Bạn đang tìm kiếm thực đơn những món chay dễ làm, tham đạm, thì bài viết này dành cho bạn. Đa số mọi người khi nghĩ đến món ăn chay chỉ là những món ăn cực kì đơn giản, không có gì đặc biệt, tuy nhiên các món chay cũng rất đa dạng và cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Hãy cùng tìm hiểu những móndưới đây để làm phong phú thêm thực đơn nhé!
Món chay dễ làm từ đậu hũ
1. Đậu hũ chiên sả ớt
Một món chay khác không kém phần hấp dẫn chính là đậu hũ kho sả ớt. Đậu hũ non mềm, chiên vàng đều rồi kho gia vị đậm đà với sả, ớt cay nồng tạo nên một món ăn có hương vị đặc biệt cuốn hút. Màu vàng đậm, đỏ tươi đẹp mắt của sả, ớt khiến món ăn hấp dẫn và kích thích vị giác hơn.
- Nguyên liệu, dụng cụ:
- 3 miếng đậu hũ
- 1 củ tỏi
- 2 cây sả
- gia vị (đường, hạt nêm)
- 2 trái ớt
- đường
- xì dầu
- dầu ăn
- Chảo chống dính, giấy thấm dầu
- Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch đậu hũ sau đó cắt miếng vuông cho vừa ăn. Còn sả ớt đem băm nhuyễn.
- Bước 2: Bắt chảo chống dính lên bếp gas, đun nóng dầu ăn để chiên đậu phụ. Sau khi đậu phụ chín vàng hai mặt thì để ra đĩa. Bạn có thể sử dụng giấy thấm dầu để loại bỏ bớt chất béo. Hoặc bạn có thể dụng nồi chiên không dầu để thay thế phương pháp chiên này.
- Bước 3: Tiếp tục bắt chảo để phi thơm sả ớt, cho thêm chút đường, xì dầu, ít hạt nêm vào. Cuối cùng cho đậu phụ đã chiên vào đảo đều cho thấm và tắt bếp.
2. Đậu hũ xào rau củ
Đậu hũ xào rau củ là món chay dễ làm nhưng hương vị cũng không kém phần hấp dẫn và thích hợp cho những bữa cơm gia đình.
- Nguyên liệu, dụng cụ:
- 1 miếng đậu hũ
- ớt chuông xanh/ vàng/ đỏ
- nấm đông cô
- hành tây 1 củ
- mè rang
- nước tương
- dầu mè
- dầu ăn
- đường
- muối
- Chảo, bếp
- Cách thực hiện:
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu: nấm đông cô ngâm nước, rửa sạch; ớt chuông rửa sạch cắt thành sợi vừa ăn; hành tây cũng rửa sạch và cắt sợi như ớt chuông.
- Bước 2: Đậu hũ rửa sạch, để ráo nước. Sau đó bắt bếp chiên và cắt thành sợi vừa ăn.
- Bước 3: Lấy chảo chiên đậu cho nấm vào xào với lửa lớn sau đó để phần ớt chuông và hành tây vào xào với lửa vừa. Cuối cùng cho đậu phụ vào xào, nêm gia vị muối, đường, nước tương, dầu mè, mè rang là hoàn thành.
3. Giá xào đậu hũ
Giá tươi sống chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Chế biến món giá xào đậu phụ là cách bổ sung chất dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể.
- Nguyên liệu, dụng cụ:
- Đậu hũ 1 đến 2 miếng
- cà rốt
- nấm đùi gà (nấm rơm)
- giá đỗ, gia vị: muối, xì dầu, hạt nêm chay hoặc bột ngọt
- hành ba rô
- Bếp điện, chảo,...
- Cách thực hiện:
- Bước 1: Đậu hũ mua về rửa sạch, để ráo nước trước khi đem chiên.
- Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu: giá, nấm ngâm với nước muối, rửa sạch để ráo nước. Cà rốt gọt vỏ rửa sạch. Đem nấm và cà rốt thái sợi vừa ăn.
- Bước 3: Bắt chảo lên bếp điện, đổ dầu ăn vào chảo và chiên đậu hũ. Sau khi đậu vàng đều lấy đậu ra để nguội và thái thành sợi.
- Bước 4: Tiếp tục lấy chảo dùng đun ít dầu cho hành ba rô vào phim thơm. Lấy cà rốt để xào trước và thêm ít xì đầu. Sau đó cho nấm, đậu phụ và đảo đều.
- Bước 5: Thêm giá đỗ và thêm đường, hạt nêm chay xào thêm khoảng 3 phút là có thể tắt bếp.
