Dạo gần đây, nhiều người thường tìm mua tỏi đen bởi loại tỏi này rất tốt cho sức khỏe. Vậy tác dụng của tỏi đen là gì? Ăn thế nào cho cho đúng cách? Thắc mắc của bạn sẽ được trả lời ngay trong bài viết dưới đây, mời các bạn tìm hiểu chi tiết nhé
Tỏi đen là gì? Tác dụng của tỏi đen đối với cơ thể
Tìm hiểu tỏi đen là gì?
Tỏi đen là tỏi khô được chuyển màu đen từ tỏi trắng thông thường bằng phản ứng Maillard. Quá trình này được thực hiện bằng cách nung nóng toàn bộ củ tỏi với nhiệt độ khác nhau trong suốt vài tuần, một quá trình tạo ra nhân (tép tỏi) màu đen. Hương vị của tỏi sau xử lý trở nên ngọt như sirô với vị dấm balsamic hoặc vị quả me. Quá trình sản xuất tỏi đen không phải là quá trình lên men mà là phản ứng Maillard, không liên quan đến hoạt động của vi sinh vật.
Xuất xứ từ Nhật Bản, hiện tại tỏi đen đã trở thành một thành phần được tìm kiếm và sử dụng trong ẩm thực cao cấp.
Tác dụng của tỏi đen
Theo wikipedia, trong Đạo giáo, tỏi đen được cho là sẽ giúp trường sinh bất lão. Tại Nhật Bản, tỏi đen đã được phát triển như một sản phẩm y tế, đôi khi nó được thêm vào nước giải khát năng lượng. Ở Thái Lan nó được cho là làm tăng tuổi thọ của người dùng và được dùng để sản xuất sôcôla tỏi đen.
Có thể thấy, tác dụng của tỏi đen rất tốt với cơ thể, cụ thể:
- Tỏi đen giúp phục hồi tổn thương cơ bắp cho tập luyện, cải thiện chức năng tiêu hóa, giúp cơ thể chống mệt mỏi, nhuận gan, nhuận táo, thúc đẩy giấc ngủ, cải thiện chức năng của tuyến tiền liệt và các chức năng khác trong cơ thể.
- Tỏi đen giúp thu dọn gốc tự do rất mạnh, vì vậy, tỏi đen là dược liệu dùng để phòng bệnh rất tốt.
- Tỏi đen có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ tế bào gan, do đó được dùng trong trường hợp viêm gan, xơ gan, hàng ngày tiếp xúc với các chất độc hại, phơi nhiễm với chất phóng xạ.
- Tỏi đen có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch, do đó được dùng cho người bị suy giảm miễn dịch, người ốm lâu ngày sức khỏe bị suy kiệt. Đặc biệt, với trường hợp bệnh nhân bị cúm, tỏi đen giúp người bệnh hồi phục nhanh chóng, khỏe mạnh trở lại.
- Tỏi đen có tác dụng ức chế một số dòng tế bào ung thư như ung thư vú, ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng.
- Ngoài ra, tỏi đen còn được chứng minh có tác dụng hạ cholesterol máu, giảm mỡ máu, tăng HDL-Cholesterol, điều hòa đường huyết, do đó, rất tốt cho hệ tim mạch, đặc biệt là đối tượng có nguy cơ cao như người béo, mỡ máu.
Hướng dẫn ăn tỏi đen đúng cách
Tỏi đen rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, cần phải sử dụng đúng cách chứ không thể thấy tốt mà ăn tràn lan bởi dùng quá nhiều có thể gây những phản ứng ngược và tác dụng phụ. Theo các bác sĩ, mỗi ngày có thể ăn một đến ba củ tỏi đen cô đơn, tương đương 3 - 5 gram; khi ăn nên nhai kỹ để các thành phần phát huy công dụng.
Chúng ta có thể ăn tỏi đen theo các cách sau:
Cách 1: Ăn trực tiếp
Mọi người có thể ăn trực từ hai đến ba tỏi đen mỗi ngày, người già thì nên sử dụng từ 1 đến 2 củ tỏi để tỏi phát huy được tối đa khả năng, công dụng của tỏi. Tốt nhất nên dùng tỏi đen vào buổi sáng và tối trước khi ăn 30 phút, nhai thật kĩ và lâu, sau đó nên uống ngay một ly nước lọc để giúp cơ thể hấp thụ dưỡng chất tối ưu nhất.
Cách 2: Tỏi đen ngâm rượu
Tỏi đen ngâm vớ rượu tốt nhất là nếp nguyên chất không có cồn, uống mỗi ngày ít nhất một lần, mỗi lần 50 ml sau bữa ăn
Cách 3: Ngâm với mật ong
Tỏi đen khi kết hợp được với mật ong, tác dụng rất mạnh trong các điều trị chứng bệnh, đặc biệt là ở trẻ em có những bệnh khi được thay đổi bởi thời tiết. Mỗi bữa ăn 1 - 2 củ tỏi đen và một thìa mật ong, ăn 2 - 3 bữa/ngày và cũng nên ăn vào lúc đói, trước bữa ăn 30 phút để cơ thể hấp thu dưỡng chất tốt nhất.
Cách 4: Ép lấy nước
Nếu bạn ngại nhai tỏi đen, bạn có thể chọn cách ép tỏi lấy nước uống. Dùng trực tiếp hoặc pha cùng sinh tố, nước ép trái cây và dùng bất cứ lúc nào trong ngày.
Cách 5: Nấu ăn
Nếu bạn cảm thấy nhàm chán vì việc sử dụng tỏi đen theo cách truyền thống, bạn có thể thử đổi khẩu vị bằng cách nấu một số món ăn kết hợp cùng tỏi đen, ví dụ như đùi gà om tỏi đen, bò hầm tỏi đen, món chay thì có thể thử với tỏi đen xào nấm.
Ai không nên dùng tỏi đen ?
Tuy có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, nhưng các chuyên gia khuyên rằng, vẫn có một số trường hợp không nên dùng tỏi đen. Hoặc khi có băn khoăn về tình hình sức khỏe và muốn sử dụng tỏi đen, bạn nên tham vấn ý kiến bác sỹ chuyên môn để có tư vấn tốt nhất.
- Phụ nữ mang thai, người có tạng nhiệt, nóng sốt,...thì không nên dùng nhiều tỏi.
- Người dị ứng với tỏi nếu cố tình sử dụng có thể gây ngứa ngáy, thậm chí tăng huyết áp.
- Người dùng thuốc chống đông máu không nên sử dụng nhiều.
- Người mắc bệnh tiêu chảy, người bị bệnh đau dạ dày không nên sử dụng.
- Người bị huyết áp thấp.
- Người mắc bệnh về mắt: Một số người, hay với cả những người phụ nữ sau khi đẻ, có nhiều chứng bệnh về mắt, tai, ù tai, chóng mặt, và việc sử dụng tỏi đen trong trường hợp này sẽ gây cho thị lực và tổn thương mắt nặng hơn.
- Người mắc bệnh về thận: Tỏi đen vẫn còn những vị hăng cay, chính vì thế mà điều trị về bệnh về thận không nên ăn, do sẽ gây những phản ứng với thuốc điều trị tạo ra những tác dụng không mong muốn.
- Người bị bệnh về gan.
- Người dùng rượu ngâm tỏi đen, thuốc tỏi,... dài ngày cũng cần thận trọng, tránh những tác động xấu cho sức khoẻ.
Trên đây là những thông tin hữu ích về tác dụng của tỏi đen, cách ăn tỏi đen đúng cách và những lưu ý khi sử dụng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe. Hi vọng hữu ích cho các bạn.