Cách cúng Thần Tài để cầu tài lộc may mắn như nào? Theo quan niệm dân gian, mua vàng vào ngày Thần Tài (ngày vía thần tài) sẽ giúp bạn gặp nhiều may mắn về tài chính trong năm. Vậy ngày vía Thần Tài là ngày gì? Hãy tham khảo bài viết dưới đây nếu bạn đang băn khoăn về các vấn đề trên nhé!
1. Những điều cần biết về ngày Thần Tài?
Ngày vía thần tài là ngày bao nhiêu trong năm 2023?
Mồng 10 tháng Giêng hàng năm là ngày vía Thần Tài. Trong năm 2023. ngày vía Thần Tài rơi vào ngày thứ 3, 31/01/2023 dương lịch.
Nguồn gốc và ý nghĩa Ngày Thần Tài
Vậy tại sao người xưa lại chọn ngày thần tài là mùng 10 tháng 1 âm lịch? Thực tế ngày vía Thần Tài có nguồn gốc từ Trung Quốc, được du nhập vào Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ XX.
Có 2 sự tích liên quan đến ngày này. Một là ngày 10 tháng giêng Âm lịch là ngày Thần Tài bay về trời sau khi nhớ ra thân phận thật của mình. Trước đó, trong một lần uống rượu say, ông đã rơi xuống trần gian, đầu va chạm vào đá nên đã quên hết mọi chuyện.
Sáng ra mọi người thấy một người ăn mặc giống như diễn tuồng cải lương thì lấy làm lạ và tưởng bị điên. Mọi người cũng lột hết sạch quần áo mũ nón của Thần Tài đem bán, Thần Tài tỉnh dậy không có quần áo trên người và cùng do bị va đầu vào đá nên không nhớ mình là ai.
Trong những ngày ở dưới trần gian, ông không biết làm gì, đi lang thang ăn xin khắp nơi. Có một chủ cửa hàng kinh doanh buôn bán gà vịt, heo quay ế ẩm, không có khách. Thấy Thần Tài đến xin, họ mời ông vào ăn. Sự kỳ lạ là sau khi Thần Tài đến, khách vào cửa hàng ăn rất nhiều. Người bán hàng thấy vậy, ngày nào cùng mời thần đến.
Tuy nhiên được 1 thời gian, chủ quán thấy Thần Tài không làm gì, chỉ suốt ngày ăn ngon, lại toàn dùng tay bốc, quần áo bẩn thỉu, người bốc mùi. Nghĩ đến việc này sẽ khiến quán ăn mất khách và hao phí đồ ăn cho người ăn mày nên người bán hàng mới đuổi Thần Tài đi.
Quán ăn đối diện thấy vậy liền mời Thần Tài vào ăn. Cũng như quán trước, sau khi Thần Tài đến mọi người lại ùn ùn kéo đến rất đông. Sau sự việc này, mọi người ai cũng giành mời được Thần Tài ghé thăm thậm chí họ còn mua sắm quần áo, giày dép cho Thần Tài. Mọi người dẫn Thần Tài đến cửa hàng nơi quần áo ông bị bán, sau khi mặc quần áo mũ nón vào, Thần Tài nhớ lại mọi chuyện và bay về trời.
Từ đó, người dân đã lập bàn thờ, tưởng nhớ Thần Tài. Ngày Thần Tài bay về trời chính là ngày 10 tháng giêng Âm lịch. Vậy nên, đây là ngày mọi người tưởng nhớ Thần Tài. Người dân thường đi mua vàng trong ngày "vía thần tài" mùng 10 tháng Giêng, mong được may mắn tài lộc trong năm mới. Đầu năm, hầu hết các gia đình người Việt đều có lễ đón Thần tài theo phong tục dân gian cho rằng đầu năm cần chào đón thần tài từ thiên đình về hạ giới.
Ngoài sự tích này, còn có 1 sự tích khác giải thích tại sao mùng 10 tháng giêng được chọn là ngày Thần Tài. Đó là người phụ nữ được cho là Thần tài tên Như Nguyệt sau khi biến mất trong đống rác thì công việc làm ăn của chồng liền lụi bại. Chính vì thế bàn thờ của Thần Tài luôn được đặt ở góc khuất và người ra cũng kiêng quét rác trong 3 ngày Tết để tránh quét mất tài lộc của nhà mình đi.
Dù là sự tích nào thì Thần Tài cũng được coi là một vị thần mang đến nhiều tài lộc, may mắn cho mọi người đặc biệt là những người làm ăn, buôn bán, kinh doanh. Vì thế, đây là ngày được nhiều người coi trọng.
2. Cách cúng Thần Tài cầu may mắn, tài lộc
Thời gian cúng thần tài
Theo các chuyên gia phong thủy, khung giờ đẹp để cúng vía thần Tài mùng 10 tháng Giêng năm 2023 là từ 9h đến- 11h hoặc từ 11h - 13h, tốt nhất là cúng vào buổi sáng. Ngoài ra, khung giờ 15h - 17h cũng khá ổn để cúng thần Tài. Trong các khung giờ này, ngoài việc cúng bái thần Tài, nhiều gia chủ, chủ cửa hàng, doanh nghiệp còn mang vàng bạc đi qua cổng chính hoặc đặt vào trong két sắt để tăng tài lộc.
Mỗi khung giờ cúng được cho là mang lại hiệu quả riêng, do đó gia chủ có thể xem xét và lựa chọn giờ cúng thần Tài phù hợp với điều mình mong cầu.