Món ăn chay từ nấm
1. Nấm rơm chiên giòn
Nấm rơm chứa hàm lượng protein, chất xơ và nhiều loại vitamin cần thiết cho cơ thể. Nấm rơm chiên giòn là món ăn bổ dưỡng và có cách chế biến rất đơn giản.
- Nguyên liệu, dụng cụ:
- nấm rơm tươi: 200gr
- trứng gà: 2 quả
- rau xà lách
- bột mì
- bột chiên xù
- gia vị: muối, tiêu, hạt nêm, sốt mayonnaise
- tương ớt
- dầu ăn
- Cách thực hiện:
- Bước 1: cắt bỏ chân nấm, ngâm trong nước có pha muối tầm 5 phút rồi sau đó rửa lại với nước sạch nhiều lần, để ráo. Ướp nấm với bột nêm, tiêu cho thấm và đem xào sơ; xà lách rửa sạch, để ráo nước.
- Bước 2: Nấm rơm sau khi đã xào sơ thì cho vào trong rổ nhỏ, rắc 1 muỗng bột mì lên trên và lắc nhẹ để bột áo vào nấm.
- Bước 3: Hòa phần bột mì còn lại vào trong nước cho có độ sánh, nhúng nấm rơm Bước 4: vào trong bột mì, đem lăn qua lớp bột chiên xù rồi đem chiên trong chảo dầu nóng. Chiên vàng và vớt ra để cho ráo, cắt đôi.
- Bước 4: Đặt xà lách lên đĩa, xếp nấm rơm chiên xù lên trên, bày thêm cà rốt, củ kiệu chua và ăn cùng nước tương hoặc tương ớt tùy thích.
2. Nấm kim châm xào chay
- Nguyên liệu, dụng cụ:
- 2 gói nấm kim châm
- tỏi băm nhỏ
- xì dầu
- ớt
- đường
- hành lá
- Cách thực hiện:
- Bước 1: Sơ chế nấm kim châm bằng cách cắt bỏ phần chân nấm khoảng 2 cm. Sau đó tách nhỏ bó nấm và rửa sạch dưới vòi nước.
- Bước 2: Bắp chảo lên bếp và cho dầu vào chảo, thêm tỏi, phi thơm rồi đổ xì dầu, đường, hành lá và ớt vào, đun sôi nước sốt.
- Bước 3: Đun nồi nước sôi, thả nấm kim châm vào luộc thành hai mẻ, mỗi mẻ trong 1 phút, vớt ra để ráo nước và xếp vào đĩa.
- Bước 4: Rưới nước sốt lên đĩa kim châm và đã hoàn thành món ăn này.
Các món canh ăn chay ngon
1. Canh rong biển hạt sen
Đổi thực đơn chay hàng ngày với canh rong biển hạt sen cũng là một gợi ý thú vị.
- Nguyên liệu:
- Rong biển wakame khô: 10g
- Hạt sen tươi: 100g
- Nấm rơm trắng: 100g
- Cà rốt: 1/2 củ
- Gừng: 1 củ nhỏ
- Ngò rí
- Muối, tiêu
- Nước tương
- Bột ngọt
- Cách thực hiện:
- Bước 1: Wakame ngâm nở, để ráo. Nấm rơm cắt đôi. Gừng cắt lát đập dập. Cà rốt tỉa hoa, cắt lát. Ngò rí cắt nhỏ.
- Bước 2: Đun sôi 1.2 lít nước, thêm hạt sen và gừng vào nấu nhỏ lửa khoảng 5 phút, cho cà rốt, nấm rơm vào, nêm 1.5 muỗng cà phê muối, 1/2 m Bột ngọt, 1 muỗng canh.
- Bước 3: Nước tương, nếm vị vừa ăn, thêm rong biển. Tắt bếp.
- Bước 4: Múc canh ra tô, rắc thêm ngò rí, tiêu. Dùng nóng.
2. Canh nấm hạt sen
- Nguyên liệu:
- Hạt sen : 50g
- Nấm đông cô tươi : 50g
- Nấm linh chi : 50g
- Cà rốt : 1/2 cây
- Đậu hũ non : 100g
- Đậu hà lan: 50g
- Gừng cắt sợi: 10g
- Gia vị: Tiêu, đường, ngò rí
- Hạt nêm
- Nấm
- Cách thực hiện:
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu: Cà rốt tỉa hoa, cắt lát. Nấm các loại sơ chế sạch, để ráo. Ngò rí cắt nhỏ. Đậu hũ non cắt miếng khối vuông 1cm
- Bước 2: Đun sôi 1 lít nước, cho hạt sen và cà rốt vào nấu khoảng 10 phút, tiếp tục cho các loại nấm và đậu hũ vào nấu chín khoảng 5 phút.
