Xu hướng

Tết ông Công ông Táo 2024 là ngày bao nhiêu dương lịch, âm lịch?

Ngày đăng: 27.12.2023 - 15:56

Tết ông Công ông Táo 2024 là nét đẹp văn hóa lâu đời được lưu truyền bao thế hệ của người dân Việt Nam. Tương truyền ngày này 23 tháng Chạp (Âm Lịch), các ông sẽ cùng cá chép lên trời tới Thiên đình để báo cáo các sự vật sự việc trong 1 năm vừa qua của các gia đình. Đây là phong tục nhằm tri ân các vị thần cai quản duy trì nề nếp sinh hoạt gia đình, đồng thời nhắc nhở mọi người hãy chú tâm vào việc quan tâm và vun vén gia đình.

Vì thế mỗi dịp cuối năm mọi người sẽ quan tâmTết ông Công ông Táo 2024 là ngày bao nhiêu Dương lịch? Bao nhiêu ngày nữa đến Tết ông Công ông Táo? Để có kế hoạch chuẩn bị chu toàn nhất cho ngày tết ông Táo hãy cùng mình đi tìm lời giải đáp ngay nhé.

ong-cong-ong-tao-2023
Thông tin về Tết ông Công ông Táo 2024

Nguồn gốc Tết ông Công ông Táo - ông Công ông Táo là ai?

Thần Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc. Nhưng được Việt hóa thành sự tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc ông Táo.

Tích của người Việt kể rằng, Thị Nhi có chồng là Trọng Cao. Tuy ăn ở mặn nồng tha thiết với nhau, nhưng mãi không có con. Vì vậy, dần dà Trọng Cao hay kiếm chuyện xô xát dằn vặt vợ.

Một hôm, chỉ vì một chuyện nhỏ, Cao gây thành chuyện lớn, đánh Thị Nhi và đuổi đi. Nhi bỏ nhà, lang thang đến một xứ khác và sau đó gặp Phạm Lang. Phải lòng nhau, hai người kết thành vợ chồng. Phần Trọng Cao, sau khi nguôi giận thì quá ân hận, nhưng vợ đã bỏ đi xa rồi. Ray rứt và nhớ quay quắt, Cao lên đường tìm kiếm vợ.

Ngày này qua tháng nọ, tìm mãi, hết gạo hết tiền, Cao phải làm kẻ ăn xin dọc đường. Cuối cùng, may cho Cao, tình cờ tìm xin ăn đúng nhà của Nhi, nhằm lúc Phạm Lang đi vắng. Nhi sớm nhận ra người hành khất đúng là người chồng cũ. Nàng mời vào nhà, nấu cơm mời Cao. Đúng lúc đó, Phạm Lang trở về. Nhi sợ chồng nghi oan, nên giấu Cao dưới đống rạ sau vườn.

Chẳng may, đêm ấy, Phạm Lang nổi lửa đốt đống rạ để lấy tro bón ruộng. Thấy lửa cháy, Nhi lao mình vào cứu Cao ra. Thấy Nhi nhảy vào đống lửa, Phạm Lang thương vợ cũng nhảy theo. Cả ba đều chết trong đám lửa.

Thượng đế thương tình thấy 3 người sống có nghĩa có tình nên phong cho làm vua bếp hay còn gọi là Định phúc Táo Quân và giao cho người chồng mới là Thổ Công trông coi việc trong bếp, người chồng cũ là Thổ Địa trông coi việc trong nhà, còn người vợ là Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa. Không những định đoạt may, rủi, phúc họa của gia chủ, các vị Táo còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà.

Hàng năm, đúng vào ngày 23 tháng Chạp là ngày Táo Quân lên chầu trời báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong một năm để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho tất cả loài người.

tet-ong-cong-ong-tao-2
Nguồn gốc Tết ông Công ông Táo

Tết ông Công ông Táo 2024 là ngày bao nhiêu Dương lịch?

Theo truyền thống hàng năm, ngày Tết ông Công ông Táo là ngày 23 tháng chạp hằng năm (tức ngày 23/12 Âm lịch).

Theo lịch dương, lễ cúng ông Công ông Táo 2024 năm nay rơi vào thứ Sáu, ngày 02 tháng 02 Dương lịch năm 2024

Còn bao nhiêu ngày nữa đến tết ông Công ông Táo? Nếu tính từ ngày hôm nay 22/12/2023 thì còn 42 ngày nữa sẽ đến tết ông Táo bạn nhé.

 ong-cong-ong-tao-2024
Tết ông Công ông Táo rơi vào 2/2/2024

Cúng lễ trước 23 tháng Chạp được không?

