Xu hướng

EQ là gì? So sánh EQ và IQ có gì khác? Cái nào quan trọng?

Ngày đăng: 19.07.2022 - 13:27

Ngoài chỉ số thông minh IQ, EQ cũng là một chỉ số đánh giá không kém phần quan trọng của con người. Vậy chỉ số EQ là gì? Chỉ số này liệu có quan trọng hơn chỉ số IQ? ãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để trả lời ngay những câu hỏi này nhé!

1. EQ là gì?

Thuật ngữ EQ có lẽ đã không còn quá xa lạ. Ngày nay, EQ được coi là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá con người bên cạnh IQ. EQ có tên đầy đủ là emotional quotient hay còn gọi là chỉ số trí tuệ cảm xúc. Chỉ số nay đánh giá mức độ phản ứng và khả năng sáng tạo tiềm tàng trong mỗi con người. Tương tự như IQ chỉ số EQ được phân thành các nhóm khác nhau. Bao gồm:

  • EQ dưới 85: Nhóm có EQ thấp. Ở nhóm đối tượng này thì khả năng sáng tạo kém và thường chỉ chiếm phần nhỏ dân số của thế giới.
  • EQ từ 86 đến 115: Mức độ phổ biến nhất chiếm đại đa số trên thế giới. Ở mức độ này thì khả năng sáng tạo của con người được đánh giá ở mức độ tương đối.
  • EQ trên 115 đến 131: Nhóm có chỉ số EQ cao, chiếm khoảng 15 % dân số của thế giới. Theo nhiều nghiên cứu, những người có eq ở mức độ này thường dễ đạt được thành công.
  • EQ cao trên 131: Nhóm đặc biệt, chưa đến 2% dân số thế giới có mức EQ này.
dai-dien-chanhtuoi-5

Ý nghĩa của chỉ số EQ

Bên cạnh EQ là gì thì ý nghĩa của chỉ số EQ cũng được nhiều người đặc biệt quan tâm. Ở trong bất kì giai đoạn này thì tính sáng tạo luôn là một trong những yếu tố đặc biệt được coi trọng. Do vậy, không khó hiểu khi tại các cơ sở giáo dục hay các đơn vị tuyển dụng việc sử dụng các bài test EQ ngày càng nhiều. Dựa vào những trí tuệ cảm xúc để đánh giá khả năng của nhóm đối tượng người để có những phương pháp giáo dục hay vị trí thích hợp để từng người có thể phát huy hết khả năng là cực kì quan trọng.

Bên cạnh đó thông qua việc nghiên cứu về chỉ số này còn có thể giúp ích để xây dựng các phương pháp kích thích EQ, phát triển sức sáng tạo của con người. Ngoài khả năng sáng tạo, EQ còn đánh giá mức độ làm chủ kiểm soát cảm xúc của từng người. Việc làm chủ được cảm xúc sẽ giúp ích không ít trong công việc cũng như học tập.

2. Các yếu tố của chỉ số EQ

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng chỉ số EQ có ảnh hưởng nhất định đến khả năng thành công của con người. Người có chỉ số này càng cao thì khả năng thành công thường lớn hơn và ngược lại. Vậy những loại cảm xúc nào hình thành nên EQ?

2.1 Khả năng nhận thức

Hiểu đơn giản thì đây là mức độ hiểu bản thân của bạn. Bạn hiểu được cảm xúc tồn tại trong cơ thể mình từ đó mới nắm được cơ chế kiểm soát và xây dựng cảm xúc cá nhân. Bên cạnh hiểu biết về cảm xúc thì khả năng nhận thức còn đánh giá mức độ hiểu biết của bạn về sở thích, cảm giác…của bản thân. Hai yếu tố quan trọng hàng đầu của khả năng tự nhận thức ở cơ thể người đó chính là mức độ tự tin và nhận diện cảm xúc cá nhân.