- Bước 3: Nêm 1 muỗng canh hạt nêm Hạt nêm Nấm, 1/2 muỗng cà phê đường rồi tắt bếp, rắc thêm tiêu và ngò rí.
3. Món chay dễ làm - Canh bông cải
Những ngày ăn chay không thể thiếu món canh bông cải xanh giải nhiệt, ngọt mát.
- Nguyên liệu:
- 1/2 bông cải (xúp lơ)
- 1 củ cà rốt
- 1 quả táo
- 2 miếng đậu hũ cắt nhỏ chiên vàng.
- Gia vị: Muối, đường, bột nêm chay, dầu ăn
- Hành và ngò xắt nhỏ.
- Cách thực hiện món canh bông cải xanh:
Bước 1: Cắt bông cải và cà rốt thành miếng vừa ăn. Luộc táo và cà rốt trong 15 phút để lấy nước dùng.
Bước 2: Vớt bỏ táo, cho bông cải và đậu hũ chiên vàng vào đun sôi cho bông cải chín. Nêm muối, đường, bột nêm chay vừa ăn.
Bước 3: Rải hành ngò lên mặt. Dọn dùng nóng.
4. Canh chua nấm chay
Canh chua chay là món canh chay dễ làm được nhiều người ăn chay yêu thích. Vị chua thanh mát và rau xanh trong canh chua mang đến cho bạn cảm giác thanh mát khi ăn, giải ngán sau thời gian ăn nhiều dầu mỡ. Đặc biệt, nước dừa ngọt mát thay cho nước lọc làm nước canh thanh tao đến lạ, hương thơm của tắc làm kích thích vị giác. Canh chua nấm chay là một món ăn vừa giản dị vừa trang trọng cho một mâm cỗ chay.
- Nguyên liệu:
- Đậu hủ chiên: 100 gr
- Cà chua: 80 gr
- Nấm kim châm: 80 gr
- Nấm hương: 50 gr
- Thơm: 50 gr
- Bạc hà: 50 gr
- Đậu bắp: 50 gr
- Nước dừa: 400 ml
- Nước cốt tắc: 50 ml
- Hạt nêm nấm hương Maggi: 3 muỗng canh
- Đường trắng: 3 muỗng canh
- Muối: 1/2 muỗng cà phê
- Dầu ăn: 1 muỗng canh
- Cách thực hiện:
- Bước 1: Đậu hủ chiên cắt khối vuông. Thơm cắt lát. Cà chua cắt ra làm 6. Bạc hà tước xơ, cắt xéo, rửa sạch. Đậu bắp bỏ cuống, cắt xéo. Nấm kim châm và nấm đông cô cắt bỏ chân, nấm đông cô tỉa hoa, ngâm nước muối 15 phút để khử mùi rồi rửa lại với nước sạch, để ráo. Tắc vắt lấy nước cốt.
- Bước 2: Bắc nồi lên bếp, cho vào 1 muỗng canh dầu ăn. Đợi dầu nóng rồi cho cà chua và dứa vào, nêm vào đây 1 muỗng canh hạt nêm và 1 muỗng canh đường rồi xào lên cho mềm và thơm. Tiếp theo đổ 400ml nước dừa và 400ml nước lọc vào nồi, đun lên cho sôi.
- Bước 3: Nêm nước lẩu với 50ml nước ép tắc, 2 muỗng canh hạt nêm, 2 muỗng canh đường trắng và 1/2 muỗng cà phê muối.
- Bước 4: Nước canh sôi lên thì cho đậu hủ, đậu bắp, bạc hà, nấm kim châm vào, chờ nước sôi lại thì rắc ngò gai, ngò om và ớt sừng vào, tắt bếp.
5. Canh bí đỏ đậu phộng
Bí đỏ là một trong những thực phẩm rất được ưa chuộng và có thể dễ dàng để chế biến thành nhiều món ăn đa dạng, thơm ngon. Hạt bí đỏ chứa nhiều axit béo omega – 3, omega – 6 và nhiều chất physterol tốt cho sức khỏe
Trong bí đỏ cũng chứa hàm lượng axit glutamine đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của não bộ. Bên cạnh đó, đậu phộng cũng có công dụng giảm lượng cholesterol và ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh về tim. Ăn canh bí đỏ đậu phộng thường xuyên sẽ cải thiện, tăng cường trí não cũng như giúp bạn giảm căng thẳng, mệt mỏi.
