Trong quá trình mang bầu, người phụ nữ sẽ gặp rất nhiều thay đổi từ tâm lý, sinh lý đến cơ thể, dễ nhạy cảm với các yếu tố bên ngoài hơn nên cũng thường hay gặp một số bệnh lý.
Một trong số các bệnh dễ mắc nhất trong quá trình mang thai là ho. Theo thống kế, 70% phụ nữ mắc bệnh ho, viêm họng trong thai kì của mình. Mà chuyện điều trị là không hề đơn giản bởi cơ thể người phụ nữ lúc này yếu và còn mang trong mình thai nhi bé nhỏ, chỉ cần một chút sơ sẩy trong quá trình điều trị cũng có thể mang đến những hậu quả khó lường cho đứa bé.
Thuốc ho cho bà bầu nào đang được bác sĩ khuyên dùng nhất. Hãy tham khảo ngay bài viết bổ ích dưới đây mẹ nhé!
Nguyên nhân nào khiến bà bầu bị ho?
Bệnh ho của các bà bầu xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, trong đó, 4 nguyên nhân dưới đây là thường gặp nhất:
1. Thời tiết đột ngột thay đổi
Bà bầu rất dễ bị ho nếu thời tiết chuyển đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại từ lạnh sang nóng. Mà thông thường, chuyện này dễ xảy ra ở các thời điểm giao mùa hoặc khi bà bầu di chuyển từ ngoài trời nóng nực vào trong phòng có điều hòa quá lạnh.
2. Hệ miễn dịch suy yếu
Trong quá trình mang thai, hệ miễn dịch của bà bầu sẽ bị suy giảm, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho virus và vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể gây ra bệnh ho và nhiều bệnh khác.
3. Trào ngược dạ dày
Khi mang thai, tử cung kích thước lớn tạo áp lực lên ổ bụng, dễ gây trào ngược dạ dày. Acid dạ dày lúc này có thể làm tổn thương niêm mạc đường hô hấp gây ra triệu chứng ho.
4. Dị ứng trong thời gian mang bầu
Ngoài việc suy giảm hệ miễn dịch, bà bầu trong thời điểm này vô cùng nhạy cảm và dễ bị dị ứng khi thay đổi thời tiết, hóa chất, thức ăn, bụi phấn, lông chó mèo,… dẫn đến việc bà bầu sau ho khó thở.
5. Mắc các bệnh về đường hô hấp
- Hen suyễn: Các mẹ bầu đã có tiền sử về bệnh hen suyễn trước khi mang thai thì càng dễ gặp triệu chứng ho khan hoặc ho khó thở hơn nhiều bà mẹ khác.
- Co thắt phế quản: Trường hợp này cũng khá thường gặp mà nguyên nhân chủ yếu là do cơ thể phản ứng lại với những thực phẩm không phù hợp hoặc phản ứng lại với các vết cắn do côn trùng để lại.
- Viêm mũi: Trong quá trình mang thai, hàm lượng Estrogen trong cơ thể sẽ tăng lên làm màng nhầy trong mũi của các bà bầu bị sưng tấy lên, điều này sẽ làm tắc nghẽn mũi và khiến bà bầu bị ho.
Top thuốc ho cho bà bầu được bác sĩ chỉ định dùng
Dưới đây là các loại thuốc ho được nhiều bác sĩ khuyên dùng nhất cho các bà bầu bởi nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tính an toàn và hiệu quả.
1. Keo ong xịt họng Vitatree
Thành phần: An toàn với cả mẹ bầu và trẻ em, chỉ gồm thành phần thiên nhiên là Keo ong đen và Mật ong.
Công dụng:
- Xịt họng này có khả năng kháng vi khuẩn, virut, và các loại nấm gây bệnh.
- Có thể làm dịu cơn đau họng tức thời.
- Các triệu chứng ho, cảm lạnh cũng như viêm loét miệng sẽ được thuyên giảm.
- Ngoài tác dụng hỗ trợ điều trị ho, cảm cúm, xịt keo ong còn đồng thời chống hôi miệng, điều trị sẹo và làm lành vết thương hiệu quả.
Hướng dẫn sử dụng:
- Đối với mục đích trị ho, viêm họng và các bệnh về hô hấp, các mẹ bầu xịt trực tiếp 2 - 5 cái vào cổ họng mỗi khi họng đau rát, khó chịu.