2.2 Khả năng điều chỉnh cảm xúc

Từ khả năng tự nhận thức bản thân để có những điều chỉnh cảm xúc nhất định. Những điều chỉnh này phải phù hợp và phát huy được tác dụng của nó. Tự điều chỉnh hay tự quản lý bao gồm cả cảm xúc tiêu cực và cảm xúc tích cực. Phát huy những cảm xúc tích cực và hạn chế, kiềm chế các cảm xúc tiêu cực chính là mục đích, tiêu chí để đánh giá khả năng tự điều chỉnh.

dai-dien-chanhtuoi-1-4

2.3 Khả năng xây dựng động lực thúc đẩy

Việc xây dựng những mục tiêu rõ ràng và quyết tâm đạt được nó luôn tìm thấy ở những người có chỉ số EQ cao. Việc xây dựng mục tiêu rõ ràng giúp bạn có động lực hơn và việc đạt được thành công cũng trở nên dễ dàng hơn. Để đạt được mục tiêu đã đề ra việc giữ được một tinh thần lạc quan, sẵn sàng, có những quyết định đúng đắn phù hợp và tinh thần quyết tâm là cực kì quan trọng.

2.4 Khả năng đồng cảm

Đồng cảm chính là khả năng hiểu được cảm xúc của người khác. Hiểu được khó khăn, vất vả hay niềm vui sướng hạnh phúc của những người bên cạnh. Khả năng đồng cảm càng cao thì khả năng đánh giá nhận xét, nắm bắt về đối phương càng chính xác, nhờ đó mà khả năng thành công cũng cao hơn.

2.5 Một số kĩ năng xã hội khác

Bên cạnh các yếu tố trên thì các kỹ năng xã hội cũng là một phần quan trọng của EQ. Các kỹ năng xã hội bao gồm như sự nhạy bén, khả năng ngoại giao, tố chất lãnh đạo, khả năng teamwork,…Đây đều là những kỹ năng cần thiết phải có ở những người lao động hiện đại. Người có được những yếu tố này thì khả năng thành công và sự thuận lợi trong công việc càng cao.

dai-dien-chanhtuoi-3-3

3. Sự khác biệt giữa IQ và EQ?

EQ và IQ là hai thước đo chỉ số về cảm xúc và trí thông minh của một con người. Vậy sự khác nhau về EQ và IQ là gì? Hãy cùng xem phân tích từng chỉ số để so sánh được. 

  • Người có chỉ số IQ cao 

IQ là chỉ số thông minh của một người. Là thước đo đánh giá trí tuệ của người đó. Những ai sở hữu IQ cao sẽ có đầu óc vô cùng sáng tạo, do họ có lối tư duy vô cùng logic, trí nhớ tuyệt vời, vì vậy mà những người IQ cao có thể tiếp thu và ghi nhớ mọi thứ rất nhanh chỉ trong một thời gian ngắn.

Nhờ có trí thông minh vượt trội nên người có IQ cao rất thành công trong việc học tập. Các công việc như: Nhà khoa học, bác học, nghiên cứu toán học, bác sĩ, kỹ sư, lập trình viên,... Là những lĩnh vực rất phù hợp với người có IQ cao, vì những công việc này phải cần tư duy logic mới có thể làm được. 

Bên cạnh đó thì người IQ cao thường quá tập trung vào công việc, tư duy của mình và là người dễ dàng thành công nên sẽ có thái độ tự tin và coi thường người khác. Vì vậy những người này thường không thân mật và sống có xu hướng thích cô lập.

  • Người có chỉ số EQ cao 

EQ là thước đo chỉ số trí tuệ cảm xúc của con người. Khả năng của người sở hữu EQ cao là biết nhận định, kiềm chế chính xác cảm xúc của mình và mọi người xung quanh.

Nhờ vào khả năng quản lý tốt cảm xúc nên người EQ cao có đời sống rất lạc quan và chịu được áp lực cực kì tốt. 

Công việc thích hợp dành cho họ là: Nhà văn, nhà triết học, giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ tâm lý, quản lý nhân sự, lãnh đạo,... Vì những công việc này cần sự kiên nhẫn và định hướng được cho người khác. 

Chỉ số EQ cao đồng nghĩa với việc họ sống rất giàu tình cảm, luôn thấu hiểu, giúp đỡ mọi người xung quanh và được nhiều người yêu mến, tôn trọng. Cho nên người có EQ cao có khả năng thành công trong cuộc sống hơn thực tế hơn là trên sách vở.

