Xu hướng

Mách bạn cách thoát khỏi bệnh đau dạ dày một lần và mãi mãi

Ngày đăng: 09.01.2019 - 08:40

Bệnh đau dạ dày là một trong những căn bệnh phổ biến của người dân Việt Nam nói chung, đặc biệt ở những người trẻ tuổi vì không có chế độ ăn uống hợp lý. Vì vậy chúng ta cần có cách điều trị bệnh đau dạ dày một cách phù hợp để không làm ảnh hưởng đến cuộc sống. Cùng chúng tôi tìm hiểu triệu chứng, nguyên nhân bệnh đau dạ dày và cách chữa bệnh triệt để nhé.

Dạ dày là nơi chúng ta chuyển hóa thức ăn và chất dinh dưỡng vào trong cơ thể, giúp cơ thể có năng lượng để hoạt động mỗi ngày. Trước thông tin tràn lan về cách chữa bệnh dạ dày trên internet hiện nay thì nhu cầu tìm được cách chữa bệnh đau dạ dày hiệu quả ngày càng cấp bách. Chính vì lý do này mà hôm nay mình sẽ tổng hợp tất cả những gì liên quan đến bệnh đau dạ dày, nguyên nhân, triệu chứng bệnh đau dạ dày và cách chữa bệnh đau dạ dày tại đây.

1. Bệnh đau dạ dày là gì?

mach-ban-cach-thoat-khoi-benh-dau-da-day-mot-lan-va-mai-mai-1

Bệnh đau dạ dày.

Bệnh đau dạ dày hay còn gọi là bệnh đau bao tử là hiện tượng dạ dày bị tổn thương chủ yếu do viêm loét dạ dày gây ra. Khiến người bệnh phải đối mặt với những cơn đau âm ỉ vô cùng khó chịu nhất là lúc bạn ăn quá no hoặc quá đói. Bệnh đau dạ dày thường gặp phải ở những người thức đêm thường xuyên, sử dụng nhiều rượu bia. Đây là các nguyên nhân chính gây ra bệnh đau dạ dày, để tìm hiểu kỹ hơn các nguyên nhân này các bạn có thể xem chi tiết bên dưới.

2. Dấu hiệu bệnh đau dạ dày

Thay đổi thói quen đại tiện

Đầy hơi liên quan với đau bụng, thay đổi thói quen đại tiện, hoặc giảm cân không giải thích được có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn nhiễm một ký sinh trùng gọi là Giardia trong đường ruột.

Ngoài ra, đầy hơi có thể là một kết quả của việc ăn quá nhiều hoặc nuốt quá nhiều không khí. Nhưng đầy hơi đột ngột xảy ra không có lý do rõ ràng, đi kèm với các triệu chứng như đau hoặc có máu trong phân là dấu hiệu không nên bỏ qua. Nó có thể là dấu hiệu của các bệnh như trào ngược dạ dày (GERD), hội chứng ruột kích thích (IBS), sỏi mật, táo bón và bệnh loét dạ dày.

Giảm cân nhanh

mach-ban-cach-thoat-khoi-benh-dau-da-day-mot-lan-va-mai-mai-2

Giảm cân nhanh là dấu hiệu đau dạ dày.

Giảm cân không thể giải thích có thể là một triệu chứng của nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó liên quan đến hệ tiêu hóa. Những bệnh về đường ruột thường khiến bệnh nhân giảm cân rất nhanh.

Đây có thể là triệu chứng của ung thư đại tràng, tuyến tụy, dạ dày hoặc các bệnh bệnh loét dạ dày, bệnh Crohn… cản trở khả năng cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng.

Thiếu máu

Sắt giúp các tế bào hồng cầu mang oxy đến các mô của cơ thể. Khi cơ thể thiếu sắt sẽ khiến bạn rất mệt mỏi, đau đầu, vàng da, móng dễ gãy, rụng tóc. Nếu thiếu máu, bạn có thể phải đi khám chuyên khoa tiêu hóa.

