Xu hướng

Củ mài là củ gì? Note ngay 5 cách chế biến củ mài ngon nhất tại nhà

Ngày đăng: 15.05.2023 - 16:01

Củ mài là loại củ quen thuộc tại Việt Nam, có nhiều công dụng tốt với sức khỏe và có thể nấu ra nhiều món ăn ngon. Nếu bạn chưa biết nấu món gì từ củ mài, hãy tham khảo 5 gợi ý dưới đây nhé!

1. Củ mài là củ gì? Nguồn gốc, xuất xứ, cách nhận biết

Củ mài (Hoài sơn) là một loại thực vật hoang dại mọc ở vùng rừng núi cao. Nó có giá trị rất lớn về mặt dược học.

Loại cây này thuộc họ thân leo, thân cây nhẵn hơi góc cạnh, màu đỏ hồng. Lá cây hình trái tim, mọc so le và thường có cục nhỏ ở góc lá gọi là dái mài.

cu-mai-1
Củ khoai mài

Hoa của cây mài có màu vàng, mọc thành từng cụm đơn tính. Mỗi cây thường cho một hoặc hai củ.

Củ mài hình trụ dài ăn sâu xuống đất, thông thường dài từ 30 - 40cm có khi dài cả mét. Vỏ củ có màu nâu xám với các rễ nhỏ, thịt màu trắng sữa mềm.

Củ mài thường được thu hoạch từ độ tháng 11 đến tháng 4 năm sau khi lá cây đã lụi hết. Khi thu về rửa sạch đất và sử dụng tươi hoặc gọt vỏ sau đó phơi/sấy khô để dùng dần. Sau khi chế biến, củ mài có màu trắng hoặc hơi ngà vàng, không có xơ, rắn chắc, không mùi vị.

Hoài sơn là cây mọc hoang ở trên rừng tại nhiều vùng núi phía Bắc và miền Trung. Tập trung ở các tỉnh Hà Giang, Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh, Quảng Ninh. Ngoài ra nó có phân bố ở các nước thuộc khu vực Đông và Đông Nam Á.

Nếu không tìm hiểu kỹ thì dễ nhầm củ mài với củ khoai mì (sắn tàu). Khi để ý bạn sẽ thấy củ mài có hình dạng khúc khuỷu, không thẳng , dài khoảng 30 đến 40cm , đường kính khoảng 3cm , vỏ ngoài sần sùi , có màu nâu xám nhạt

Thêm một điều nữa vỏ củ mài mỏng và không có xơ ở giữa. Thuộc cây thân dây leo mọc ở những nơi cằn cỗi. Củ mài khá hiếm nên không được bán phổ biến ở chợ

2. Củ mài có tác dụng gì? Có nên ăn không

Củ mài hành phần allantoin hàm lượng cao, có công dụng thúc đẩy sự phát triển của các mô khỏe mạnh đồng thời giúp vết thương mau lành hơn.

cu-mai-2
Củ mài có nhiều công dụng 

Cung cấp nhiều dưỡng chất quý cho cơ thể choline, saponin, dioscin, acid amin, vitamin, chất chống oxy hóa và nhiều yếu tố vi lượng khác.

  • Hỗ trợ điều trị các bệnh về hô hấp, tiêu hóa như chán ăn, mất khẩu vị, hen suyễn, ho khan.
  • Tăng cường lợi khuẩn đường ruột, bảo vệ hệ tiêu hóa, nâng cao sức đề kháng và khả năng hấp thụ dưỡng chất, chữa suy nhược cơ thể.
  • Bồi bổ ngũ tạng, mạnh xương cốt, chữa mỏi lưng.
  • Tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn, trị mụn nhọt, thanh nhiệt cơ thể.
  • Điều hòa kinh nguyệt cho chị em đồng thời tăng cường sinh lý nữ, ngăn chặn tình trạng khô hạn.
  • Ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
  • Điều trị và phòng ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường.
  • Hơn thế, củ mài còn là loại lương thực cứu đói giàu dưỡng chất với 50% thành phần là tinh bột, hàm lượng cao lipid, protein nuôi sống tế bào của cơ thể.

3. Củ mài làm món gì? Gợi ý cách chế biến củ mài ngon nhất

Củ mài có rất nhiều tác dụng tốt với sức khỏe của con người về mặt y học. Vậy khi sử dụng như thực phẩm thì chế biến củ mài như thế nào là ngon nhất. Các bạn hãy tham khảo những món ăn sau nhé.

3.1. Củ mài luộc

Củ mài luộc chính là cách chế biến đơn giản và dân dã nhất. Bạn sẽ cảm nhận được hương vị tự nhiên nhất của món ăn này.

cu-mai-3
Củ mài luộc

Nguyên liệu

  • Củ mài
  • Muối tinh
  • Mật mía.