Bàn thờ Thần Tài
Bàn thờ Thần Tài (đi kèm với Ông Địa) là một chiếc khám nhỏ, sơn son thếp vàng. Trên bàn thờ nhất định phải có tượng Thần Tài, Ông Địa bằng sứ để thờ. Ngoài ra còn cần hũ gạo, muối, nước; lọ hoa; bát nhang; đĩa bày trái cây và khay 5 chén nước.
Ban thờ Thần Tài được đặt dưới đất tại vị trí sạch sẽ, trang nghiêm để hướng ra cửa chính hoặc gần với cửa chính. Các bạn không được đặt bàn thờ gần nhà vệ sinh, nhà tắm hay nhà bếp nhé!
Lau dọn bàn thờ Thần Tài trước khi cúng
Cần tẩy trần bằng nước lá bưởi hay dùng một cái thau sạch sẽ đổ nước sạch pha một tí rượu trắng để tắm rửa cho cả Thần Tài và Ông Địa. Tiếp đó, lau chùi, dọn dẹp sạch sẽ, thoáng đãng bàn thờ,
Ngoài ra, không chỉ vào ngày vía Thần Tài, mà mọi ngày trong năm đều phải nhớ giữ ban thờ Thần Tài sạch sẽ. Chủ nhà có thể dùng nước sạch hoặc rượu, dùng khăn sạch để lau dọn ban thờ.
Lễ vật cách cúng Thần Tài trong ngày mùng 10 tháng Giêng
Cách cúng Thần Tài cầu may mắn, tài lộc, mọi người cần chuẩn bị lễ vật cúng Thần Tài, tùy vào từng vùng miền mà lễ vật cúng thần Tài có sự khác nhau. Tuy nhiên, theo truyền thống, mâm cúng vía thần Tài thường gồm có:
- Bộ tam sên gồm thịt lợn luộc (thịt lợn phải có cả mỡ, nạc, da), 3 quả trứng luộc, 3 con tôm.
- Cá lóc nướng hoặc heo quay bánh hỏi (có thể có hoặc không tùy thuộc vào điều kiện mỗi gia đình).
- Hũ gạo, hũ muối (đặt ở giữa thần Tài và ông Địa).
- Nến
- Hương thắp
- 3 cốc nước
- 3 cốc rượu
- Tiền vàng mã
- Thuốc lá
- Hoa tươi (có thể hoa cúc vàng, hoa đồng tiền…)
- Tiền lẻ
- Bánh kẹo
- Trầu cau (1 quả cau, 1 quả trầu)
3. Văn khấn Thần Tài mùng 10 tháng Giêng Âm lịch
4. Một số lưu ý khi cúng Thần Tài
- Tượng Thần Tài, Thổ Địa để thờ cúng mọi người cần chọn những sản phẩm mặt tươi cười, mặt sáng sủa, toát lên vẻ phú quý. Tuyệt đối không chọn tượng bị nứt vỡ.
- Rượu hay nước thì đứng ngoài cửa tưới vào nhà, có ý nghĩa là đem lộc vào.
- Hoa cúng thần tài phải là hoa thật, có nụ, có hương. Gia chủ không được dùng hoa giả.
- Trái cây cũng là những loại tươi, ngon, không dùng quả nhựa. Người ta thường dùng táo, lê, chuối, cam, quýt để cúng…
- Không để các con vật quậy phá quanh bàn Thờ
- Khăn lau cho Thần Tài phải sạch sẽ, không được dùng vào việc khác.
- Cúng Thần Tài trong nhà riêng, không đặt ngoài trời hoặc ban công. Người làm kinh doanh nên làm lễ ở địa điểm kinh doanh, không làm lễ ở đình ở chùa. Người không kinh doanh có thể cúng ở nhà hoặc ở chùa đều được.
- Trang phục chỉnh tề, sạch sẽ, gọn gàng
- Thái độ khi tiến hàng lễ cúng phải kính cẩn, thành tâm.
5. Cách tắm cho Thần Tài Thổ Địa chuẩn nhất
Khi tắm cho hai vị thần này gia chủ cần phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như lựa chọn ngày giờ để tắm, loại nước sử dụng để tắm và quy trình tắm được diễn ra như thế nào.
Việc tắm cho hai vị thần này sẽ mang một ý nghĩa lớn và nó có ảnh hưởng nhiều tới vận may, tiền tài, tài lộc của gia chủ, đặc biệt với những gia đình làm ăn kinh doanh.
Khi tắm cho ông Thần Tài Thổ Địa gia chủ có thể thực hiện thường xuyên. Tuy nhiên vào các ngày quan trọng không thể bỏ qua việc tắm cho các vị thần này đó ngày mùng 1, ngày rằm và ngày vía Thần Tài vào ngày mùng 10 tháng giêng Âm Lịch.
Nước dùng để tắm cho Thần Tài Thổ Địa là nước bưởi và gừng đun sôi để nguội tầm 40 độ C và được tắm trong chậu sạch. Khăn dùng để tắm cho 2 vị thần này cũng phải là khách sạch chỉ dùng trong việc tắm cho các Ngài và không sử dụng cho các mục đích khác.
Hy vọng với những thông tin trong bài các bạn đã biết cách cúng Thần Tài như thế nào để mang lại may mắn và tài lộc cho gia đình mình nhé!