Thiếu máu có thể do mất máu trong đường ruột vì ung thư ruột kết, ung thư dạ dày hoặc bệnh loét, viêm ruột.

Đau tức vùng bụng trên

Đau tức vùng bụng trên là một trong những dấu hiệu điển hình của viêm loét dạ dày giai đoạn đầu.

Vùng bụng trên rốn thường xuất hiện những cơn đau bất thường, ngày càng dày và nặng hơn. Thời gian đầu, cơn đau thường xuất hiện khi đói quá hoặc no quá.

Sờ thấy u trước bụng

Ở một số trường hợp bệnh nặng, khi khối u đã phát triển lớn thì bạn có thể sờ thấy khối u bất thường trước bụng. Khi phát hiện triệu chứng này có nghĩa là bệnh đã nặng. Một số người còn có thể sờ thấy bọc u trong ổ dạ dày, ấn vào có cảm giác đau.

Đầy hơi

mach-ban-cach-thoat-khoi-benh-dau-da-day-mot-lan-va-mai-mai-3

Triệu chứng đầy hơi.

Đây là biểu hiện phổ biến đầu tiên của chứng đau dạ dày. Bạn thường cảm thấy chướng bụng, đầy hơi khó chịu thậm chí ngay cả khi ăn đã lâu. Cảm giác bụng đầy hơi có thể giảm dần sau khi hoạt động thể chất hoặc làm việc.

Tuy nhiên, tình trạng này liên tục xuất hiện và kéo dài sau mỗi bữa ăn khiến bạn dễ chán ăn, ăn kém, mệt mỏi. Ngoài ra, bạn có cảm giác khó nuốt, đặc biệt các triệu chứng nặng thêm theo thời gian. Khó nuốt kèm theo ho, khàn tiếng, hoặc có cảm giác đầy bụng dù ăn rất ít có thể là dấu hiệu của ung thư thực quản.

XEM THÊM: Bệnh hôi miệng gây trở ngại giao tiếp và cách điều trị tận gốc

3. Nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày

Các nguyên nhân dẫn đến bệnh đau dạ dày cũng đa dạng như triệu chứng của nó. Trong số đó thì vi khuẩn Hp (Helicobacter Pylori) là một trong những nguyên nhân hàng đầu đẫn đến tình trạng đau dạ dày.

Đau dạ dày do nhiễm khuẩn Hp thường ở dưới dạng cấp hoặc mãn tính, niêm mạc dạ dày bị tổn thương ở một phần hoặc tất cả dạ dày. Ban đầu bệnh chỉ có biểu hiện viêm nông, nhưng theo thời gian vi khuẩn Hp có thể khiến dạ dày bị teo niêm mạc.

Cách thăm khám trực quan thông thường có thể dẫn đến việc bỏ sót nguyên nhân hàng đầu trong việc truy tìm thủ phạm dẫn đến tình trạng đau dạ dày. Chính vì thế, để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ thường sử dụng biện pháp nội soi và kết hợp xét nghiệm nhằm kiểm tra loại vi khuẩn này có tồn tại hay không.

Bên cạnh đó, chế độ ăn uống phản khoa học, không điều độ cũng góp phần rất lớn khiến cho dạ dày bị suy yếu và tổn thương. Ăn không đúng giờ giấc, ăn trước khi đi ngủ hoặc ăn quà vặt nhiều lần trong ngày đều khiến quá trình bài tiết dịch vị tiêu hóa bị rối loạn, từ đó dẫn đến bệnh đau dạ dày.

Ngoài ra, sử dụng nhiều các thức uống có cồn như bia, rượu,… không chỉ khiến niêm mạc dạ dày bị bào mòn, còn ảnh hưởng đến các chức năng của gan và có hại đến hệ thống thần kinh trung ương. Chính vì vậy để phòng tránh cũng như hỗ trị điều trị bệnh đau dạ dày, bạn nên giảm thiểu một cách tối đa và thậm chí kiêng hẳn bia rượu để có được kết quả tốt nhất.