- Nguyên liệu:
- Bí đỏ (trái nhỏ, còn xanh): 1 trái
- Thịt nạc dăm xay: 100g
- Đậu phộng: 100g
- Hành tím băm
- Rau om, ngò gai
- Tiêu, đường, nước mắm
- Hạt nêm
- Gà
- Cách thực hiện:
- Bước 1: Sơ chế thịt nạc dăm xay, ướp 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1/2 muỗng cà phê tiêu, 1/2m đường và 1 muỗng cà phê hành tím băm. Vo viên tròn.
- Bước 2: Bí ngô gọt vỏ, dùng dao răng cưa xắt miếng mỏng. Đậu phộng giã dập.
- Bước 3: Đặt nước sôi lên bếp, cho đậu phộng vào nấu 15 phút với thịt viên cho đậu mềm và canh có nước ngọt, nêm 1m hạt nêm Aji-ngon®. Tiếp tục cho bí đỏ vào nấu thêm 10 phút cho bí vừa mềm, cho rau om, ngò gai và 1M nước mắm vào đảo đều, nhắc xuống múc ra tô.
Món chay dễ làm, ngon đãi tiệc
1. Bánh cuốn ngọt Campuchia
Bánh cuốn Campuchia có phần vỏ bánh được làm từ bột năng và bột gạo pha loãng, tráng thật mỏng rồi cho nhân vào cuốn tương tự như món bánh cuốn của Việt Nam. Tuy nhiên, phần nhân cuốn bên trong là dừa nạo, đậu xanh giã nhuyễn trộn với đường.
- Nguyên liệu:
- Đậu xanh cà vỏ 150 gram
- Dừa rám nạo 100 gram
- Đường thốt nốt 300 gram
- Bột gạo 70 gram
- Bột năng 150 gram
- Muỗi 1/2 muỗng cà phê
- Đường trắng 3 muỗng canh
- Mè trắng rang 3 gram
- Cách thực hiện:
- Bước 1: Ngâm 150gr đậu xanh cà vỏ trong nước 2 tiếng cho mềm, sau đó cho đậu xanh đã ngâm vào tô trộn cùng 1/2 muỗng cà phê muối, 3 muỗng canh đường. Cho đậu vào nồi hấp cách thuỷ, khi đậu chín mềm đem trộn với 100gr dừa rám nạo.
- Bước 2: Cho 300gr đường thốt nốt vào tô cùng 400ml nước lọc, cho vào lò vi sóng quay cho tan đường. Sau đó, cho vào 1 tô khác 70gr bột gạo, 150gr bột năng, đổ từ từ phần đường thốt nốt vào rồi dùng phới lồng khuấy tan đều đến khi hỗn hợp hoà quyện rồi đem lọc qua rây cho mịn.
- Bước 3: Bắc chảo chống dính lên bếp nhỏ lửa, dùng cọ phết dầu quanh chảo, đổ 1 vá bột sau đó tráng đều bột xung quanh chảo, đậy nắp 30s sau đó dùng que lấy bánh từ từ ra.
- Bước 4: Trải bánh ra dĩa có phết dầu, sau đó bỏ nhân đậu xanh vào và cuốn lại, tiếp tục cuốn cho đến hết bột.
- Bước 5: Dọn món ăn ra đĩa và rắc mè trắng rang lên mặt. Vị ngọt dịu, mềm dai của vỏ bánh kết hợp với đậu xanh bùi bùi và một chút vị béo của dừa nạo, tạo nên sự hài hòa không hề ngán khi ăn. Chấm thêm một chút muối mè để làm tăng thêm hương vị thơm ngon của món ăn.
2. Món chay dễ làm - Hủ tiếu chay
Hủ tiếu chay là món được rất nhiều người ưa chuộng dùng làm bữa ăn sáng. Hủ tiếu chay có hương vị thơm ngon, nước dùng ngọt thanh, thường được ăn kèm các loại rau sống. Chỉ với các nguyên liệu dễ tìm, bạn đã có thể chế biến được bát hủ tiếu chay nóng hổi, thơm ngon ngay tại nhà.
