Trên những ngày gần đây, Cà Khịa đang trở thành một trào lưu mới, nó đã lan rộng khắp các tỉnh thành thông qua mạng xã hội Facebook với tốc độ “chóng mặt” và được dùng bởi rất nhiều người, không phân biệt tỉnh thành. Do vậy, trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về ý nghĩa và nguồn gốc của trend "khẩu nghiệp" này nhé!
Cà Khịa nghĩa là gì?
"Cà khịa" là một khẩu ngữ được vay mượn từ tiếng Khmer, mang hàm ý ám chỉ sự đánh nhau, tranh cãi, cãi vã hay xen vào chuyện của người khác. Trước đây từ ngữ thường được dùng phổ biến ở miền Tây Nam Bộ nhất là những vùng có nhiều người Khmer sinh sống.
Từ ngữ này cũng mang ý nghĩa tiêu cực bởi nó thường thể hiện những hành động gây sự có thể gây hiểu lầm không đáng có.
Nguồn gốc của Cà Khịa
Mặc dù cà khịa được dùng khá phổ biến vì nó là một từ ngữ cổ xưa. Tuy nhiên, từ khóa này chỉ thật sự trở thành trào lưu khi cuốn sách “Đừng bao giờ đi cà khịa một mình" được xuất bản.
Đây là quyển sách của tác giả Hằng Bean và Ngọc Thiệp, được xuất bản bởi Nhà xuất bản Welax. Nhờ công tác truyền thông marketing nổi bật và phương châm chú trọng quảng bá trên nền tảng công nghệ số, cà khịa đã trở nên thịnh hành trong giới trẻ và xuất hiện suất dày đặc trên các trang mạng xã hội.
Một trong những trích dẫn “huyền thoại" điển hình của cuốn sách này phải kể đến: “Trong tất cả các loại cà, em thích nhất là cà khịa", “So với việc yêu đương thì mình hợp với việc đi cà khịa hơn".
Khi nào thì dùng từ Cà Khịa?
Nếu bạn muốn đi "Khẩu nghiệp" trêu gẹo người khác, hãy dùng "Cà khịa".
Trong thể thao, một số người dùng "cà khịa" với mục địch tạo tâm lý tiêu cực cho đối phương, khiến cho đối phương mất tập trung hoặc mất bình tĩnh và ảnh hưởng đến kết quả thi đấu.
Tuy nhiên, nhiều người cũng sử dụng "cà khịa" chỉ đơn giản là muốn trêu đùa một cách tế nhị cho người khác, tạo niềm vui, tiếng cười mỗi ngày. Nhưng đôi khi, việc cà khịa không phù hợp với hoàn cảnh hay quá lạm dụng nó lại gây ra phẫn nộ, khó chịu cho người khác. Vì vậy, bạn nên cân nhắc sử dụng từ "cà khịa" đúng lúc, đúng chỗ và có chừng mực để nó trở nên hay ho và thú vị.
Tóm lại, Cà Khịa được dùng rộng rãi như một cách chấp nhận những điểm chưa hoàn hảo của mỗi con người. Đó là việc ai cũng có tính xấu, thích xen vào chuyện người khác hay đâm chọt họ dù không ác ý.
Đồng thời, trong xã hội hiện đại bộn bề, "cà khịa" không chỉ giúp tái sử dụng ngôn ngữ truyền thống mà còn giúp mọi người giảm bớt căng thẳng và áp lực.