XEM THÊM: Coi chừng nếu trẻ em bị bệnh viêm đường hô hấp trên

5. Cách thức chẩn đoán bệnh đau dạ dày

Dựa vào những triệu chứng lâm sàng tiêu biểu, kết hợp với bệnh sử gần đây của bệnh nhân, bác sĩ có thể kê đơn và cho thuốc sau khi hỏi bệnh và thăm khám bên ngoài. Tuy nhiên nếu bệnh đã chuyển sang dạng mãn tính, hoặc các biểu hiện không rõ ràng, chỉ định nội soi, xét nghiệm máu và làm sinh thiết là những biện pháp nghiệp vụ cần thiết để xác định chính xác bệnh nhân có bị đau dạ dày hay không và đang tiến triển ở giai đoạn nào.

Có rất nhiều dạng đau dạ dày mà phổ biến nhất là viêm dạ dày nông và viêm teo niêm mạc. Bên cạnh đó chứng viêm dạ dày sướt hoặc xuất huyết cũng có thể xảy ra do những căng thẳng về tâm lý, sử dụng quá nhiều các loại thuốc giảm đau hoặc bia rượu.

Một lưu ý nhỏ nhưng không kém phần quan trọng đó là bệnh nhân cần phải xác định được mình có bị đau dạ dày do nhiễm vi khuẩn Hp hay không. Cách thức đơn giản nhất để biết được đó chính là chú ý đến kết quả âm tính hoặc dương tính với vi khuẩn Hp mà bạn luôn được biết sau khi thăm khám xong. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu muốn biết thêm về tình trạng bệnh lý của mình cùng các kiến thức chuyên sâu khác về y khoa.

6. Các biến chứng thường gặp của bệnh đau dạ dày

Đau dạ dày thường không có nhiều những biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên nếu bị xuất huyết dạ dày với biểu hiện là nôn hoặc đi ngoài ra máu thì bạn cần hết sức cẩn trọng và nhanh chóng đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế nơi gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Bên cạnh đó, đau dạ dày với nguyên nhân do nhiễm khuẩn Hp dễ dẫn đến tình trạng viêm loét và ung thư dạ dày. Chính vì vậy khi có những dấu hiệu đầu tiên của bệnh bạn cần phải đề cao cảnh giác và tuân thủ phác đồ điều trị càng sớm càng tốt.

7. Cách điều trị bệnh đau dạ dày

Đây là một bệnh lý có liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống, sinh hoạt và làm việc của mỗi người. Chính vì vậy bên cạnh việc sử dụng đúng cách các loại thuốc mà bác sĩ đã kê đơn, người bệnh cũng cần phải chú ý điều chỉnh lại lối sống của mình sao cho hợp lý và khoa học, ví dụ như:

  • Ăn uống đúng giờ, hạn chế các chất kích thích như chua, cay, nóng
  • Hạn chế sử dụng bia rượu
  • Chế độ làm việc và nghỉ ngơi cân bằng
  • Thư giãn cơ thể và tinh thần
  • Không hút thuốc lá
  • Tránh lạm dụng các loại thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau

Đối với trường hợp bệnh nhân bị đau dạ dày do nhiễm vi khuẩn Hp, phác đồ điều trị thường kéo dài khoảng 7-14 ngày. Tùy theo từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể điều chỉnh liều lượng cũng như thời gian sao cho hợp lý về tình trạng bệnh của mỗi người.

8. Các bài thuốc dân gian trị đau dạ dày hiệu quả

Cách trị đau dạ dày bằng tim lợn

Chắc mọi người đều bất ngờ với cách chữa này.. Đây là 1 cách chữa đơn giản nhưng không kém hiệu quả chỉ cần dùng 1 quả tim lợn, rửa sạch, rồi thái mỏng ướp chung với tiêu trắng và cho thêm các loại gia vị khác cho vừa ăn. Sau đó đem hấp chín là có thể dùng được. Mỗi ngày ăn món này vào 1 buổi sáng trong 1 tuần những triệu chứng bệnh đau dạ dày từ từ giảm hẳn và ăn cho đến khi hết thì thôi.

mach-ban-cach-thoat-khoi-benh-dau-da-day-mot-lan-va-mai-mai-4

Phương pháp chữa đau dạ dày bằng tim lợn.