- Bên cạnh đó, các mẹ cũng có thể dùng loại này bôi vào các vết thương, vết trầy xước, các vùng da bỏng 3 - 4 lần/ngày để thúc đẩy thời gian lành.
- Tuy nhiên, sản phẩm này không thích hợp với người bị dị ứng các sản phẩm từ ong, phấn hoa.
- Nếu trong quá trình sử dụng, cổ họng không những không giảm viêm mà còn sưng và ngứa hơn thì nên ngưng sử dụng.
2. Prospan – Siro trị ho Đông dược
Thành phần chính
Tinh dầu bạc hà, Chiết xuất của lá thường xuân khô, Kali sorbate, Axit citric, Hương vị mật ong nguyên chất, Sorbitol, Nước tinh khiết, Tá dược theo các dạng bào chế.
Công dụng
- Điều trị các bệnh ho mãn tính và các bệnh viêm phế quản mãn tính.
- Làm loãng đờm nhầy trong cổ họng, cải thiện chức năng hô hấp.
Hướng dẫn sử dụng
- Trước khi sử dụng, các mẹ bầu vẫn nên hỏi qua ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
- Thời gian sử dụng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cơn ho và tình trạng sức khỏe nhưng các mẹ bầu vẫn nên sử dụng tối thiểu là 7 ngày. Nếu cơn ho vẫn còn triệu chứng nhẹ, các mẹ bầu vẫn nên sử dụng thêm 2 - 3 để dứt hẳn bệnh.
- Mỗi lần sử dụng, các mẹ bầu nên lấy 5ml dung dịch, uống 3 lần/ngày. Không nên vì nôn nóng mà uống quá liều lượng vì thuốc vẫn có một số tác dụng phụ nhất định.
3. Kẹo ngậm trị ho Bảo Thanh
Thành phần
Xuyên bối mẫu, Sa sâm, Phục linh, Tỳ bà lá, Trần bì, Bán hạ, Ngũ vị tử, Qua lâu nhân, Cát cánh, Khoản đông hoa, Viễn chí, Khổ hạnh nhân, Ô mai, Gừng, Cam thảo, Mật ong, Tinh dầu bạc hà, Acid Benzoic, Tá dược.
Công dụng
- Dưỡng hầu họng, nhuận phế, kích thích sinh tân dịch giúp làm dịu cổ họng và chống khô họng hiệu quả.
- Ngăn chặn nhiều loại vi khuẩn và nấm gây bệnh.
- Làm dịu họng, giảm ngứa rát, giảm đau họng, tạo cảm giác mát và tê tại chỗ.
- Kích thích tái tạo tế bào mới, đẩy nhanh quá trình phục hồi các tổn thương tại niêm mạc họng trong các trường
- hợp như sưng họng, viêm họng, loét, đau rát…
Hướng dẫn sử dụng:
- Mỗi lần ngậm 1 viên, ngậm 6 - 8 lần/ngày.
- Có thể ngậm cho đến khi tan hết hoặc nhai nhuyễn trước khi nuốt.
4. Sử dụng thuốc Tây theo sự kê đơn của bác sĩ
Nên hạn chế sử dụng thuốc tây trong thai kỳ. Tuy nhiên trong một số trường hợp như : ho có kèm theo nhiễm khuẩn, nhiễm virus.. thì bác sĩ sẽ cân nhắc và trị ho cho bà bầu bằng các thuốc tây y. Một số thuốc tây y trị ho cho bà bầu được nghiên cứu và đánh giá là có ít nguy cơ gây ảnh hưởng đến thai nhi có thể kể đến như: Acetylcystein, Dextromethophan, các thuốc kháng sinh như Amoxicilin, Erythromicin..
5. Nước muối sinh lý NaCl 0,9%:
Nước muối có khả năng kháng khuẩn. Đồng thời làm mềm niêm mạc rất tốt cho vòm họng. Nước muối sinh lý giúp mẹ bầu trị các chứng ngứa cổ họng, ho có đờm, sổ mũi vô cùng hiệu quả.
Một số bài thuốc dân gian trị ho cho bà bầu
1. Quất ngâm mật ong
Quất có tính mát, mang vị chua nhưng không quá gắt. Nó giúp tiêu đờm và làm cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt nhất. Các nhà khoa học tại Viện Y tế Quốc gia Mỹ cho biết, trong quả quất có rất nhiều chất chống oxy hóa, chứa proanthocyanidins. Vì thế, có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn, chữa ho, giảm nhiễm đường tiết niệu. Bên cạnh đó, hoạt chất Albumin và Panthotenic trong thành phần mật ong có tác dụng kích thích tái tạo tế bào mới nên làm lành nhanh các tổn thương niêm mạc họng.
