị lực để vượt qua khó khăn. Phẩm chất bền bỉ rất cần đối với người làm công tác giáo dục. Song chúng ta cũng cần phân biệt người có tình bền bỉ, dẻo dai khác với người có tính lì lợm, bướng bỉnh, kém ý chí.

Tính bướng bỉnh ở học sinh được biểu hiện rõ nhất là thái độ phản ứng của các em đối với người lớn khi có thái độ thiếu tế nhị hoặc ở tính đỏng đảnh của đứa trẻ được gia đình nuông chiều, từ đó các em quan niệm sai về phẩm chất này, các em đánh giá tính bướng bỉnh, nũng nịu, đỏng đảnh là thể hiện tính cứng rắn, tính độc lập, không dao động.

Tính tự chủ

Là khả năng làm chủ bản thân, duy trì được sự kiểm soát các hành vi của bản thân: như chiến thắng với những thúc đẩy không mong muốn, không lành mạnh, tính tự chủ là khả năng kiểm soát, làm chủ được những xúc động, cảm xúc (sợ hãi, giận dữ) xảy ra không đúng lúc, không cần thiết của mỗi người.

Tính tự chủ giúp con người khắc phục được tính cục cằn cũng như các trạng thái tâm lí khác (buồn chán, hoang mang, dao động, hoài nghi…), những trạng thái tâm lí này thường nảy sinh trong công tác, trong quan hệ với đồng nghiệp, trong quan hệ giữa cá nhân với cá nhân.

Tính tự chủ của con người được hiểu là sự kiềm chế những cảm xúc, xúc động trong tình cảm. Khi kiềm chế những cảm xúc đó người ta gắn liền nó với những phản ứng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.

Sở dĩ có những cách hiểu bó hẹp như vậy vì phẩm chất ý chí này thường biểu hiện rõ nhất trong phạm vi điều khiển, điều chỉnh các cảm xúc – thực ra nó còn có khả năng điều khiển, điều chỉnh hành vi con người trong giao tiếp.

Tầm quan trọng của ý chí là gì?

Sống có Ý chí mạnh mẽ giúp con người luôn lạc quan, tin tưởng vào công việc và cuộc sống. Thái độ sống tích cực ấy giúp chúng ta luôn chủ động, sáng tạo, dễ dàng gặt hái thành công và sống một cuộc đời có ý nghĩa.

Thất bại không loại trừ bất cứ ai nhưng biết vượt qua thất bại, làm tiếp và hướng đến tương lai cần phải có nghị lực sống đủ mạnh. Nếu thiếu nghị lực sống, không những không thể có được thành tựu mà còn rất dễ bi quan, đau khổ và thất bại. Cuộc đời chứa nhiều giông bão, kẻ yếu đuối rất dễ bị sóng gió cuốn đi.

Câu nói điển hình của một sống có ý chí: Thắng không kiêu bại không nản!

Câu hịch tướng sĩ của Tào Tháo sau trận thua Xích Bích có câu: "Trên thế gian này chưa từng có một tướng nào trăm trận trăm thắng, chỉ có bại mà không nản, càng bại càng dũng cảm, cho đến cuối cùng là người giành chiến thắng".

y-chi-la-gi-2

Cốt lõi thành bại là ý chí?

Khi con người cảm thấy nản chí, không còn đủ sức lực để tiếp tục chinh phục mục đích mà mình đã đưa ra thì ý chí chính là động lực sống cỗ vũ tinh thần giúp bạn có thể đứng lên, vượt qua những thử thách khó khăn.

Ý chí giúp con người phát huy sức mạnh đến mức độ phi thường, và chúng được biểu hiện dựa vào hai hình thức, đó là bên trong cùng với bên ngoài.

Ý chí góp phần đối kháng lại những áp lực đến từ xã hội bên ngoài, đồng thời kiềm chế bên trong, không để cho những dục vọng cũng như đam mê làm xấu đi bản chất tốt đẹp của một con người.

