Để sử dụng bếp từ an toàn và hiệu quả tiết kiệm chi phí nhất cơ thể mọi người hãy note ngay cách sửa bếp từ khi gặp những lỗi cơ bản dưới đây nhé!
Bếp từ tốt và tiện lợi thật nhưng trong quá trình sử dụng, người dùng vẫn gặp phải một số vấn đề. Khi chưa đọc bài viết này, chắc hẳn các bạn chỉ biết cách gọi thợ hoặc gửi đến trung tâm bảo hành. Việc làm này vừa tốn kém lại vừa mất thời gian.
Thực tế có nhiều lỗi, bạn vẫn có thể tự khắc phục rất nhanh luôn. Vì vậy mà mọi người hãy tham khảo bài viết của mình ngay nhé! Đảm bảo bạn sẽ nhận được rất nhiều thông tin bổ ích đấy!
A. Cách sửa bếp từ khi gặp những lỗi cơ bản
1. Cách sửa bếp từ lỗi E0
Lỗi bếp từ không nhận nồi, không nhận vùng nấu hoặc kích thước của nồi quá nhỏ (tiếng bíp gián đoạn dài)
Nguyên nhân: Mạch cảm biến từ trường dưới bếp không nhận diện được đáy nồi vì nồi không tương thích với bếp, nồi có kích thước nhỏ hơn 1/2 vòng từ được thiết kế trên mặt bếp, vì sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất. Cũng có thể bạn đang sử dụng nồi từ quá kén bếp hoặc cũng có là do những bếp từ có thiết kế chỉ nhận một số loại nồi được làm từ loại thép đặc biệt, nhận nồi với một số tần số cảm ứng từ nhất định (lỗi này chỉ gặp với những loại bếp từ cao cấp).
E0 là lỗi bếp từ không nhận nồi
- Đơn giản nhất là bạn đổi một chiếc nồi mới phù hợp hơn với bếp của mình, loại nồi chuyên dụng cho mỗi loại bếp từ thường được bày bán kèm khi bạn mua bếp.
- Muốn biết nồi dùng để nấu có phù hợp hay không bạn chỉ cần dùng 1 viên nam châm đặt vào đáy nồi, nếu đáy nồi hút nam châm thì chiếc nồi đó có thể dùng cho bếp từ. Nếu nam châm không hút thì bạn phải tìm mua bộ nồi khác rồi đấy!
2. Bếp từ báo lỗi E1: Lỗi bếp từ của bạn đang bị quá nhiệt
Nguyên nhân: Do bộ phận làm mát không hoạt động hoặc bạn đã đun nấu trên bếp từ của mình trong thời gian quá lâu với công suất lớn khiến bộ phận quạt gió của bếp không kịp làm mát toàn bộ bếp. Lúc này hệ thống cảm biến của bếp từ sẽ đưa ra cảnh báo cho bạn, đồng thời bếp từ cũng ngưng hoạt động.
Cách sửa bếp điện từ:
- Bạn phải tắt bếp ngay nhưng không rút nguồn điện hay dập ap-tô-mat để quạt gió tiếp tục hoạt động.
- Kiểm tra quạt tản nhiệt còn quay hay không, có khe thông gió nào bị nghẽn hay không. Nếu quạt hoạt động bình thường không bị tắc nghẽn thì vấn đề có lẽ do bạn đã đun nấu quá lâu với công suất lớn. Trường hợp này hãy lấy nồi ra khỏi bếp và tốt nhất nên dùng thêm quạt điện bên ngoài làm bếp giảm nhiệt độ.
- Bạn cần phải chờ ít nhất 30 phút rồi hãy tiếp tục sử dụng bếp lại nhé!
Kiểm tra bộ phận làm mát xem có vấn đề gì không
3. Bếp từ báo lỗi E2: Lỗi bếp từ điện quá mạnh.
Nguyên nhân: Lỗi này thì khá ít gặp, do mạng lưới điện nhà bạn đang sử dụng không ổn định, cao hơn mức điện áp cho phép (240-260V) hoặc do đặt nồi lên bếp lâu rồi nhưng bạn vẫn chưa có thức ăn vào nồi . Lúc này bộ phận cảm biến công suất sẽ tự động ngắt điện và báo lỗi để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Cách sửa bếp từ:
- Nếu trong xoong, nồi chảo chưa có thức ăn thì bạn phải cho thức ăn vào
- Nếu đèn vẫn báo lỗi thì bạn hãy tắt bếp đợi sau 10 phút mới tiếp tục nấu.
- Sau khi đã áp dụng cách trên, vấn đề vẫn chưa được khắc phục thì có thể nguyên nhân là do nguồn điện nhà bạn không ổn định. Lúc này, bạn hãy sắm ngay ổn áp lioa có đầu ra 220V. Đảm bảo bếp từ sẽ hoạt động bình thường. giá một chiếc lioa không quá đắt đâu chỉ khoảng 1tr3 thôi. Bạn có thể tham khảo ở đây nhé!
Lỗi E2 trên bếp từ rất hiếm khi xảy ra
4. Bếp từ báo lỗi E3: Điện cung cấp cho bếp từ quá yếu
Nguyên nhân: Có thể là do nơi bạn ở quá xa trạm điện (nguồn điện thấp hơn 170V) hoặc tại thời điểm đó đang là giờ cao điểm sử dụng điện.
Cách khắc phục: Hãy lắp thêm LiOA, ổn áp cho bếp từ nếu tình trạng này thường xuyên xảy ra.
