Xu hướng

Cách chữa viêm tai giữa ở trẻ em không thể sai được

Ngày đăng: 13.09.2022 - 15:34

Viêm tai giữa là một bệnh lý thường xuyên gặp ở trẻ nhỏ và có nhiều dạng khác nhau. Nếu phụ huynh không phát hiện bệnh viêm tai giữa ở trẻ kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng gây nguy hiểm cho trẻ. Vậy cách chữa viêm tai giữa ở trẻ em như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

Theo ý kiến từ các chuyên gia y tế uy tín thì việc điều trị viêm tai giữa cho trẻ có thể khỏi hoàn toàn nếu bệnh được phát hiện và điều trị kịp thời. Ngoài ra, có đến 80% nhiễm trùng tai không biến chứng sẽ tự khỏi trong thời gian từ 4 ngày đến 1 tuần mà không cần sử dụng kháng sinh. Nguyên tắc điều trị gồm điều trị triệu chứng đau tai, chống nhiễm khuẩn bằng kháng sinh và cuối cùng là theo dõi sau điều chị để ngăn ngừa biến chứng.

Ngoài ra cũng có một số phương pháp điều trị viêm tai giữa cho trẻ bằng kinh nghiệm dân gian. Phương pháp cụ thể sẽ được chanhtuoi.com chia sẻ bên dưới.

1. Tình trạng bệnh viêm tai giữa ở trẻ

Ngày nay, sự phát triển của ngành dược khoa giúp cho bệnh nhân tránh được những thủ thuật, phẫu thuật mà trước đây khi bị viêm tai giữa cấp giai đoạn ứ mủ hoặc viêm tai xương chũm cấp tính phải thực hiện. Những thành tựu khoa học đó tạo điều kiện tối ưu cho các bác sĩ và bệnh nhân có thể lựa chọn thuốc điều trị tốt nhất nhưng bên cạnh đó cũng nảy sinh ra việc sử dụng tràn lan các thuốc mà không có sự hướng dẫn của các thầy thuốc chuyên khoa gây nên tình trạng kháng thuốc tạo khó khăn cho công tác điều trị bệnh.

Tai được chia làm ba phần bao gồm tai ngoài, tai giữa và tai trong. Tai ngoài ngăn cách với tai giữa bằng màng nhĩ (màng nhĩ có nhiệm vụ bảo vệ tai giữa và tai trong để phần niêm mạc của tai giữa hoạt động trong môi trường kín, bảo vệ hệ thống xương con tránh bị tổn thương do chấn thương, cũng như các tác động của các yếu tố vật lý, hóa học từ môi trường bên ngoài với tai giữa và tai trong qua thành trong của tai giữa). Tai giữa và tai trong được ngăn cách với nhau bởi lớp màng ở cửa sổ tròn rất dễ hấp thu các loại thuốc và là một trong những cơ chế ngộ độc tai trong gây điếc nặng không hồi phục.

cach-chua-viem-tai-giua-o-tre-em-khong-the-sai-duoc-1

Cấu tạo tai người.

Tùy theo bệnh lý của từng bộ phận của tai mà thầy thuốc đưa ra các thuốc sử dụng theo các phác đồ điều trị khác nhau. Bệnh viêm tai giữa phổ biến nhất trong các bệnh lý của tai, được xếp vào nhóm bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên cấp tính. Loại bệnh này được các bậc cha mẹ cho rằng không phải là một loại bệnh nan y, nên họ thường tự đi mua thuốc về điều trị mà không được thăm khám của các thầy thuốc chuyên khoa để lại những di chứng do tai biến nặng nề của thuốc như điếc không hồi phục vì tác dụng của một số thuốc gây ngộ độc ốc tai có trong thành phần của thuốc nhỏ tai.

Xem thêm: Bệnh vêm tai giữa ở trẻ em và những điều nên biết

2. Các nguyên nhân gây viêm tai giữa ở trẻ em

Trẻ nhỏ từ 6 đến dưới 5 tuổi cơ thể còn non nớt và đang trong quá trình xây dựng hệ thống miễn dịch của cơ thể nên sức đề kháng kém, rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, viêm họng, viêm VA,…

Mặt khác, do cấu trúc vòi nhĩ (ống nhỏ thông từ họng lên tai giữa) của trẻ ở giai đoạn này ngắn, độ chênh giữa tai và họng thấp nên dễ bị bít tắc bởi dịch nhầy và lây nhiễm lên vùng tai giữa gây viêm tai giữa ở trẻ em.