Thông thường, lễ cúng ông Công ông Táo sẽ được cúng vào ngày 23 tháng Chạp. Nhưng trên thực tế, các gia đình có thể lựa chọn thời điểm cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 tháng Chạp cũng được. Bạn có thể cúng trước từ 1 ngày đến 1 tuần nhưng tốt nhất là vẫn nên làm lễ rước ông Công ông Táo trong khoảng từ ngày 21 đến 23 tháng Chạp.

Tùy vào điều kiện của mỗi gia đình mà bạn có thể làm lễ cúng tiễn ông Công ông Táo về chầu trời trong những khoảng thời gian khác nhau. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là nên cúng Táo Quân trước 12h ngày 23 tháng Chạp, bởi vì theo dân gian, sau khoảng thời gian này thiên đình đã đóng cửa.

tet-ong-cong-ong-tao-7
Cúng lễ vào ngày nào?

Cúng ông công ông táo ngày nào, giờ nào đẹp năm 2024?

Theo Lịch vạn niên, các gia đình có thể tiến hành cúng Táo quân vào các ngày sau đây:

  • Ngày 23 tháng Chạp (tức 14/1/2024 Dương lịch): giờ Thìn (từ 7 giờ sáng đến 9 giờ sáng) - tức giờ Tốc Hỷ. Ngoài ra, bạn cũng có thể cúng thêm vào khung giờ Mão (từ 5 đến 7 giờ sáng).
  • Ngày 22 tháng Chạp (tức 01/02/2024 Dương lịch): giờ Mậu Dần (3h-5h), Tân Tị (9h-11h), Bính Tuất (19h-21h), Kỷ Mão (5h-7h), Giáp Thân (15h-17h), Đinh Hợi (21h-23h)
  • Ngày 21 tháng Chạp (tức 31/1/2024 Dương lịch): Giáp Tý (23h-1h), Đinh Mão (5h-7h), Nhâm Thân (15h-17h), Ất Sửu (1h-3h), Canh Ngọ (11h-13h), Quý Dậu (17h-19h)

Lưu ý:

Táo quân phải có mặt trên Thiên đình trước giờ Ngọ ngày 23 tháng Chạp để báo cáo với Ngọc Hoàng về những việc tốt xấu của gia chủ. Vì vậy, các gia đình cần hoàn thành nghi lễ tiễn ông Táo về chầu trời trước giờ Ngọ (từ 11 giờ – 13 giờ) ngày 23 tháng Chạp.

mam-le-cung-23-thang-chap
Mâm lễ cúng

Đặt mâm cúng ông Công ông Táo ở đâu?

Đặt mâm cúng ông Công ông Táo 2024 trong nhà bếp

Tùy vào phong tục từng miền, cũng như quan niệm từng vùng nên mâm lễ cúng ông Táo, ông Công có phần khác nhau. Ông Táo gắn liền với bếp lửa, do đó, theo TS. Nguyễn Hoàng Điệp cho rằng, “bàn thờ ông Táo đặt trong bếp có thể bên cạnh hoặc trên bếp thể hiện tín ngưỡng của dân gian thờ vị thần cai quản chuyện bếp núc trong mỗi gia đình với mong muốn giữ cho bếp lửa luôn ấm, gia đình thuận hòa, sung túc”.

Bếp được coi là nơi chế biến thực phẩm, nên khu vực này thường không trang trọng như bàn thờ gia tiên, rất không phù hợp với việc cúng tế. Do đó, bạn nên đặt mâm cỗ ở bàn thờ ông Táo hoặc bàn thờ gia tiên nhé!

Đặt mâm cúng ông Táo ở bàn thờ gia tiên

Bàn thờ ở bếp được xem như là nơi ngự của ông Công, ông Táo. Còn mâm cúng thì theo chuyên gia phong thủy Phạm Cương và Mai Văn Sinh cho biết “Trong lễ cúng ông Công ông Táo, nếu nhà bạn có bàn thờ Táo quân thì thắp hương ở bàn thờ này. Nếu không có bàn thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở bàn thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp vì từ xưa đến nay, ban thờ luôn được coi là ăng ten để giao tiếp giữa hai thế giới âm dương, giữa người trần thế và thần linh.”

Các gia đình nên làm gì trong ngày ông Công Ông Táo?

Theo truyền thuyết kể lại rằng: “Hàng năm, Táo quân được ông Trời phái xuống trần gian theo dõi và ghi chép những việc làm Thiện – Ác của loài người. Sau đó, cứ vào ngày 23 hàng năm, Táo quân lại cưỡi cá chép hóa rồng lên Thiên đình báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong một năm để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho tất cả loài người.”