Hãy sắm ngay một bộ lioa ổn áp để các thiết bị điện hoạt động ổn định
5. Bếp từ báo lỗi E4:
Nhiệt độ của nồi trên bếp quá cao hoặc điện năng quá tải (tiếng bíp gián đoạn)
Nguyên nhân: Dòng điện vào bếp quá cao hoặc nhiệt độ của dụng cụ nấu vượt quá 280 độ C. Tùy thuộc vào thiết kế cảm biến của từng loại bếp mà sẽ có những nhiệt độ quá tải khác nhau. Đối với bếp hồng ngoại định mức cảnh báo E4 sẽ cao hơn nhiều hơn so với bếp từ.
Cách khắc phục:
- (Giống như lỗi E1) Tắt bếp và để bếp nguội ít nhất 30 phút.
- Nếu tình trạng này thường xuyên xảy ra thì bạn phải thay nồi hoặc liên hệ bảo hành.
Hạ nhiệt độ và tắt bếp khi hệ thống báo lỗi E4
6. Bếp từ báo lỗi E5: Trở cảm biến (IGBT-thiết bị điều khiển dòng điện) của bếp bị quá nhiệt
Nguyên nhân: Nhiệt độ nấu quá cao khiến bộ phận cảm biến của bếp từ nóng lên quá mức, trở cảm biến bị quá nhiệt.
Cách khắc phục: Trường hợp này nên để bếp nguội như cách giải quyết của lỗi E1. Nếu không thể khắc phục bằng cách như lỗi E1 thì hãy đem bếp đến trung tâm bảo hành, tiệm sửa chữa để khắc phục.
Để nhiệt độ bếp cao liên tục trong nhiều giờ bếp từ sẽ gặp lỗi E5
7. Bếp từ báo lỗi E6: Cảm biến nhiệt của bếp từ có vấn đề hoặc nhiệt độ đáy nồi quá cao (tiếng bíp gấp)
Nguyên nhân: Lỗi này xảy ra do cảm biến của bếp gặp vấn đề sau một thời gian sử dụng có thể cảm biến nhiệt bị lỏng, bị tắt tự động hoặc là bị lỏng dây dẫn thì chỉ cần mở bếp từ ra và cắm lại.
Cách khắc phục:
- Khi bếp báo lỗi này, bạn hãy tắt bếp, làm nguội và làm thông thoáng khu vực xung quanh. Sau khi bếp đã nguội hẳn bạn chỉ cần mở bếp ra và cắm lại dây cảm biến.
- Lưu ý không đặt đáy nồi có nhiệt độ quá cao lên mặt bếp, khiến mặt kính của bếp bị sốc nhiệt đột ngột có thể gây hiện tượng nứt vỡ. Trong trường hợp này bếp có thể báo lỗi E6, bộ phận cảm ứng tự động ngắt nhiệt và bạn tắt bếp ngay.
- Còn nếu bạn đã tìm mọi cách để khắc phục nhưng không được thì có lẽ bộ cảm biến của bạn đã bị hỏng, hãy liên hệ bảo hành hoặc phải thay mới.
8. Bếp từ báo lỗi E7: Hở mạch điện (tiếng bíp gấp)
Nguyên nhân: Khi bạn thấy bếp hiển thị lỗi E7 thì bếp từ của gia đình bạn đã bị hở mạch điện hoặc ngắn mạch, hoạt động không bình thường.
Khắc phục:
Bạn cần phải tắt bếp, rút ổ điện sau đó gọi điện đến văn phòng bảo hành sản phẩm nơi bạn mua bếp từ đến sửa chữa, hoặc mang ngay đến trung tâm bảo hành để kiểm tra. Lỗi này bạn không nên tự ý sửa, tránh làm hư hỏng các mạch điện bên trong.
B. Cách sử dụng bếp từ hiệu quả và bền đẹp
- Để bếp từ hoạt động bền, bạn chỉ sử dụng đúng mức điện áp. Thông thường các sản phẩm bếp từ có điện áp định mức khoảng 220V. Tuy nhiên, 1 số bếp nhập ngoại điện áp chỉ 100V. Vì thế muốn dùng được bạn cần sắm thêm 1 biến hạ áp, công suất từ 2000W trở lên.
- Vì bếp từ ngốn rất nhiều điện nên bạn cần chọn loại phích cắm có dung lượng trên 15A, dây dẫn cũng phải có tiết diện trên 2.5 mm vuông
- Vị trí đặt bếp phải thoáng mát và bằng phẳng. Bạn tuyệt đối không đặt bếp ở những nơi ẩm ướt, gần lửa hoặc trên thảm hay đồ kim loại vì sẽ ảnh hưởng đến khả năng tản nhiệt.
- Bếp từ kén nồi nên bạn cần chọn những sản phẩm phù hợp. Trước khi nấu, bạn cũng cần cân chỉnh đáy nồi ôm đều vòng tròn nhiệt của bếp rồi mới bật nút ON.
- Nếu muốn tắt bếp, bạn nên hạ nhiệt độ từ từ, không nên để bếp ngừng hoạt động đột ngột.
- Để bếp sử dụng được lâu dài mà vẫn bền đẹp, bạn nên chú ý không nấu nướng liên tục với công suất cao trong thời gian dài, tránh nấu những món ăn quá khô liên tục.
Trong quá trình sử dụng bếp việc xuất hiện các mã lỗi này là điều rất bình thường. Hy vọng bài viết chia sẻ cách sửa bếp từ với các lỗi cơ bản sẽ giúp ích cho mọi người!