Một số trường hợp viêm tai giữa ở trẻ em ít gặp hơn đó là do trẻ bị sặc khi bú mẹ hoặc khi ăn bột, ăn cháo. Thức ăn tràn lên gây tắc vòi nhĩ. Một số trường hợp trẻ bị viêm tai giữa do quá trình tắm gội bị nước vào tai, lau rửa tai không đúng cách làm tổn thương tai,…

cach-chua-viem-tai-giua-o-tre-em-khong-the-sai-duoc-2

Trẻ bị sặc khi bú sữa hay ăn bột có thể là nguyên nhân gây viêm tai giữa.

3. Các triệu chứng biểu hiện viêm tai giữa ở trẻ em

Viêm tai giữa ở trẻ em thường gặp là viêm tai giữa chảy mủ và viêm tai giữa thanh dịch.

  • Viêm tai giữa chảy mủ thường biểu hiện qua 2 giai đoạn cấp tính và mạn tính. Ở giai đoạn cấp tính (thường đi kèm với bệnh mũi họng) triệu chứng biểu hiện khi trẻ bị viêm tai giữa khá rõ rệt: Trẻ bị đau tai, hay dùng tay rụi vào vùng tai, trẻ sốt cao, quấy khóc, biếng ăn, bỏ bú, nôn trớ, rối loạn tiêu hóa…

cach-chua-viem-tai-giua-o-tre-em-khong-the-sai-duoc-4

Viêm tai giữa mủ ở trẻ em.

Sau khoảng 2-3 ngày sẽ chuyển sang giai đoạn vỡ mủ, lúc này do áp lực của dịch mủ trong tai giữa, màng nhĩ sẽ bị thủng một lỗ nhỏ làm cho dịch mủ từ tai giữa chảy ra ngoài.

Khi dịch mủ thoát ra được thì các triệu chứng khác của trẻ sẽ giảm dần, trẻ hết đau tai, đỡ sốt, ăn và ngủ tốt hơn, tiêu hóa bình thường trở lại. Triệu chứng chủ yếu còn lại là tình trạng chảy mủ tai dịch lúc đầu trắng xanh nhạt, sau đó có thể chuyển qua giai đoạn mạn tính chảy dịch màu hơi vàng nhạt, rồi vàng loãng.

  • Viêm tai giữa thanh dịch (ứ dịch) là tình trạng viêm tai giữa ở trẻ em nhưng màng nhĩ vẫn đóng kín, dịch nhầy vô khuẩn ứ đọng trong hòm tai, triệu chứng biểu hiện rất nghèo nàn, khó phát hiện, trẻ có cảm giác bị ù tai, đầy nặng trong tai, nghe kém.

cach-chua-viem-tai-giua-o-tre-em-khong-the-sai-duoc-5

Viêm tai giữa thanh dịch.

Khám nội soi tai mũi họng sẽ thấy những biểu hiện đặc biệt: Màng nhĩ không thủng, nón sáng bị thu hẹp hoặc mất, màng nhĩ có biến đổi màu sắc: Màng nhĩ dày, mờ đục, có khi màng nhĩ màu vàng hoặc ánh vàng, có khi có mức dịch sau màng nhĩ, màng nhĩ có thể phồng do ứ dịch hoặc lõm do xơ dính, màng nhĩ hạn chế hoặc không di động khi tạo áp lực lên màng nhĩ.

Viêm tai giữa thanh dịch nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các vấn đề nguy hiểm về tai cho trẻ như dính màng nhĩ gây điếc; làm giảm khả năng tiếp nhận thông tin để phát triển ngôn ngữ, nhận thức, tư duy của trẻ.