Cứ đến ngày Tết ông Công ông Táo là người Việt lại làm lễ cúng cá chép. Người dân thường chuẩn bị một đôi hoặc 3 con cá chép sống, thả trong chậu nước, cúng cùng các đồ lễ khác. Sau khi cúng xong sẽ đem thả ở sông, ao, hồ, nghĩa là "phóng sinh" để đưa ông Táo về trời.

Chuẩn bị mâm cúng ông Công ông Táo 2024

Đồ cúng ông Công ông Táo bao gồm mũ Táo quân, 2 mũ ông (2 cánh chuồn) và 1 mũ bà (không cần cánh chuồn). Đồ vàng mã sẽ được đốt sau lễ cúng ngày 23 tháng Chạp.

Mâm cỗ mặn cúng ông Táo gồm: 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối, 5 lạng thịt vai luộc, 1 bát canh mọc, 1 đĩa xào thập cẩm, 1 đĩa giò, 1 đĩa xôi gấc, 1 đĩa chè kho, 1 đĩa hoa quả, 1 ấm trà sen, 3 chén rượu, 1 quả bưởi, 1 quả cau, lá trầu, 1 lọ hoa đào nhỏ, 1 lọ hoa cúc, 1 tập giấy tiền, vàng mã. Trong đó, không thể thiếu món cá chép (sống hoặc rán), vì theo quan niệm, cá chép chính là phương tiện để ông Táo lên trời.

Các gia đình cũng mua thêm 3 con cá chép, cá vàng sống thả vào chậu nước đặt cạnh mâm cỗ. Sau khi làm lễ thì đem ra sông thả, chúng được coi như là phương tiện đưa Táo quân lên trời. Ngoài ra, hình tượng cá chép cũng truyền tải khát vọng "cá chép hóa rồng" ngụ ý thăng hoa, tinh thần bền lòng chinh phục tri thức và sự thành công.

mam-cung-ong-cong-ong-tao
Mâm cúng ông Công ông Táo

Sum họp bên mâm cơm gia đình và xem chương trình Táo Quân

Dựa theo truyền thuyết Táo quân về trời, thông qua buổi chầu nơi các Táo báo cáo với Ngọc Hoàng những việc mình đã làm được trong suốt một năm qua, "Táo quân" vốn có tên gốc là "Gặp nhau cuối năm" tập trung vào phản ánh, đả kích những vấn đề nóng bỏng, nổi cộm của năm cũ thuộc các lĩnh vực trong đời sống xã hội như kinh tế, văn hóa, giao thông, điện lực, y tế, thể thao... một cách hài hước, dí dỏm.

Chương trình được phổ biến rộng rãi tại Việt Nam từ năm 2003 đến nay và được coi là một món ăn không thể thiếu nhân dịp năm mới âm lịch của mỗi gia đình.

Trong các diễn viên tham gia, Quốc Khánh chuyên thủ vai Ngọc Hoàng nghiêm nghị nhưng khá hài hước, Xuân Bắc chuyên vào vai Nam Tào, luôn sánh đôi với vai Bắc Đẩu do Công Lý thủ vai. Cả hai vai Nam Tào và Bắc Đẩu luôn khiến tất cả các khán giả cười khi chọc ghẹo hoặc tạo tình huống dở khóc dở cười cho các Táo lên chầu.

Còn các vai Táo quân khác, tùy vào chủ đề nóng bỏng của từng năm, sẽ có sự phân công từng vai cho các diễn viên còn lại. Thường có các Táo như Táo Kinh tế, Táo Giáo dục, Táo Y tế...

Táo Quân 2024 hứa hẹn sẽ xoáy sâu những vấn đề nóng bỏng của năm theo góc nhìn dí dỏm châm biếm của các nghệ sĩ sẽ khiến chúng ta có một phen cười ngả cười nghiêng.

Ngày này đã đi sâu vào tiềm thức của người dân Việt Nam. Hãy tra cứu lịch Vạn Niên để biết được  Tết ông Công ông Táo 2024 là ngày bao nhiêu? Bao nhiêu ngày nữa đến ông Công ông Táo?

Một năm trôi qua được các ngài phù hộ dõi theo, chỉ có một ngày chúng ta đền ơn báo đáp. Cùng gia đình quây quần chuẩn bị chu đáo mâm cúng, cá vàng, hàng mã để dâng ông Công ông Táo 2024 để các ngài làm phương tiện di chuyển. Một năm mới bình an, may mắn, an khang thịnh vượng,vạn sự như ý - Xuân Giáp Thìn 2024.

Tin khác cùng mục

ĐƠN VỊ VẬN CHUYỂN TOÀN QUỐC

A8
A7
A6
A5
A4
A3
A2
A1
A8
A7
A6
A5
A4
A3
A2
A1
A8
A7
A6
A5
A4
A3
A2
A1