Cách chế biến

Bước 1: Sơ chế củ mài

Củ mài mọc sâu dưới đất nên cần ngâm rửa sạch đất cát. Để giảm bớt nhớt, bạn có thể chà trực tiếp muối lên củ và ngâm rửa.

cu-mai-4
Rửa củ mài

Bước 2: Luộc củ mài

  • Xếp củ khoai mài vào nồi thêm nước vừa ngập củ rồi đun sôi thì vặn nhỏ lửa. Đun tới khi ấn thấy củ mềm, bạn chút bớt nước trong nổi chỉ để lại khoảng nửa đốt ngón tay.
  • Tiếp tục đun nhỏ lửa tới khi vỏ củ nứt ra và có thể dùng đũa xiên qua dễ dàng, bạn tắt bếp.
cu-mai-5
Luộc củ mài

Thành phẩm khi ăn phải bở bung, bùi bùi. Vì củ mài khá nhạt nên bạn chấm với mật mía hoặc được sẽ ngon hơn.

3.2. Cách chế biến củ mài nấu chè

Chè củ mài là một trong món ngon, được rất nhiều người thích. Hương vị món chè ấm nóng bùi béo, dẻo ngọt rất thơm ngon lại sẽ giúp bạn cảm thấy ấm lòng vào những ngày mưa hay gió lạnh đấy. Hãy thử vào bếp làm cho cả gia đình cùng thưởng thức nhé!

cu-mai-6
Chè củ mài

Nguyên liệu

  • Củ mài/ khoai mài 2 củ: (khoảng 500gr)
  • Bột bắp: 2 muỗng canh
  • Đường: 300 gr có thể gia giảm tùy theo khẩu vị
  • Mật ong: 1 ít
cu-mai-7
Nguyên liệu làm chè củ mài

Cách chế biến

Bước 1: Sơ chế củ mài

Củ mài rửa sạch rồi bóc vỏ nâu bên ngoài. Sau đó, cắt miếng vừa ăn rồi ngâm trong chậu nước muối loãng cho bớt nhớt. Ngâm khoảng 20 phút thì bạn rửa lại nước sạch và để ráo.

Bước 2: Luộc củ mài

Bạn cho củ mài vào nồi, đổ nước ngập củ mài và đặt lên bếp, luộc với lửa vừa. Sau khoảng chừng 20-25 phút, củ mài sẽ chín. 

Để chắc chắn, bạn có thể dùng 1 cái nĩa cắm vào củ mài. Nếu cắm nĩa thấy nhẹ tay, củ mài đã chín, bạn vớt ra đĩa. Củ mài nguội, bạn cắt thành từng miếng nhỏ.

Bước 3: Nấu chè

Bạn cho vào nồi 2 tô nước, 200g đường đặt lên bếp vặn lửa nhỏ và khuấy đều hỗn hợp nhé. Khi đường tan, bạn cho củ mài đã cắt nhỏ vào nồi đun tiếp khoảng 15 phút để đường ngấm đều vào củ mài. 

Trong thời gian đun, bạn khuấy 2 muỗng bột bắp cùng 3 muỗng canh nước. Khi củ mài đã ngấm đường, bạn đổ từ từ phần nước bột bắp vào, vừa đổ vừa khuấy đều để tránh làm bột bị vón.

Bạn để lửa thêm khoảng 2 - 5 phút nữa đến khi chè sánh và hơi sệt lại, bạn tắt bếp. Cho vào nồi chè 1 ít mật ong rồi khuấy đều cho chè thơm và có màu đẹp mắt.

cu-mai-8
Nấu chè củ mài

Lúc này, bạn múc chè ra từng chén rồi trang trí lên mặt chén chè từng lát củ mài cắt mỏng. Món chè củ mài đã hoàn thành rồi nhé!

3.3. Bánh củ mài xốp giòn cực ngon

Củ mài hoàn toàn có thể sử dụng để làm bánh siêu ngon nhé. Nghĩa là thay vì phải sử dụng bột mì, bạn có thể dùng bột củ mài làm bánh nhé! Đây là món ăn rất phù hợp với các bạn thích ăn bánh có kết cấu xốp mềm nhưng sợ tăng cân. 

Hương vị bánh thơm ngọt tự nhiên của củ mài kết hợp với các loại trái cây khô, không hề dùng đường. Cách làm bánh rất đơn giản, nếu không có lò nướng bạn có thể dùng nồi chiên không dầu nhé! 

