Những ngày gần đây, bạn chắc hẳn sẽ không còn quá xa lạ với từ Thảo Mai và hình ảnh nhân vật “Nguyệt thảo mai” trong bộ phim kinh điển "Phía trước là bầu trời". Nhưng liệu bạn có hiểu rõ Thảo mai là gì? Dùng cho ai, trong trường hợp nào? Hãy cùng tìm hiểu sâu về “thảo mai” qua bài viết dưới đây.
Thảo mai là gì? Ám chỉ ai?
Thảo mai vốn là tên của 1 loại quả được trồng nhiều tại Châu Á. Chúng thường dùng trong thảo mộc Đông Y với tác dụng điều trị táo bón, nhuận tràng, ho... Quả thảo mai có hình dáng nhỏ, mọc thành chùm, màu đỏ đặc trưng. Khi ăn, chúng có vị chua ngọt thanh mát, khá bùi và nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe.
Tuy nhiên, hiện nay thảo mai không đơn thuần chỉ là tên loài thực vật mà chúng ám chỉ tính cách con người.
Một người luôn giả vờ ngây thơ, hiền lành, không toan tính nhưng thực chất sống 2 mặt, luôn tính thiệt hơn, so đo, nịnh bợ... Thảo mai được thể hiện qua giọng nói, dáng mặt, tâm tướng.
Mặc dù vậy, thảo mai cũng có mặt tốt bởi khả năng khéo ăn nói, vừa lòng thiên hạ, được nhiều người giúp đỡ.
Thảo mai khi kết hợp thêm các từ ngữ khác cũng sẽ tạo nên ý nghĩa rõ ràng hơn. chẳng hạn như “nhìn thảo mai" tức là có vẻ ngoài khác với bên trong con người. Hay “giọng thảo mai" ý chỉ người ăn nói dễ nghe nhưng đằng sau lại lật lọng, nói xấu. hoặc là “đồ thảo mai" ý chỉ đích danh người nào đó giả tạo ở thời điểm nói.
Đặc điểm tính cách của người thảo mai
Có thể nói rằng nhân vật "chị Nguyệt" trong bộ phim kinh điển "Phía trước là bầu trời" chính là biểu tượng rõ ràng nhất cho người có tính cách thảo mai mà không cần 1 từ ngữ nào diễn tả thêm. Từ pha lườm nguýt mẹ chồng tương lai do chặt cá bắn vào mặt cho đến 1 tay cua 3 anh trai giàu có để lợi dụng tiến thân trong công việc,...
Cư dân mạng sau khi xem chỉ biết ngả mũ thán phục về độ thảo mai của chị Nguyệt.
Có nên chơi với người thảo mai không?
Thông thường nhắc đến thảo mai nghĩa là gì người ta nói ngay đến tính giả tạo, sống gian dối. Tính thảo mai cũng được biết đến là người đặt lợi ích của mình lên trên mọi thứ khác, đôi khi làm ảnh hưởng trực tiếp tới bạn hoặc người xung quanh.
Trong trường hợp này, bạn chỉ nên giữ mối quan hệ xã giao, không ảnh hưởng lợi ích với họ để tránh bất lợi, bị nói xấu sau lưng.
Tuy nhiên, người có tính thảo mai không hoàn toàn xấu. Đôi khi có sự việc không thể nói thật sẽ gây mất lòng, sốc với người nghe. Do đó họ chọn cách nói lảng, nói tránh để giảm tính chất sự việc và để bạn tự hiểu ý.
Ngoài ra, trong các mối quan hệ xã hội bạn cũng cần giữ thảo mai 1 chút nhằm lấy lòng đối tác, bạn bè, tạo dựng mối quan hệ có qua có lại.
GenZ hiện nay đang sử dụng từ thảo mai thay cho giả dối, giả tạo như 1 cách nói giảm, nói châm biếm. Nhưng nếu hiểu đúng, hiểu rõ bản chất thì tính cách thảo mai không hoàn toàn xấu, nó tùy thuộc vào mức độ mà bạn tạo lập cho bản thân.
Những câu nói hay về người thảo mai
- Đồng xu có hai mặt nhưng chỉ có một mệnh giá. Người có một mặt nhưng sao lại hai lòng.
- Cứ làm ác quỷ mà sống thật với bản thân… Chứ đừng mang bộ mặt thiên thần mà tâm hồn dơ bẩn.
- Người thảo mai nếu không phải là chỉ trích người khác để nâng mình lên. Thì những lời chúc mừng của người đó chưa chắc đã đáng tin.
- Đời thì bon chen, hối hả còn con người thì nhỏ nhen, giả tạo.
- Người thật thà thường không khéo léo, dẻo miệng, kẻ giả tạo lại nói toàn điều hay.
- Đừng tốt với ai quá khi chưa hiểu hết được con người của họ. Để không phải ngỡ ngàng khi họ tháo mặt nạ ra.
- Bản chất của bạn mình đã Thấu, hay là do Bạn quá Xấu, nên phải dùng Mặt Nạ để che giấu.
- Lời nói dối thường không có chân, nhưng những tai tiếng thì lại có cánh.
Trên đây là một vài những chia sẻ về ý nghĩa của từ thảo mai là gì, tính cách của người thảo mai. Hy vọng rằng những chia sẻ này sẽ giúp các bạn sử dụng từ thảo mai trong các trường hợp thích hợp và giải đáp câu hỏi có nên chơi với người thảo mai không.
Xem thêm:
Belike là gì? Trào lưu Be Like Me là gì mà lại siêu hot trên Facebook?
Cà Khịa là gì? Nguồn gốc của cà khịa? Khi nào thì dùng Cà khịa?