Tài chính

KOC là gì? KOC khác KOL ở điểm nào? Nên chọn KOC để làm Marketing?

Ngày đăng: 11.08.2022 - 09:50

KOC là gì? Có lẽ đây là câu hỏi đang được rất nhiều người đặt ra. Bởi đây là một thuật ngữ “mới nổi” và còn khá xa lạ với họ. Vậy hiểu KOC như thế nào? Có những thông tin gì cần biết về thuật ngữ này? Hãy đọc bài viết bên dưới để tìm hiểu thêm nhé!

1. KOC là gì?

koc-la-gi-1658975191

KOC là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Key Opinion Consumer”, nghĩa là người tiêu dùng chủ chốt hay cụ thể hơn là những người có khả năng ảnh hưởng sâu đến quyết định mua hàng thông qua việc trải nghiệm sản phẩm.

Công việc chính của KOC chính là thử nghiệm các sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp cung cấp. Sau đó đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan, đáng tin cậy trên các trang mạng xã hội mà họ sử dụng. Từ đó, giúp tác động tích cực đến quyết định mua hàng của khách hàng, mang lại doanh thu cho doanh nghiệp.

2. Sự khác biệt giữa KOC và KOL

Để so sánh và chỉ ra được điểm khác biệt giữa hai thuật ngữ KOL và KOC là gì, chúng ta sẽ xét nó trên 3 tiêu chí: mức độ phổ biến, quy mô khán giả và tính chuyên môn.

koc-la-gi-1-1658974985

Mức độ phổ biến

Về KOL

KOL là viết tắt của Key Opinion Leader, nghĩa là những người có tầm ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực chuyên môn của họ.

Họ sẽ được doanh nghiệp ký hợp đồng, trả tiền và sử dụng sản phẩm, dịch vụ một cách miễn phí để quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp trên quy mô lớn.

Về KOC

Còn KOC sẽ là những người nhận sản phẩm hoặc bỏ tiền mua sản phẩm và và trực tiếp trải nghiệm sản phẩm đó trên cương vị của một khách hàng.

Sau khi dùng, họ sẽ xem xét, đánh giá và chia sẻ những ưu nhược điểm của sản phẩm, dịch vụ đó cho những người follow họ. Khi đó, họ sẽ nhận được một khoản phí từ phía doanh nghiệp. Nói chung, KOC không có độ phủ lớn nhưng có tác động mạnh hơn so với KOL.

Quy mô khán giả

Về KOL

Ngay từ ý nghĩa của nó cũng có thể hiểu những KOL là những người sở hữu lượng một lượng người theo dõi lớn trên các trang mạng xã hội như: Tiktok, Facebook, Instagram hoặc YouTube. Một KOL có thể là người từ 10.000 người đến hàng triệu người theo dõi mình.

Nghĩa là họ có một quy mô khách hàng lớn và khi doanh nghiệp lựa chọn họ, họ sẽ giúp sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến với nhiều khách hàng nhất trong cộng đồng của họ.

Tùy vào mục đích của kế hoạch mà đưa ra lựa chọn để chọn KOL hợp lý. Vì nếu muốn có càng nhiều người tiếp cận thì giá booking của KOL đó càng lớn. Vậy nên lựa chọn đúng sẽ giúp bạn tối ưu được ngân sách Marketing.

Về KOC

KOC ở hiện tại có thể sẽ không có số lượng người theo dõi lớn như KOL, nhưng nếu họ kiên trì thì số lượng đó cũng sẽ tăng lên. Bởi cách nhận xét, đánh giá của họ có phần chân thực, dễ tin tưởng hơn so với KOL nhiều. Vậy nên, dù số lượng có ít nhưng chất lượng tác động lại khá lớn, hiệu quả.

Mặc khác, trên các trang mạng xã hội hiện nay như facebook, Tiktok, Instagram hay Youtube, chỉ lượng follow thôi cũng không thể tính được số lượng người tiếp cận. Vậy nên khách hàng có thể biết được sản phẩm của doanh nghiệp thông qua KOC có thể lớn hơn theo cách nào đó.