Nguyên liệu

  • Củ mài: 500g
  • Trứng: 3 quả
  • Trái cây sấy khô: 60g
  • Vừng đen rang chín: 20g

Cách chế biến

Bước 1: Sơ chế củ mài

Củ mài gọt vỏ rửa sạch rồi cắt thành khúc nhỏ.

cu-mai-9
Củ mài cắt thành từng khúc nhỏ

Bước 2: Xay nguyên liệu 

Cho củ mài vào máy xay sinh tố, thêm trứng, 15g vừng đen.

cu-mai-10
Xay nguyên liệu

Bước 3: Trộn nguyên liệu 

Tiếp đó thêm trái cây khô vào trộn đều.

cu-mai-11
Trộn thêm nguyên liệu

Bước 4: Nướng bánh 

  • Đổ hỗn hợp bột ra khuôn đã lót giấy nướng.
  • Làm nóng lò nướng đến 170 độ C. Nướng bánh trong khoảng 40 phút là bánh chín. Bánh chín thì lấy ra cắt miếng vừa ăn là xong nhé!
cu-mai-12
Nướng bánh

3.4. Canh củ mài

Canh củ mài chỉ phổ biến ở những nơi có sẵn loại củ này mà thôi. Vì không phải ai cũng biết và mua được loại củ này. Cách nấu món này cùng như các loại canh khoai xương khác.

Nguyên liệu

  • Củ mài tươi
  • Sườn hoặc xương heo.
  • Hành lá, mùi tàu, hành tím, muối, tiêu, bột ngọt, hạt nêm.

Cách chế biến

Bước 1: Sơ chế củ mài

Củ mài cạo vỏ, rửa sạch rồi cắt miếng vừa ăn. Sau đó, bạn chuẩn bị một chậu nước muối pha loãng và cho củ mài vào ngâm khoảng 20 phút.

Bước 2: Sơ chế xương

Xương chặt miếng vừa ăn rửa sạch rồi trần qua nước sôi khoảng 2 phút và vớt ra.

cu-mai-13
Sơ chế xương

Bước 3: Nấu canh xương củ mài

Bắc nồi lên bếp cho dầu vào và cho hành tím băm phi thơm, bạn cho xương vào đảo săn. Tiếp đến bạn thêm nước và đun sôi, cho củ mài vào ninh chín mềm khoảng 20 phút.

Nêm nếm gia vị vừa ăn rồi cho hành lá và mùi tàu thái nhỏ vào. Cuối cùng tắt bếp và thưởng thức.

cu-mai-14
Canh xương củ mài

3.5. Chè củ mài đậu xanh

Thêm một món chè cực kỳ ngon nấu từ củ mài và đậu xanh mà bạn nhất định phải thử một lần nhé. Chè củ mài đậu xanh dẻo ngọt, bùi bùi, hấp dẫn từ đậu xanh và củ mài, béo ngậy của nước cốt dừa, mùi thơm lừng của dầu chuối.

cu-mai-15
Chè đậu xanh

Nguyên liệu

  • Củ mài: 2 kg
  • Đậu xanh: 300g
  • Đường phèn: 100g
  • Nước cốt dừa: 200ml
  • Dầu chuối: 2 muỗng cà phê
cu-mai-16
Nguyên liệu nấu chè

Cách chế biến củ mài nấu chè

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Đậu xanh ngon nhất, bạn dùng loại có vỏ nhưng nếu không có, bạn dùng loại đã tách vỏ sẵn. Rửa sạch đậu với nước rồi ngâm khoảng 4 - 6 tiếng.

Khoai mài bạn rửa sạch rồi gọt vỏ và cắt khúc nhỏ. Lưu ý bạn hãy ngâm qua nước muối loãng khoảng 20 phút trước nhé!

cu-mai-17
Sơ chế nguyên liệu

Bước 2: Nấu đậu xanh và củ mài

  • Bạn cho đậu xanh vào nồi nước đun với lửa nhỏ trong khoảng 20 - 25 phút. Bạn chú ý, đổ nước ngập mặt đậu xanh nhé!
  • Trong khi đun đậu xanh, bạn bắc nồi khác lên bếp, cho củ mài đã cắt nhỏ vào, thêm nước ngập củ rồi nấu trong 20 phút cho mềm.
  • Khi đậu xanh đã chín, bạn cho phần đậu xanh này vào nồi củ mài đang nấu, khuấy đều tay rồi nấu thêm 15 - 20 phút nữa nhé!
cu-mai-18
Nấu đậu xanh và củ mài

Bước 3: Nấu chè

Khi củ mài mềm, bạn cho 100g đường phèn vào nồi chè, khuấy đều. Tiếp tục cho 10ml dầu chuối, nước cốt dừa tùy thích vào cho thơm rồi tắt bếp. Múc chè ra chén là có thể thưởng thức được rồi.

cu-mai-19
Nấu chè

Vậy là chúng ta đã có nồi chè củ mài đậu xanh siêu ngon rồi. Nếu bạn thích ăn cơm dừa, khi ăn rắc lên nhé hoặc dùng dừa sấy cũng rất ngon.

Với những thông tin chia sẻ trên mong rằng đã giúp các bạn giải đáp được mọi câu hỏi liên quan đến củ mài cũng như công dụng và cách chế biến củ mài ngon nhất. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết! 

Tin khác cùng mục

ĐƠN VỊ VẬN CHUYỂN TOÀN QUỐC

A8
A7
A6
A5
A4
A3
A2
A1
A8
A7
A6
A5
A4
A3
A2
A1
A8
A7
A6
A5
A4
A3
A2
A1