4. Điều trị viêm tai giữa theo y học hiện đại đúng cách

4.1. Giảm đau

Paracetamol hoặc ibuprofen là thuốc giảm đau hiệu quả cho chứng đau tai. Có thể sử dụng cùng lúc cả hai thuốc này nếu một thuốc tỏ ra không hiệu quả.
Chườm ấm – dùng khăn ấm ấp vào tai.

Dầu oliu ấm, dầu thực vật ấm – nhỏ vài giọt các loại dầu trên vào tai. Chú ý không để dầu quá nóng. Nếu thấy dịch hay mủ chảy ra từ tai, tuyệt đối không được nhỏ các loại dầu nêu trên vào tai.

cach-chua-viem-tai-giua-o-tre-em-khong-the-sai-duoc-3

Dùng dầu oliu ấm nhỏ vào tai để giảm đau cho trẻ.

4.2. Kháng sinh

Liệu trình kháng sinh 7 ngày là khuyến cáo đang được áp dụng, tuy nhiên tùy theo tình trạng bệnh, bác sĩ có thể yêu cầu kéo dài thời gian dùng kháng sinh. Nên cho bé uống đủ số ngày chỉ định kể cả nếu bé đã cảm thấy dễ chịu hơn sau 2 hay 3 ngày điều trị. Làm vậy để đảm bảo nhiễm trùng không quay trở lại. Các kháng sinh thường được sử dụng bao gồm: amoxicillin, augmentin, azithromycin, các cephalosporin thế hệ I, II, III. Trường hợp có rách màng nhĩ, bác sĩ có thể kê đơn thuốc nhỏ tai gồm kháng sinh và hydrocortisone, giúp ống tai lành tốt hơn.

cach-chua-viem-tai-giua-o-tre-em-khong-the-sai-duoc-6

Kháng sinh amoxicillin.

Việc thường xuyên dùng kháng sinh mạnh hơn có thể khiến vi khuẩn gây nhiễm trùng tai ở con bạn kháng lại các thuốc kháng sinh mạnh, khiến những đợt nhiễm trùng tai tiếp theo rất khó điều trị. Để tránh hiện tượng kháng kháng sinh, bác sĩ có thể bắt đầu bằng amoxicillin đơn thuần. Kể cả nếu amoxicillin không có tác dụng một hay hai lần trước, vẫn có khả năng vi khuẩn gây nhiễm trùng lần này là loại khác và vẫn nhạy cảm với amoxicillin, nhất là nếu hai lần nhiễm trùng tai cách nhau hơn 2 tháng.

Có thể dùng kháng sinh mạnh trong các trường hợp sau:

  • Nếu triệu chứng sốt và quấy khóc không cải thiện sau 48-72 giờ điều trị kháng sinh, bé có thể cần kháng sinh mạnh hơn.
  • Nếu amoxicillin không có tác dụng trong 2 hoặc 3 lần điều trị trước đó thì những lần sau có thể dùng kháng sinh mạnh ngay.
  • Nếu bé đã dùng amoxicillin trong vòng 6 tuần trước đó, và lại bị đợt nhiễm trùng tai khác, nhiều khả năng vi khuẩn này kháng amoxicillin và cần dùng kháng sinh mạnh hơn.
  • Nếu bé dị ứng với amoxicillin
  • Nếu bệnh vẫn dai dẳng sau một đợt điều trị amoxicillin

Chú ý: kháng sinh chỉ tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng tai, chúng không giúp điều trị virus gây các biểu hiện cảm. Vì vậy triệu chứng chảy nước mũi và ho có thể không được cải thiện trong vòng 14 ngày.

 Có nhất thiết phải dùng kháng sinh để điều trị nhiễm trùng tai không?

  • Không, không nhất thiết phải dùng kháng sinh, nhưng chúng sẽ có ích vì các lý do sau:
  • Thuốc kháng sinh giúp bé dễ chịu nhanh hơn nhờ loại bỏ vi khuẩn, do đó giảm sốt và đau tai sớm hơn. Trẻ thường cảm thấy dễ chịu hơn sau 1 hay 2 ngày dùng kháng sinh.
  • Nếu để nhiễm trùng tai tự lành, bé thường phải chịu sốt và đau trong 4-7 ngày.
  • Kháng sinh giúp phòng ngừa tình trạng viêm lan tới não và xương quanh tai, tuy biến chứng này rất hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra.

cach-chua-viem-tai-giua-o-tre-em-khong-the-sai-duoc-7

Kháng sinh nếu dùng quá nhiều có thể khiến trẻ bị tác dụng phụ.