Tính chuyên môn

Về KOL

Như đã đề cập thì KOL sẽ là những nhóm người có tầm ảnh hưởng lớn hoặc có hiểu biết sâu rộng trong một lĩnh vực chuyên môn định của họ. Bằng những kiến thức mà mình có được, cùng độ uy tín đã gầy dựng của mình, KOL sẽ ký các hợp đồng quảng cáo từ doanh nghiệp và thực hiện nội dung để thuyết phục người mua sử dụng sản phẩm.

Về KOC

Mặt khác, như đã giải thích "KOC là gì ?", vậy nên KOC không cần là người có quá nhiều chuyên môn, am hiểu sâu rộng về sản phẩm đó. Mà họ sẽ trong vai một người tiêu dùng thực tế, đi mua hàng và trải nghiệm nó. Để rồi đưa ra những đánh giá mang tính cá nhân về sản phẩm, dịch vụ đó.

3. Làm sao để đánh giá chất lượng KOC?

Để đo lường hiệu quả mà các KOC mang lại, thông thường sẽ đánh giá dựa trên 3 chỉ số: relevant, performance, growth

koc-la-gi-5-1658975886

Relevant của KOC là gì?

Đây là chỉ số dùng để đo lường độ viral, cho thấy mức độ phù hợp của Influencer đối với từng lĩnh vực sản phẩm khác nhau.

Một Influencer không chỉ hoạt động trên một mà là trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, relevant score cao sẽ phụ thuộc vào mức độ chuyên môn và tần suất của Influencer (thường trên 60%) sẽ được xếp vào bảng xếp hạng của Influencer.

Và mức độ phù hợp của Influencer sẽ được đánh giá dựa trên Audience của KOL và Brand cùng Content mà KOL xây dựng tại kênh của họ.

Performance của KOC

Chỉ số thứ hai này là chỉ số dùng để đo lường hiệu quả bán hàng dựa trên content mà KOL đã chia sẻ và quảng bá. Chỉ khi những nội dung mà Influencer chia sẻ có sức thu hút đối với khách hàng và khiến khách hàng có ý định sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mới chứng tỏ được Influencer đó có tác động lớn đến khách hàng và có hiệu quả trong việc bán được hàng của doanh nghiệp.

Growth

Để tiếp cận với thị trường mở ngày nay, doanh nghiệp không thể chỉ dựa trên những thông tin có sẵn về các sản phẩm, thương hiệu để gửi đến khách hàng.

Mà cần từ những thông tin đó để sáng tạo những nội dung mới, cập nhật các xu hướng mới trên thị trường và từ đó lên được kế hoạch Marketing tốt nhất.

Sau đó, xem xét những KOL phù hợp với định hướng sản phẩm của doanh nghiệp cũng như có tác động mạnh mẽ đến khách hàng để mang về được hiệu quả cao nhất cho chiến dịch quảng cáo.

4. KOC kiếm tiền như thế nào?

Nếu như KOL kiếm tiền dựa trên việc ký kết hợp đồng quảng cáo với bên doanh nghiệp, doanh nghiệp là người đến tìm KOL.

koc-la-gi-6-1658975975

Thì với KOC, họ sẽ là người chủ động tìm kiếm, lựa chọn và sử dụng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Sau đó, nhận xét và chia sẻ với cộng đồng của họ để tạo ra đơn bán hàng cho doanh nghiệp. Và dựa vào số đơn bán được đó, doanh nghiệp sẽ chi trả tiền hoa hồng cho KOC.

Ngoài ra, các KOC vẫn có thể kiếm được tiền từ việc làm Youtuber; làm mẫu ảnh; hoặc từ việc tham gia vào các chiến dịch quảng bá thương hiệu.

5. Vì sao marketer nên chọn KOC

Tuy chỉ mới xuất hiện trên thị trường, song KOC đã cho thấy nó là một hình thức Marketing vô cùng hiệu quả. Bởi:

Tiết kiệm chi phí cho nhãn hàng:

Để chọn một KOL làm đại diện quảng cáo cho sản phẩm của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ phải trả một khoản phí lớn tùy vào độ nổi tiếng của KOL đó. Bên cạnh đó còn có các mức phí cho việc sáng tạo nội dung, các ấn phẩm truyền thông kèm theo.