Nguyên liệu
- 10 quả quất, nên chọn quất còn xanh vỏ
- Mật ong
Cách làm
- Rửa sạch, sau đó bổ đôi (lưu ý: quất vẫn để nguyên vỏ).
- Cho tất cả quất vào một cái bát, đổ xâm xấp mật ong rồi trộn cho đến khi quất thấm đều.
- Hấp cách thủy trong 15 phút.
Hướng dẫn sử dụng
- Hỗn hợp này không chỉ dùng để uống mà các mẹ bầu nên ăn cả quất, sẽ tốt hơn nếu để các bà bầu nhai và ngậm từ từ, hương vị lan đều sẽ giúp cổ họng dịu lại và giảm các triệu chứng.
- Cứ mỗi buổi lấy ra ăn dần, ăn trong vòng 3 - 4 ngày sẽ thấy hiệu quả hơn hẳn.
2. Lê hấp đường phèn
Quả lê trong đông y còn gọi là khoái quả có tính mát, vị hơi chua có tác dụng nhuận phế tiêu đờm, giảm ho hiệu quả cho trẻ em. Lê có tác dụng bổ âm, tốt cho lục phủ ngũ tạng, rất tốt trong điều trị các bệnh về đường hô hấp. Đường phèn có vị ngọt thanh mát, chứa các dưỡng chất cần thiết để cắt cơn ho và làm dịu cơn đau họng. Đường phèn thường được dùng kết hợp với một số loại trái cây để tạo nên những bài thuốc dân gian chữa bệnh hiệu quả.
Nguyên liệu
- 1 quả lê tươi
- Đường phèn
Cách làm
- Lê mua về rửa sạch, sau đó bỏ đi phần cuống và hạt, cắt thành từng miếng nhỏ.
- Giã đường phèn đến có được một hỗn hợp bột nhuyễn.
- Cho tất cả vào một cái bát nhỏ rồi chưng cách thủy trong vòng 20 - 25 phút, bạn cũng có thể cho vào hấp trong nồi cơm.
Hướng dẫn sử dụng
- Ăn cả cái lẫn nước đều đặn 3 lần/ngày.
- Áp dụng liên tục trong khoảng 3 - 4 ngày sẽ thấy được hiệu quả rõ rệt.
3. Nước tỏi hấp
Tỏi từ lâu đã là gia vị quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày và nhiều người cũng đã biết tỏi có công dụng chữa rất nhiều bệnh, trong đó có công dụng chữa ho. Theo đông y, tỏi có vị cay tính ấm và quy vào kinh tỳ, phế, vị, do đó tỏi có công dụng trừ hàn, làm ấm cơ thể trong trường hợp cảm lạnh dẫn đến ho khan, ho có đờm,..
Nguyên liệu
- 4 - 5 tép tỏi
- Mật ong
Cách làm
- Đập dập phần tép tỏi đã chuẩn bị.
- Trộn hỗn hợp tỏi với xâm xấp mật ong.
- Hấp cách thủy hỗn hợp trên cho đến khi ngửi thấy mùi hăng của tỏi (tránh hấp lâu để tỏi không bị quá nhừ).
Cách sử dụng
- Để nguội và sử dụng 2 lần/ngày.
- Chỉ uống phần nước, mỗi lần uống từ 1 - 2 thìa cà phê, cách làm này ngoài giảm viêm họng còn tăng tính kháng sinh tự nhiên, tăng sức đề kháng.
4. Rau diếp cá chữa ho
Theo kinh nghiệm dân gian, rau diếp cá là rau có vị cay, tanh (có mùi tanh như cá), tính mát, hơi độc. Rau này có tác dụng chữa chốc đầu, ghẻ lở, đau răng, sốt rét. Diếp cá còn được coi là thần dược trong việc chữa trị ho gió, ho khan, ho có đờm.
Nguyên lIệu: 1 nắm tay Rau diếp cá
Cách làm:
Rau diếp cá rửa sạch, cho vào cối giã thật nhuyễn, sau đó, đun sôi và giảm nhỏ lửa. Tiếp tục đun trong khoảng 20 – 30 phút, thỉnh thoảng đảo cho rau nhừ đều. Bắc ra, để nguội, lọc lấy nước rồi uống. Có thể cho thêm chút đường vào để dễ uống.