4. So sánh IQ và EQ cái nào quan trọng hơn?

EQ và IQ đều là hai yếu tố quan trọng và cần thiết đối với một con người. Theo các chuyên gia, để trở thành một người thành công thực sự, chúng ta cần đến 80% EQ và 20% của IQ. Chỉ số IQ cao sẽ hỗ trợ tốt cho quá trình tư duy, tính toán một cách chính xác. Và chỉ số EQ cao giúp chúng ta bình tĩnh đưa ra những quyết định có tầm nhìn xa hơn, mang lại lợi ích chung. 

Khi đi xin việc nếu sở hữu IQ cao sẽ giúp bạn dễ dàng được nhận. Nhưng để làm việc được lâu dài, có khả năng thăng tiến thì chúng ta phải cần đến EQ. 

Không phải bất cứ ai thành công đều có IQ cao mà là người có khả năng thuyết phục dẫn dắt được người khác theo mình. 

Vậy nên không thể nói rằng IQ hay EQ quan trọng hơn, mà chúng ta cần biết cân bằng và tư duy đúng khi nào nên vận dụng IQ và khi nào cần EQ. Điều này sẽ giúp bạn trở nên hoàn thiện và thành công hơn trong cuộc sống.

dai-dien-chanhtuoi-4-2

5. Những chỉ số quan trọng không kém EQ và IQ 

Ngoài hai chỉ số EQ và IQ thì chúng ta còn có 7 chỉ số khác cũng rất cần thiết trong cuộc sống và nói nên năng lực của mỗi người là khác nhau. 7 chỉ số đó là:

  • AQ - Chỉ số vượt khó

Người có chỉ số AQ cao là người có khả năng vượt qua khó khăn, nghịch cảnh trong cuộc sống. Họ có trí tiến thủ, kiên trì, chịu đựng được gian khó. Nhờ vào những đức tính này nên người có AQ cao có khả năng thăng tiến, dễ thành công trong tương lai. 

  • BQ - Chỉ số kinh doanh thông minh

Đây là thước đo năng lực của những người làm kinh doanh, bao gồm cả việc định hướng lĩnh vực, phương thức hoạt động, quản trị nhân sự, chịu đựng nghịch cảnh, kết nối cung cầu và linh hoạt trong thị trường để đạt đến thành công.

  • CQ - Chỉ số sáng tạo

Chỉ số sáng tạo cao, chứng tỏ người đó có tư duy, lối suy nghĩ rất sáng tạo và khác biệt. Những ai có CQ cao dễ trở thành người đi đầu xu hướng, không bị tụt hậu ở bất cứ thời nào nên rất có tiềm năng phát triển.

  • SQ - Chỉ số xã hội

Chỉ số SQ tương tự như EQ. Người có SQ cao rất nhạy bén với tình hình biến động của xã hội, từ đó họ có các phương thức ứng phó trong công việc để phù hợp với nhu cầu xã hội, mang lại hiệu quả cao. 

  • MQ - Chỉ số đạo đức

Mọi người thường đánh giá đạo đức của một người qua hành động của họ. Nhưng việc đo chỉ số MQ cũng là một cách rất hay và chính xác về chỉ số đạo đức.

  • SQ - Chỉ số biểu đạt ngôn ngữ

Chỉ số này cao sẽ nói nên được trình độ thoạt ngôn của người đó rất tốt. Và khi biết biểu đạt ngôn ngữ chính xác và nhạy bén bạn rất dễ để thành công. 

  • PQ - Chỉ số đam mê

Sở hữu PQ cao, tức là khi bạn yêu thích một lĩnh vực nào đó thì bạn sẽ dốc toàn bộ thời gian và sức lực của mình để theo đuổi đam mê.

dai-dien-chanhtuoi-6

Hy vọng với những thông tin trên đây, các bạn đã có thể hiểu thêm được khái niệm về EQ là gì cũng như sự khác biệt của EQ và IQ. Mỗi người có một thế mạnh riêng vì vậy hãy tận dụng những chỉ số cao nhất của mình để hoàn thiện và phát triển bản thân ngày càng tốt lên nhé!

Tin khác cùng mục

ĐƠN VỊ VẬN CHUYỂN TOÀN QUỐC

A8
A7
A6
A5
A4
A3
A2
A1
A8
A7
A6
A5
A4
A3
A2
A1
A8
A7
A6
A5
A4
A3
A2
A1