Nghiên cứu mới cho thấy 80% nhiễm trùng tai không biến chứng sẽ tự khỏi trong vòng 4-7 ngày không cần kháng sinh. Tại các nước phát triển, một số cha mẹ chọn cách không dùng kháng sinh cho con, chỉ dùng các thuốc hạ nhiệt giảm đau dạng thuốc nhỏ tai gây tê Auralgan và thuốc uống ibuprofen hay paracetamol.

Tác dụng phụ của kháng sinh

  • Tiêu chảy
  • Ban do nấm ở vùng mang tã
  • Nấm ở miệng
  • Nôn
  • Phát ban

 Diễn biến điều trị

  • Nhiễm trùng: kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn, làm giảm sốt và đau sau vài ngày.
  • Dịch ở tai giữa sẽ mất đi sau 3 ngày tới 3 tháng! Dịch này từ từ thoát qua vòi Eustache xuống mũi. Dùng nhiều đợt kháng sinh liên tiếp không giúp đẩy nhanh quá trình thoát dịch vì sau một đợt kháng sinh, dịch trong tai thường không nhiễm khuẩn nữa. Chứng dị ứng hay nghẹt mũi mạn tính có thể làm tắc vòi Eustache, ngăn cản dịch thoát khỏi tai. Thính lực của trẻ có thể giảm cho tới khi dịch thoát hết ra ngoài, hiện tượng này chỉ là tạm thời.
  • Triệu chứng chảy nước mũi, thường do virus cảm gây ra chứ không phải do vi khuẩn, có thể kéo dài 3-14 ngày.

cach-chua-viem-tai-giua-o-tre-em-khong-the-sai-duoc-8

Dị ứng có thể làm tắcvòi Eustache.

4.3. Điều trị viêm tai ở giai đoạn ứ mủ

Nếu viêm tai giữa chuyển sang giai đoạn ứ mủ thì việc trích rạch màng nhĩ dẫn lưu mủ được cân nhắc sử dụng đồng thời với các thuốc điều trị toàn thân khác như trong giai đoạn xung huyết.

Nếu viêm tai giữa đi qua hai giai đoạn này, dịch mủ ứ đọng trong tai giữa sẽ tự phá vỡ phần mỏng nhất của màng nhĩ chảy ra ngoài qua ống tai ngoài. Lúc này màng nhĩ bị thủng. Giai đoạn này thì việc điều trị bằng cách làm thuốc tai cho trẻ rất có ý nghĩa. Các thuốc dùng để nhỏ tai trong từng giai đoạn cũng khác nhau: giai đoạn xung huyết chủ yếu dùng thuốc giảm đau như otipax… giai đoạn ứ mủ phải trích rạch hoặc giai đoạn vỡ mủ dùng nhóm thuốc chữa viêm tai phải an toàn với tai thủng như ciplox tránh sử dụng những thuốc nhỏ tai có chứa kháng sinh nhóm aminosid.

Các thuốc nhỏ tai

  • Thuốc nhỏ tai có kháng sinh đơn thuần: ciplox, otofa…
  • Thuốc nhỏ tai kết hợp giữa kháng sinh và kháng viêm: cortiphenicol, polydexa…
  • Thuốc nhỏ tai có tính sát khuẩn và giảm đau: cồn boric ấm, otipax…
  • Thuốc để làm sạch tai: ôxy già…

cach-chua-viem-tai-giua-o-tre-em-khong-the-sai-duoc-9

Thuốc nhỏ tai kháng sinh ciplox.

Tuy nhiên, việc điều trị phải được thực hiện bởi thầy thuốc chuyên khoa tai mũi họng. Đơn giản như việc tự dùng ôxy già nhỏ tai cũng có thể gây những tai biến đáng tiếc như làm bong lớp biểu bì bảo vệ trên da ống tai, làm chậm quá trình lành vết thương của tai thâm chí có thể gây chít hẹp ống tai ngoài ảnh hưởng lớn đến sức nghe đặc biệt là ở trẻ em.