- Nguyên liệu:
- 500g hủ tiếu khô
- 3 quả lê
- 3 quả táo
- 2 củ cà rốt
- 1 củ cải trắng
- 2 cây boa rô
- 8 tai nấm đông cô
- 8 miếng đậu hũ
- 8 cái nấm tròn trắng
- 8 cái nấm bào ngư
- 1 gói tôm chay
- 2 muỗng canh cải khô (cải xá bấu)
- Tàu hũ ky
- Ngò, hẹ, giá sống, xà lách
- Chanh, ớt
- Gia vị: muối, đường phèn, hạt nêm chay
- Cách thực hiện:
- Bước 1: Sơ chế: Hủ tiếu khô ngâm nước, trụng qua nước sôi và để ráo. Táo, lê, rửa sạch, cắt làm 4. Cà rốt, củ cải trắng gọt vỏ, cắt khúc. Nấm đông cô cắt bỏ chân. Nấm tròn trắng và nấm bào ngư rửa sạch. Boa rô rửa sạch, cắt nhỏ. Tôm chay ngâm nước ấm cho nở. Đậu hũ, tàu hũ ky chiên vàng. Ngò, hẹ, giá sống, xà lách rửa sạch. Ngò cắt nhỏ, hẹ cắt khúc.
- Bước 2: Cho táo, lê vào nồi, đổ ngập nước rồi hầm chín. Sau khi hầm xong thì lọc để lấy nước. Sau đó, bạn cho nước đã lọc vào một nồi khác, thêm nấm đông cô, cà rốt, cải khô, củ cải trắng, 1 muỗng muối, ít đường phèn và nấu mềm.
- Bước 3: Phi vàng bao rô rồi cho ra bát để riêng. Sử dụng phần dầu đã phi boa rô, bạn cho tôm chay, nấm bào ngư, nấm trắng, đậu hũ vào xào rồi thêm ít nước dùng đang nấu vào và nấu liu riu.
- Bước 4: Khi củ cải trắng và cà rốt trong nồi nước dùng đã chín, bạn cho ít boa rô đã phi vàng vào, thêm muối, đường, hạt nêm chay sao cho vừa ăn.
- Bước 5: Nước dùng nấu xong, bạn cho hủ tiếu đã trụng vào bát, thêm hỗn hợp đậu hũ, các loại nấm xào, hẹ khúc, ngò cắt nhỏ, boa rô phi vàng, chan nước dùng rồi cho tàu hũ ky vào là đã có thể thưởng thức. Hủ tiếu chay bạn có thể ăn kèm với giá sống, xà lách, chanh và ớt để tăng thêm mùi vị cho món ăn.
3. Nem rán chay
Nem rán cũng là món ăn không thể nào thiếu trong danh sách các món chay dễ làm. Đây là món ăn truyền thống của người Việt thường được chế biến trong những ngày giỗ, Tết.
- Nguyên liệu:
- Bánh đa nem: 1 gói
- Miến: 50-100 g
- Cà rốt, hành tây mỗi thứ ½ củ
- Nấm hương, mộc nhĩ: 4-5 tai (ngâm nở, rửa sạch)
- Hành lá, rau mùi, hạt tiêu, mắm, gia vị
- Dầu ăn, bột canh, mì chính, hạt tiêu
- Cách thực hiện:
- Bước 1: Sơ chế: Hành tây, cà rốt bào thái sợi nhỏ (Không nên thái vụn quá vì như thế khi cắt nem sẽ bị vụn). Miến ngâm vào nước ấm tầm 30 độ C trong khoảng 5 phút cho mềm, cắt ngắn vừa ăn. Nấm hương, mộc nhĩ cũng ngâm trong nước ấm cho nở rồi thái nhỏ. Hành hoa, rau mùi rửa sạch, thái nhỏ.
- Bước 2: Các bạn cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị ở bước trên vào một âu, cho miến (ngâm nước ấm, cắt nhỏ) rồi cho thêm 1 chút dầu ăn, hạt tiêu, nước mắm, gia vị, rồi trộn đều lên để các nguyên liệu quyện vào với nhau cho ngấm gia vị và trộn đều.
- Bước 3: Bạn trải bánh đa nem ra, nhúng một chút dấm rồi xoa đều lên mặt chiếc bánh (bia có tác dụng làm vỏ bánh được giòn và giúp dễ gói hơn). Tiếp theo bạn lấy một ít nhân vừa đủ trải lên 1 đầu của chiếc bánh rồi cuốn lại (khi cuốn không nên cuốn chặt quá vì nếu cuốn chặt quá thì khi rán nem sẽ bị bục) cuộn tròn bánh đa nem, làm cho đến khi hết nhân nem.
- Bước 4: Bắc chảo lên bếp, cho dầu nóng già rồi thả nem từ từ, các bạn rán qua với ngọn lửa to, đến lúc no ăn sẽ rán nem lại 1 lần nữa cho chín vàng đều là được.vàng hai mặt.
- Bước 5: Gắp nem chay ra đĩa và chấm với nước mắm chua cay mặn ngọt.