Chúng giúp cho cuộc sống của con người ngày càng hoàn thiện và tốt đẹp hơn, song song đó là tác động một cách tích cực đến đời sống con người lẫn đời sống xã hội.

y-chi-la-gi-5

Điển hình là quân sĩ Việt Nam chúng ta trong chiến tranh, từ thời Bà Hai Bà Trưng đến khi dành được độc lập 30/4/1975. Ý chí luôn hướng về độc lập, lòng luôn nung nấu chiến tranh bảo vệ tổ quốc khỏi ách thống trị độ hộ từ Phương Bắc. Chúng đã từng đồng hóa chúng ta, tẩy não nhân dân như thế nào trong suốt bao năm như vậy. Nhưng dòng màu Việt chảy trong người, ý chí của tự tôn dân tộc chính là vũ khí mạnh nhất của nhân dân ta. Đế chế Mông Cổ đánh đâu thắng đó, cả châu Âu dưới chân gặp Việt Nam 3 lần tất bại. Thực dân Pháp phe đồng minh hùng cường chiếm cứ thuộc địa nhưng Việt Nam vẫn hất cẳng tại Điện Biên Phủ 1954. Đế Quốc Mỹ bom đạn bắn phá nhân dân ta, lực lượng vượt trội về vũ khí tiềm lực kinh tế. Nhưng B52 1972 vẫn là sắt vụn miễn phí cho quân nhân chúng ta. 

Trái ngược với những người có nghị lực sống mạnh mẽ là những người không có ý chí, hèn nhát và yếu đuối. Giới trẻ bây giờ vẫn rất còn nhiều người chưa làm đã vội bỏ cuộc, thấy khó khăn đã nản chí, gặp thất bại thì hủy hoại và sống bất cần đời. Những người như thế thật đáng chê trách.

Làm thế nào rèn luyện ý chí?

Để rèn luyện ý chí thì các bạn phải rèn luyện ở cả ba phương diện, đó là suy nghĩ – quyết định – hành động. Cho nên để được xem là một con người có ý chí ta phải đạt được mức suy nghĩ thấu đáo – tinh thần quyết đoán – hành động tự chủ. Những đức tính này phải trung hòa lẫn nhau, bởi nếu như thái quá sẽ dẫn đến có hại cho ý chí.

Trong cuộc sống vô vàn yếu tố tác động đến ý chí, chẳng hạn như tình cảm nồng nhiệt giúp bạn bền chí hành động cũng như quyết đoán hơn; biết nhiều giúp ta suy nghĩ thấu đáo; lời khen chê giúp ta luôn không ngừng cố gắng vươn lên.

Tóm lại, ý chí chính là thước đó phẩm giá của mỗi con người chúng ta, nên mỗi cá nhân hãy luôn tự rèn luyện để có ý chí và nghị lực sống thật mạnh mẽ, tuyệt đối không yếu đuối và hèn nhát.

Muốn được như vậy thì ngay từ bây giờ các bạn hãy là chính mình, sống với những khát vọng và ước mơ, ngày ngày rèn luyện để vươn đến mục đích thành công nhé!

y-chi-la-gi-4

Sống trên đời phải có ý chí, mọi người thành bại đều từ ý chí chúng ta mà ra. Ý chí chúng ta tốt, ý chí đi lên, ý chí là là hệ chuỗi domino: có ý chí là sẽ lạc quan, lạc quan sẽ dẫn đến làm việc hiệu quả, làm việc hiệu quả sẽ hoàn thành công việc , hoàn thành công việc là thành công với mục tiêu chúng ta đặt ra.

Kẻ thù, công việc khó nhất của bạn thân là chiến thắng được ý chí. Việc dễ dàng nhất mà mang cho chúng ta thành công cũng chính là có ý chí. Khó khăn gian nan muôn trùng trước mắt cũng không thể làm vơi ý chí trong bản thân mỗi chúng ta. Ý chí chính là chiếc chìa khóa duy nhất dẫn đến cánh cửa thành công. Hy vọng qua bài biết này bạn sẽ nắm rõ được khái niệm ý chí là gì? Các phẩm chất cơ bản của ý chí ra sao và rèn luyện để trở thành người có ý trí, nghị lực cao trong cuộc sống!

Tin khác cùng mục

ĐƠN VỊ VẬN CHUYỂN TOÀN QUỐC

A8
A7
A6
A5
A4
A3
A2
A1
A8
A7
A6
A5
A4
A3
A2
A1
A8
A7
A6
A5
A4
A3
A2
A1