Voyeu là gì? Voyeur là gì? Ý nghĩa thực sự của hai từ này là gì mà được nhiều người ưa chuộng sử dụng trên internet dạo gần đây. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn ý nghĩa thực sự của câu hỏi: Voyeu là gì? Voyeur là gì? Cũng như sự khác nhau của hai từ này.
Voyeu là gì? Voyeur là gì?
Voyeu là gì?
Voyeu là từ viết tắt, viết gọn của từ "vợ yêu", cách một người đàn ông gọi người phụ nữ của mình một cách thân mật, ngọt ngào.
Voyeu là cách gọi thân mật của người chồng dành cho người vợ của mình. Không những thế, đây còn là từ được dùng trong cách gọi của những cặp đôi đang yêu nhau.
Nhiều người thường hay ngại khi viết rõ từ vợ yêu trên mạng xã hội nên thường lựa chọn cách viết voyeu khi nhắc đến người phụ nữ của mình.
Voyeur là gì?
Voyeur là một từ Tiếng Anh, khi dịch sang Tiếng Việt có nghĩa là kẻ có sở thích xem trộm, xem người khác khỏa thân, thích xem các thể loại phim người lớn, người tò mò tọc mạch.
Vì từ voyeu và voyeur có cách viết gần giống nhau dễ gây ra sự nhầm lẫn về cách viết và ý nghĩa. Nên mới xuất hiện những câu hỏi như: Voyeu là gì? Voyeur là gì? Nhưng thực chất voyeu và voyeur lại là hai từ mang ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.
Xem thêm: Bật mí cách bắt chuyện với người yêu cực thú vị và hấp dẫn
Voyeur được sử dụng lần đầu vào năm bao nhiêu?
Voyeur được phát hiện đã xuất hiện lần đầu tiên trong văn bản từ đầu thế kỷ 20, cụ thể là vào năm 1990, nó xuất phát trực tiếp từ một danh từ Tiếng Pháp với nghĩa đen là "người nhìn thấy".
Ban đầu, Voyeur dùng để chỉ một người có khoái cảm tình dục khi nhìn người khác khỏa thân, không mặc quần áo hoặc thực hiện các hành vi thân mật, voyeur lúc này được dùng với nghĩa người tò mò, có sở thích nhìn trộm người khác khỏa thân.
Đến giữa thế kỷ 20, ý nghĩa của từ voyeur được mở rộng thành "một người quan sát, tò mò quá mức", đặc biệt là người quan tâm đến các chi tiết kỳ quái hoặc gây sốc.
Voyeur có phải là một căn bệnh không?
Voyeur thực chất không phải là một căn bệnh, hay nói chính xác hơn đây là một chứng rối loạn, được gọi là "voyeurism". Chứng rối loạn này thường bắt đầu ở độ tuổi vị thành niên, những người mắc chứng rối loạn này thường không tìm kiếm sự tiếp xúc tình dục với những người mà họ quan sát.
Thế nhưng trong những trường hợp đặc biệt, có thể dẫn đến vấn đề về bệnh lý tâm thần. Biểu hiện cực đoan nhất của căn bệnh này là sự thay thế hoàn toàn hoạt động tình dục của chính mình bằng cách theo dõi cuộc sống thân mật của người khác.
Nguyên nhân của chứng rối loạn voyeurism:
Theo các chuyên gia, hầu hết các nguyên nhân dẫn đến rối loạn tâm thần nằm trong thời kỳ thơ ấu của cuộc sống của một người. Voyeurism cũng không ngoại lệ. Nguyên nhân của nó là:
- Chấn thương tâm lý của một đứa trẻ từ mối quan hệ bị phá vỡ với người mẹ trong hai năm đầu đời;
- Căng thẳng từ cơ quan sinh dục khi đứa trẻ vô tình nhìn thấy cơ quan sinh dục của người lớn hoặc trò chơi tình dục và quan hệ tình dục;
- Sự thiếu vắng của quá trình giáo dục giới tính trong cuộc sống của các trẻ em.
Những biểu hiện của voyeurism:
- Kích thích tình dục liên tục và mãnh liệt từ việc quan sát mọi người thực hiện các hoạt động tình dục;
- Trở nên đau khổ hoặc không thể hoạt động do sự thôi thúc và tưởng tượng;
- Một số người mắc chứng này cũng có thể tự thực hiện các hành vi tình dục khi quan sát những người khác tham gia vào các hoạt động tình dục.
- Tình trạng này thường xảy ra cùng với các tình trạng khác như trầm cảm, lo lắng và lạm dụng chất kích thích.
Trong một số trường hợp, những người bị tình trạng này thậm chí có thể phát triển một chứng rối loạn khác như rối loạn thích biểu hiện.
Làm thế nào để biết bản thân có mắc chứng rối loạn voyeurism không?
- Đến gặp bác sĩ là cách đơn giản và chính xác nhất để biết bản thân bạn có mắc chứng rối loạn voyeurism không nếu gặp phải các biểu hiện của chứng rối loạn này. Các triệu chứng cũng phải tồn tại trong khoảng 6 tháng hoặc lâu hơn để có kết quả chính xác.
- Nếu họ nhận thấy bạn có những thôi thúc và tưởng tượng về tình dục ảnh hưởng đến các hoạt động, thì chẩn đoán rối loạn voyeurism có thể được đưa ra. Để chẩn đoán chính xác, cần phải trên 18 tuổi để tránh sự nhầm lẫn giữa rối loạn voyeurism và sự tò mới tính ở trẻ em vị thành niên.
Những người mắc chứng này hiếm khi được chẩn đoán cho đến khi họ bị phát hiện phạm tội tình dục do tình trạng rối loạn của họ. Điều này là do họ không có khả năng chia sẻ tình trạng của mình với chuyên gia y tế hoặc người thân.
Nếu bạn nhận thấy các triệu chứng của rối loạn voyeurism ở người thân và những người xung quanh, hãy giúp họ nhận được sự giúp đỡ cần thiết. Điều trị sớm sẽ ngăn tình trạng bệnh thoái hóa đến mức có thể phạm tội tình dục.
Với những thông tin trên, hy vọng bạn sẽ có thêm thông tin phân biệt giữa voyeu và voyeur, giải đáp được thắc mắc: Voyeu là gì? Voyeur là gì? và những thông tin hữu ích khác mà bài viết đã cung cấp.