Trong khi đó, lựa chọn KOC, doanh nghiệp chỉ chi hoa hồng khi mà sự chia sẻ, đánh giá, nhận xét của KOC đó mang lại đơn hàng cho mình. Việc này có hiệu quả hơn nhiều và rất phù hợp với các doanh nghiệp SMEs.

Tăng doanh thu hiệu quả:

Để kinh doanh trong thời đại 4.0 và khi con người ngày càng hiện đại, hội nhập như hiện nay quả thật rất khó khăn. Bởi mỗi khách hàng đều cẩn thận với từng quyết định mua hàng của mình. Đa số họ đều muốn lắng nghe những nhận xét của các khách hàng dùng trước xem sản phẩm đó như thế nào mới quyết định nên mua hay không.

Vậy nên, đúng như khái niệm "KOC là gì?" đã giới thiệu ngay từ ban đầu, KOC là người có khả năng ảnh hưởng tới quyết định mua hàng của người khác. Và bằng những đánh giá chân thực, thực tế từ KOC sẽ dễ khiến khách hàng tin tưởng hơn, tác động tích cực hơn đến việc ra quyết định mua hàng của họ và giúp doanh nghiệp tăng doanh thu hiệu quả.

koc-la-gi-2-1658975521

Tạo lòng tin đối với khách hàng:

KOC không chỉ giúp doanh nghiệp có được kết quả hiệu quả hiện tại, mà bên cạnh đó, nhờ những chia sẻ chân thật từ họ mà doanh nghiệp sẽ dần lấy được và nuôi dưỡng lòng tin lâu dài với khách hàng.

KOC còn giúp cho doanh nghiệp và cả KOL biết được mức độ hiệu quả từ chiến dịch Marketing đã vạch ra. Từ đó điều chỉnh để sao chiến lược Marketing đó có kết quả tối ưu nhất.

Cầu nối xây dựng quan hệ với khách hàng:

KOC chính là cầu nối vững chắc kết nối doanh nghiệp với đối tượng khách hàng mục tiêu của mình. Bởi từ những chia sẻ đó của mình, KOC đã giúp định hình hình ảnh doanh nghiệp trong mắt khách hàng, tạo thiện cảm, tăng nhận diện thương hiệu trong tâm trí và thúc đẩy chuyển đổi gia tăng tỷ lệ mua hàng với các khách hàng mà doanh nghiệp hướng tới.

Một phần nữa, cũng bởi KOC có một vai trò vô cùng quan trọng trong vòng đời của sản phẩm, cụ thể:

  • Trước khi ra mắt: Bằng những kiến thức đối với sản phẩm của doanh nghiệp, KOC sẽ giúp doanh nghiệp thu thập được ý kiến từ khách hàng về sản phẩm mới đó bằng cách hỗ trợ thử nghiệm thị trường với chi phí thấp và thu hồi kết quả khảo sát có được từ khách hàng.
  • Sau khi ra mắt: Giai đoạn này doanh nghiệp cần nhận được phản hồi từ các thị trường mục tiêu về sản phẩm đó. Và lúc này KOC chính là yếu tố giúp doanh nghiệp xây dựng niềm tin về thương hiệu tại các thị trường, thúc đẩy bình luận về chủ đề chính và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.
  • Giai đoạn trưởng thành của sản phẩm: lúc này là khi sản phẩm đang trên đường đi đến giai đoạn thoái trào, vậy nên các KOC cần đảm bảo sản phẩm liên tục được nhắc đến và tiếp cận với khách hàng để kéo dài vòng đời sản phẩm.

Như vậy có thể thấy trong thời buổi ngày nay, KOC đang là một lựa chọn thông minh cho mọi doanh nghiệp. Bởi làm KOC vừa có thể tác động mạnh đến khách hàng, lại vừa giúp doanh nghiệp đo lường được mức độ hiệu quả của chiến dịch Marketing và đem doanh số thực về cho họ. Hiểu được "KOC là gì?" và những thông tin có trong bài viết trên sẽ giúp bạn có thể làm tốt công việc đấy.

Tin khác cùng mục

ĐƠN VỊ VẬN CHUYỂN TOÀN QUỐC

A8
A7
A6
A5
A4
A3
A2
A1
A8
A7
A6
A5
A4
A3
A2
A1
A8
A7
A6
A5
A4
A3
A2
A1