Cách sử dụng:
Mỗi ngày uống từ 2 – 3 lần, uống sau bữa ăn khoảng một giờ đồng hồ. Cách trị ho này rất hiệu quả, tuy nhiên, những người không ăn được rau diếp cá sẽ không áp dụng được.
5. Trị ho cho bà bầu bằng củ cải trắng
Trong Đông Y, củ cải trắng có công dụng kiện tỳ tiêu thực, hạ khí hóa đàm, hóa tích khoan trung, sinh tân giải độc. Tức là loại bỏ các triệu chứng khó tiêu, đầy hơi, trướng bụng, viêm phế quản, ho nhiều đờm, khàn tiếng, khái huyết (ho ra máu), nục huyết (chảy máu mũi), tiểu đường và kiết lỵ. Ngoài ra, củ cải trắng còn giúp lợi niệu, tiêu thũng, lưu thông phổi. Chữa thận hư, viêm phổi, ngộ độc khí than (oxyt carbon).
Nguyên liệu:
200gr củ cải trắng tươi
Cách làm:
Củ cải tươi rửa sạch, cạo vỏ rồi thái hạt lựu. Bỏ phần củ cải đã được sơ chế vào nồi, đổ thêm 800ml nước. Đun sôi chừng 15 phút. Tắt bếp, lọc lấy nước uống trong ngày. Có thể ăn cả phần củ cải để tăng hiệu quả. Thực hiện cách trị ho bằng củ cải trắng này mỗi ngày sẽ giúp làm tan đờm trong họng.
Lưu ý cần biết khi dùng thuốc ho cho bà bầu
1. Có nên dùng thuốc ho trong thai kỳ không?
Trên thực tế, việc sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai không được khuyến khích bởi nó có thể gây ra những hậu quả khó lường như:
Thai nhi bị tác động trực tiếp, có thể xảy ra trường hợp sẩy thai, thai lưu hoặc đứa bé ra đời có dị tật bẩm sinh.
- Ngoài ra, thuốc còn có thể làm thay đổi chức năng của bánh rau mà đây lại là nguồn cung cấp oxygen và chất dinh dưỡng cho thai nhi, khiến thai nhi kém phát triển.
- Một vài loại thuốc còn tác động lên tử cung, gâp ra tình trạng co bóp liên tục, vừa ảnh hưởng đến cơ thể mẹ, vừa ảnh hưởng đến sự phát triển của con, dễ bị sinh non.
Do đó, thay vì dùng thuốc, các mẹ bầu có thể áp dụng các bài thuốc trị ho dân gian từ các nguyên liệu tự nhiên, chú ý nghỉ ngơi điều độ, giữ gìn vệ sinh, đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng.
2. Những lưu ý khi sử dụng thuốc ho cho bà bầu
Nếu bệnh ho diễn ra thường xuyên và liên tục, không thuyên giảm, gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến các mẹ bầu mà cần sử dụng đến thuốc thì hãy lưu ý những điều sau đây:
- Khi mang bầu mà chẳng may bị ho bạn nên lựa chọn các loại thuốc ho có chứa thành phần tự nhiên
- Ưu tiên việc sử dụng thuốc dùng ngoài như súc họng, rửa mũi..trong trị ho cho bà bầu, hạn chế các thuốc uống, tiêm, truyền trực tiếp vào cơ thể người mẹ. Lý do là để nhằm hạn chế việc thuốc có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
- Chỉ sử dụng thuốc theo đơn kê và yêu cầu của bác sĩ, thuốc được lấy tại địa chỉ uy tín, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
- Khi đã được kê đơn, các bà bầu cần lưu ý kĩ càng về thời gian và liều lượng uống để quá trình trị ho diễn ra thuận lợi và an toàn.
- Thường xuyên khám định kì và chủ động theo dõi dấu hiệu của cơ thể để bác sĩ theo sát sao quá trình mang bầu.
- Khi thấy cơ thể có bất kì dấu hiệu kì lạ, cần liên hệ ngay với bác sĩ để có cách giải quyết tốt nhất.
- Các mẹ bầu nhất định không được tự ý uống thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ, nhất là với những trường hợp do người quen giới thiệu (kể cả thuốc Nam hay thuốc Tây