4. Gỏi đu đủ chay
Gỏi đu đủ chay thường được sử dụng để làm món khai vị trong các bữa tiệc. Đây là món ăn được rất nhiều người ưa chuộng chế biến tại nhà. Bởi món gỏi đu đủ chay có đầy đủ các vị chua, cay, mặn, ngọt, kích thích vị giác người ăn. Thông thường, gỏi đu đủ chay thường được dùng kèm với bánh tráng (bánh đa) hoặc bánh phồng tôm để thêm phần ngon miệng.
- Nguyên liệu:
- 300g đu đủ xanh.
- 100g đậu hũ chiên.
- 1 củ cà rốt.
- 40g đậu phộng rang.
- 1 trái dưa leo.
- 1 muỗng cà phê ớt băm.
- 1 muỗng cà phê tỏi băm.
- 1 muỗng canh nước cốt chanh.
- Gia vị nêm, nước mắm chay.
- Cách thực hiện:
Bước 1: Rửa sạch các nguyên liệu cần thiết.
Bước 2: Đu đủ đem gọt vỏ và rửa sạch với nước. Sau đó, bào thành sợi, rồi ướp với muối khoảng 10 phút (xong thì hãy vắt ráo nước). Cà rốt cũng gọt vỏ và bào thành sợi.
Dưa leo thì cắt đôi theo chiều dọc, rồi cắt lát chéo, mỏng tầm 2 – 3mm. Còn đậu hũ chiên cũng đem cắt thành sợi, dày khoảng 1cm.
Bước 3: Cho vào chén các gia vị đã chuẩn bị sẵn và khuấy đều đến khi tan hoàn toàn: đường, nước mắm chay, nước cốt chanh, tỏi băm và ớt băm.
Sau đó, cho đu đủ cùng các nguyên liệu vào tô khác: cà rốt, dưa leo, đậu hũ chiên và đậu phộng, rồi trộn đều lên. Sau đó, rót nước sốt vào và tiếp tục trộn đều khoảng 30 giây. Cuối cùng, gắp ra đĩa, rắc thêm đậu phộng trang trí bên trên là đã hoàn thành rồi.
5. Súp đậu đỏ
Những ngày ăn chay nóng nực, còn gì tuyệt bằng việc thưởng thức một bát súp đậu đỏ vừa thơm ngon, mát lành lại vừa có thể giảm cân hiệu quả. Đậu đỏ có tác dụng thanh lọc cơ thể, giảm cân, bảo vệ đường ruột và hỗ trợ hệ tiêu hóa rất tốt. Đây là một món chay dễ làm bạn nên thêm vào thực đơn. Ăn súp đậu đỏ đều đặn hàng tuần sẽ giúp bạn có một cơ thể cân đối và làn da khỏe mạnh.
- Nguyên liệu:
- Đậu đỏ: 100gam
- Đậu hũ non: 200gam
- Chả cá chay: 100gam
- Cà rốt: 1-2 củ
- Bông cải: 1/2 cây
- Nấm tuyết: 1/2 cây
- Hành lá: 3-4 nhánh
- Cần tàu: khoảng 5-6 nhánh
- Bột năng
- Hạt nêm, nước mắm chay, dầu thực vật, muối, đường
- Cách thực hiện:
- Bước 1: Sơ chế: Đậu đỏ rửa sạch, ngâm với nước để qua đêm. Cà rốt rửa sạch, để cho ráo nước sau đó cắt hạt lựu. Bông cải thái thành hình bông hoa nhỏ, ngâm với nước muối loãng trong 5 phút rồi vớt ra, để ráo nước. Nấm tuyết ngâm nở với nước ấm. Sau đó rửa sạch, để cho ráo nước rồi cắt nhỏ. Đậu hũ non bỏ ra khỏi khay, cắt khối vừa miếng. Hành lá, cần tàu rửa sạch, thái khúc nhỏ.
- Bước 2: Xào chả cá chay: Cho vào chảo một muỗng dầu ăn, đun nóng. Sau đó phi thơm cùng hành lá đã cắt nhỏ. Cho chả cá chay vào xào xơ cùng một chút mắm và tắt bếp. Để có một bát canh súp đậu đỏ ngon bạn hãy chú ý nêm nếm vừa đủ để chả cá ngấm gia vị.
- Bước 3: Hầm đậu đỏ: Vớt đậu đỏ đã ngâm, rửa lại với nước sạch. Chuẩn bị một nồi hầm với 1.5 lít nước, ninh đậu đỏ trong khoảng 60 phút để đậu thật mềm. Nếu có nồi áp suất, bạn có thể sử dụng để định nhanh mềm và tiết kiệm thời gian nấu nướng.