Cách trị đau dạ dày bằng bột nghệ (Nghệ đen hoặc nghệ vàng) và mật ong

Nghệ vàng và nghệ đen đều có tác dụng chống loét dạ dày, giảm tiết dịch vị và nhờ tinh dầu nghệ có tính kiềm nên giúp làm giảm độ acid của dịch vị, nghệ vàng còn có tác dụng chống viêm và làm lành vết loét nên dân gian hay dùng chung với mật ong để chữa đau dạ dày do thừa dịch vị. Mật ong cũng có tác dụng làm êm dịu tránh kích ứng ở dạ dày.

Cách trị đau dạ dày bằng gừng

Gừng là một trong những vị thuốc tự nhiên chữa bệnh tốt nhất. Gừng chứa các thành phần kháng viêm cũng như có tác dụng chống oxy hóa. Sử dụng một lát gừng tươi sẽ giúp bạn dễ chịu hơn khi bị đau hay co thắt dạ dày.

Thêm một vài lát gừng thái nhỏ vào tách trà buổi sáng hoặc buổi tối, đặc biệt là trà xanh sẽ hạn chế được cơn đau dạ dày trong vòng 2-3 ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm một thìa nước cốt gừng tươi và một thìa nước chanh vào cốc nước lọc sau đó nguấy đều. Tiếp theo thêm một thìa mật ong vào hỗn hợp trên và uống đều đặn vào buổi sáng hàng ngày.

Cách chữa đau dạ dày từ hạt thì là

mach-ban-cach-thoat-khoi-benh-dau-da-day-mot-lan-va-mai-mai-5

Phương pháp chữa đau dạ dày bằng hạt thì là.

Là 1 loại gia vị có mùi thơm đặc trứng giúp tăng hương vị cho món ăn thêm đậm đà.. không những thế mà trong dân gian hạt thì là còn chữa được một số bệnh đường tiêu hóa rất hay như viêm loét dạ dày, đau dạ dày...Cách này hết sức đơn giản chỉ cần nhai nhuyễn 1 muỗng hạt thì là sau khi ăn là được.. Tuy đơn giản nhưng phải kiên trì dùng liên tục trong vài tuần thì mới có kết quả được nhé.

Cách trị đau dạ dày bằng chuối hột

Ít ai biết công dụng của chuối hột là cách chữa đau dạ dày hiệu quả an toàn, không có tác dụng phụ. Bài thuốc: Dùng quả chuối hột già, xắt mỏng, phơi khô trong bong râm rồi nghiền nhỏ thành bột. Khi uống thì pha cùng nước ấm. Uống 3 lần/ ngày trước mỗi bữa ăn.

Cách chữa đau dạ dày bằng hạt bưởi

Khi ăn quả bưởi mọi người đều bỏ hạt mà không biết hạt bưởi lại có tác dụng giúp giảm nhanh các cơn đau dạ dày và 1 số triệu chứng khác của đau dạ dày rất hay bằng cách như sau.. Trước tiên chuẩn bị 100g hạt bưởi già càng tốt cho vào cốc đựng 200ml nước sôi, sau khoảng 2-3 tiếng lọc lấy phần nước nhầy rồi dùng sau khi ăn được 2 tiếng.. Áp dụng đều đặn cách này tin chắc rằng sẽ sớm hết đau dạ dày chỉ trong thời gian ngắn thôi.

mach-ban-cach-thoat-khoi-benh-dau-da-day-mot-lan-va-mai-mai-6

Công dụng chữa đau dạ dày bằng hạt bưởi ít ai biết.

Cách trị đau dạ dày bằng cây nha đam

Nhựa của nha đam có tác dụng kích thích tiêu hóa, nhuận tràng, tẩy xổ, dùng chữa chứng táo bón, nó còn giúp ức chế men pepsin và acid hydrochloric không tiết ra nhiều gây viêm loét dạ dày. Mỗi ngày dùng khoảng 10g lá tươi, gọt vỏ, lấy lớp nhựa trong đun sôi trong nước rồi uống.