- Bước 4: Nấu súp: Khi đậu đã mềm, cho cà rốt đã thái vào nồi đợi nước sôi trở lại. Tiếp theo, thả bông cải và chả cá chay vào, đun trong 2 phút. Sau đó cho thêm nấm tuyết và đun sôi. Nêm nếm gia vị gồm đường, hạt nêm chay và nước mắm vừa miệng. Pha loãng 2 muỗng bột năng với nước, sau đó đổ từ từ vào nồi canh đang nấu, khuấy nhanh để bột không bị vón cục lại. Cuối cùng, cho đậu hũ non vào đảo nhẹ và tắt bếp.
Ăn chay là gì? Các chế độ của ăn chay?
Ăn chay còn được gọi là ăn lạt hay trai giới. Đây là một chế độ ăn uống loại bỏ hết những thực phẩm từ động vật. Nói chính xác là các loại thịt như thịt đỏ, thịt gia cầm, hải sản, côn trùng,… Người ăn theo chế độ này thường chỉ ăn những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật. Như trái cây, rau quả, ngũ cốc, các loại hạt,… Ngoài ra, vẫn có các trường phái ăn chay ăn các sản phẩm từ trứng, sữa, hoặc mật ong, bơ, phô mai hay kem, váng sữa,…
Trước kia, chế độ này dành cho những người theo đạo. Chủ yếu là Đạo Phật, Kitô Giáo và Ấn Độ Giáo. Nhưng ngày nay đây không còn là thói quen ăn uống đạm bạc chỉ dành cho người tu hành nữa. Chế độ ăn này đã trở thành một phong trào sống khỏe, an vui. Đó là chế độ ăn uống lành mạnh, đang được giới khoa học khuyến khích khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, ăn chay mà không hiểu biết, ăn sai cách sẽ dẫn đến hậu quả xấu cho sức khỏe.
- Các chế độ ăn chay phổ biến hiện nay:
- Chế độ ăn Lacto-ovo: không ăn hoàn toàn gia súc, gia cầm, các loại cá, hải sản… nhưng có thể ăn trứng, sữa và các chế phẩm từ chúng.
- Chế độ ăn chay Lacto: không dùng thịt từ các loại động vật, thủy hải sản kể cả các loại trứng của chúng nhưng bạn có thể uống sữa và ăn chế phẩm từ sữa.
- Chế độ Ovo: ngược lại với Lacto, bạn có thể ăn trứng gia cầm nhưng không được ăn các loại thịt gia súc, gia cầm, cá, hải sản và kể cả sữa từ chúng. – – – – Ăn chay kiểu Pescetarian: Loại bỏ hoàn toàn thịt gia súc gia cầm nhưng lại được ăn cá, trứng và đôi khi được dùng sữa.
- Chế độ ăn chay thuần: đây là chế độ ăn chay nghiêm ngặt nhất mà theo đó, bạn cần loại bỏ hoàn toàn thịt từ các loại động vật, kể cả những sản phẩm liên quan đến chúng như mật ong, sữa… Với chế độ ăn chay thuần của người theo Phật giáo, họ còn không dùng luôn các gia vị nặng mùi và cay nóng như hành, tiêu, tỏi, ớt,…
Lợi ích của ăn chay?
Chế độ ăn chay lành mạnh sẽ giúp bạn có nhiều sức khỏe với nhiều chất xơ, vitamin C và E, axit folic, magie, chất béo không bão hòa và phytochemical. Vì vậy, lợi ích của việc ăn chay sẽ giúp bạn giảm cholesterol, giảm huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
- Giảm cholesterol
Mỡ động vật thường không mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho bạn vì chúng sẽ làm tăng mức cholesterol trong cơ thể. Trong khi đó, chế độ ăn chay sẽ chỉ cung cấp cho bạn đủ lượng cholesterol cần thiết cho cơ thể mỗi ngày.
Các nghiên cứu ở Hàn Quốc cũng cho thấy những người thực hiện chế độ ăn chay lâu dài có lượng chất béo và cholesterol trong cơ thể thấp hơn so với người không ăn chay.
- Cải thiện sự trao đổi chất
Thực phẩm chay thường rất dễ tiêu hóa nên lợi ích của việc ăn chay sẽ giúp bạn tăng cường trao đổi chất. Ngoài ra, tỷ lệ trao đổi chất ở những người có chế độ ăn chay là khá cao nên sẽ càng giúp bạn đốt cháy nhiều chất béo để giảm cân.
tăng tuổi thọ
Ăn nhiều trái cây và rau củ thông qua chế độ ăn chay sẽ giúp loại bỏ độc tố và hóa chất tích tụ trong cơ thể. Từ đó, chế độ ăn chay sẽ giúp bạn sống khỏe mạnh và kéo dài tuổi thọ.
- Giảm huyết áp
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người ăn chay có huyết áp thấp hơn so với những người ăn thịt. Thực phẩm từ thực vật có xu hướng ít chất béo, natri và cholesterol nên tác động tích cực đến huyết áp của bạn. Trái cây và rau quả cũng có nồng độ kali tốt nên giúp bạn giảm huyết áp.
- Giảm nguy cơ bị béo phì
Khi ăn chay, bạn sẽ cẩn thận hơn trong việc lựa chọn thực phẩm nên sẽ tránh được tình trạng ăn quá nhiều hoặc chỉ lựa chọn những thực phẩm dựa trên cảm xúc. Khi không cần phải ăn kiêng món gì, bạn thậm chí còn có xu hướng ăn quá độ và làm tăng nguy cơ bị béo phì.
Khoa nhi bệnh viện đại học Ghent ở Bỉ cho biết chế độ ăn chay trường là một trong những cách tốt nhất giúp giảm nguy cơ bị đột quỵ và béo phì.
- Giảm rủi ro bị tiểu đường tuýp 2
Bạn thực hiện chế độ ăn chay lành mạnh sẽ giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng như những biến chứng của bệnh. Những thực phẩm chay có chứa ít đường sẽ giúp bạn giữ lượng đường trong máu ổn định là ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, các loại hạt.
Theo một nghiên cứu cho thấy những người không ăn chay có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn gấp đôi so với những người ăn chay.
- Giảm triệu chứng trầm cảm
Nhiều nghiên cứu cho thấy những người ăn chay thường hạnh phúc hơn nhiều so với người không ăn chay. Hơn nữa, những thực phẩm chay có nguồn gốc là thực phẩm hữu cơ sẽ có tác dụng làm mới tâm trí của bạn và giúp bạn có suy nghĩ tích cực.
- Giảm nguy cơ phát triển bệnh đục thủy tinh thể
Một nghiên cứu được tiến hành bởi Khoa Y học lâm sàng Nuffield tại Đại học Oxford cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa nguy cơ phát triển bệnh đục thủy tinh thể và chế độ ăn uống. Người không ăn chay hoặc người ăn thịt sẽ có rủi ro cao nhất, ngược lại người ăn chay có nguy cơ phát triển bệnh thấp nhất.
- Cải thiện sức khỏe tim
Những người ăn chay giảm 1/3 nguy cơ bị tử vong hoặc phải nhập viện vì bệnh tim. Lợi ích của việc ăn chay giúp cải thiện sức khỏe tim mạch với các loại ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, các loạt hạt, rau củ, trái cây…
- Giảm nguy cơ ung thư
Chế độ ăn thuần chay sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc các loại ung thư và ngăn ngừa một số bệnh ung thư ở phụ nữ. Trong khi đó, chế độ ăn chay lacto-ovo sẽ giúp bạn ngăn ngừa ung thư ở đường tiêu hóa. Hơn nữa, các chế độ ăn chay nói chung sẽ giúp bạn giảm thiểu phần nào nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng.
- Giảm triệu chứng hen suyễn
Một nghiên cứu của Thụy Điển cho thấy chế độ ăn chay, cụ thể là thuần chay, giúp bạn giảm các triệu chứng của bệnh hen suyễn. Kết quả là 22 trong số 24 người tham gia chế độ ăn thuần chay trong một năm nhận thấy sự cải thiện triệu chứng bệnh hen suyễn.
Các nhà nghiên cứu cho rằng một số loại thực phẩm từ động vật sẽ tạo ra phản ứng dị ứng hoặc viêm. Do đó, bạn có thể giảm đi triệu chứng bệnh khi loại bỏ những thực phẩm này khỏi chế độ ăn uống.
- Tăng sức khỏe xương
Tỷ lệ loãng xương thường thấp hơn ở những quốc gia xem chế độ ăn chay là chủ yếu. Các sản phẩm từ động vật sẽ ép canxi ra khỏi cơ thể bạn, gây ra tình trạng mất xương và loãng xương.
Hi vọng bạn sẽ chọn chọn những món ăn phù hợp với khẩu vị của mình.Trên đây là top 15 món chay dễ làm, thơm ngon, dinh dưỡng cũng như ý nghĩa và lợi ích của việc ăn chay. Chúc bạn thành công!