Cách trị đau dạ dày bằng nước ép bạc hà

Lá bạc hà có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và được sử dụng để chữa trị chứng đau và co thắt dạ dày.

Cách sử dụng:

  • Nhai một hoặc hai lá bạc hà tươi 2-3 lần trong vài ngày sẽ dịu bớt cơn đau dạ dày của bạn.
  • Cho một vài nhánh bạc hà vào một cốc trà nóng. Uống 2-3 lần trong ngày.
  • Trà bạc hà sẽ giúp bạn làm dịu mát những cơn đau dạ dày.

Cách trị đau dạ dày bằng khoai tây

Khoai tây gọt bỏ vỏ, nghiền nát, lọc lấy nước, đun sôi để uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 thìa to, liên tục trong 2-3 tuần.

Chữa bệnh đau dạ dày bằng lá mơ

Thường được dùng để chiến biến ra nhiều món ăn hấp dẫn. Trong dân gian Lá mơ còn được biết như 1 vị thuốc chữa đau dạ dày rất hay chỉ cần mỗi ngày ăn sống 20g lá mơ.. Nếu thấy ngán có thể ép lấy nước cốt uống mỗi ngày cũng được. cách này có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng bệnh đau dạ dày.

mach-ban-cach-thoat-khoi-benh-dau-da-day-mot-lan-va-mai-mai-7

Chữa đau dạ dày bằng lá mơ.

Cách chữa bệnh đau dạ dày bằng cam thảo

Cam thảo giúp căn bằng axit trong dạ dày, phục hồi các vết loét trong dạ dày nhanh chóng.. Vì vậy người bệnh đau dạ dày chỉ cần ăn một miếng cam thảo trước bữa cơm hoặc dùng chúng để hãm với nước trà uống mỗi ngày cũng giúp giảm được các chứng đau vùng thượng vị, ợ chua, đầy hơi,..

9. Cách phòng tránh bệnh đau dạ dày

  • Không nên ăn quá nhanh, vội vàng thay vào đó nên ăn chậm rãi nhai kỹ để thức ăn được nghiền nát khi đó thức ăn đưa vào dạ dày sẽ dễ tiêu hóa và giảm áp lực giúp bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày tốt hơn.. Tuy đây là thói quen đơn giản nhưng mang lại hiệu quả bất ngờ..
  • Một nguyên nhân gây đau dạ dày mà có rất nhiều người thường hay bỏ quá đó chính là ăn uống không đúng giời giấc thường xuyên bỏ bửa.. Hoặc có thể là ăn quá nhiều làm bụng căng tức hoặc khi qua cơn đói mới ăn cũng không tốt cho dạ dày.. Thói quen này nên bỏ ngay thay vào đó ăn uống đúng giời giấc sẽ tốt hơn cho dạ dày và hệ tiêu hóa.
  • Những thức ăn có nhiều dầu mỡ, chiên, rán không chỉ không tốt cho sức khỏe mà còn gây hại cho dạ dày. Vì vậy tuyệt đối không nên ăn những thực phẩm này.
  • Rượu bia, cà phê, ăn nhiều gia vị chua cay cũng là các thực phẩm cần hạn chế ăn thay vào đó nên bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả.. Đặc biệt là vitamin C.. Ngoài ra nên uống nhiều nước mọi ngày.. Tránh uống nước trong khi đang ăn hoặc sau khi ăn sẽ không tốt cho dạ dày nhé..

Trên đây là các thông tin về bệnh đau dạ dày và cách điều trị hiệu quả. Chúc mọi người luôn khỏe mạnh.

Tin khác cùng mục

ĐƠN VỊ VẬN CHUYỂN TOÀN QUỐC

A8
A7
A6
A5
A4
A3
A2
A1
A8
A7
A6
A5
A4
A3
A2
A1
A8
A7
A6
A5
A4
A3
A2
A1