Thuốc bột được sử dụng dùng làm thuốc tai thường là những loại thuốc bột nguyên chất có khả năng hòa tan để tránh việc cản trở dẫn lưu của dịch tai giữa ra ngoài. Nhiều trường hợp bố mẹ thấy con chảy nhiều nước ra cửa tai quá nên cạo các viên thuốc kháng sinh rồi rắc vào tai trẻ. Trường hợp này rất nguy hiểm do những tá dược có trong thuốc viên sẽ gây bít tắc dẫn lưu dịch dẫn đến tình trạng dịch viêm không được dẫn lưu ra ngoài sẽ phá hủy sang phần xương chũm của tai giữa gây viêm xương chũm thậm chí gây biến chứng nội sọ đồng thời làm cho khi khám các thầy thuốc rất khó đánh giá đúng tình trạng của tai bệnh do không quan sát được màng tai.

Viêm tai giữa cấp có thể khỏi được hoàn toàn và không để lại di chứng nếu điều trị đúng. Tránh để bệnh chuyển thành viêm tai giữa mạn tính – loại bệnh phải can thiệp bằng phẫu thuật mà tai trẻ cũng không bao giờ trở về tình trạng bình thường được.

Việc chẩn đoán và điều trị viêm tai giữa phải được thực hiện tại các cơ sở có chuyên khoa tai mũi họng.

4.4. Theo dõi sau điều trị

Phần lớn bác sĩ sẽ chỉ định khám lại trong vòng 1-4 tuần sau nhiễm trùng tai. Mục đích của việc khám lại là để kiểm tra:

  • Đã hết nhiễm trùng chưa?
  • Dịch trong tai đã thoát hết ra ngoài chưa?
  • Nếu bé lại xuất hiện nhiễm trùng tai thì đó là đợt nhiễm trùng mới hay vẫn là diễn biến tiếp theo của đợt cũ (điều này giúp đưa ra lựa chọn kháng sinh phù hợp).

CHÚ Ý: tránh điều trị quá mức bằng cách lặp đi lặp lại các đợt kháng sinh. Trong lần khám lại, bác sĩ có thể vẫn thấy dịch trong tai, nhưng nếu màng nhĩ không đỏ và không phồng, trẻ hoạt động bình thường thì không cần dùng thêm một đợt kháng sinh nữa.

5. Điều trị viêm tai giữa bằng phương pháp dân gian

Khi bị viêm tai giữa có thể áp dụng các bài thuốc sau đây để chữa trị, trong đó bao gòm cả bài thuốc uống và thuốc nhỏ. Kết hợp sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.

5.1. Bài thuốc chữa viêm tai giữa bằng con đường uống

Bài thuốc thứ nhất gồm các vị sau: bạch linh, xuyên khung, thạch xương bồ mỗi vị 12g, đương quy 15g, sài hồ, mần tưới, hồng ha, hương phụ, bán hạ mỗi vị cũng 10g. sắc lấy nước uống, mỗi ngày một thang. Uống liên tiếp trong 10 ngày là hết một liệu trình.

cach-chua-viem-tai-giua-o-tre-em-khong-the-sai-duoc-10

Trị viêm tai giữa bằng phương pháp Đông y.

Bài thuốc thứ hai để chữa bệnh viêm tai giữa gồm các vị: cam thảo, ngân hoa, xuyên khung mỗi vị 10g; hương phụ, liên kiều, sài hồ, trần bì mỗi vị 12g; nam tục đoạn, thổ phục linh mỗi loại 20g; cây cứt lợn, bạch chỉ nam, bưởi bung, kinh giới, kinh hoàng bá, ích mẫu mỗi vị 16g. cho lên sắc lầy nước uống, ngày một thang, chia thành ba lần.

Bài thuốc thứ ba gồm các vị như: hoàng kì, sài đất, phòng sâm, mẫu lệ, kinh giới, chi tử, bạch linh, bạch truật, cây cứt lợn, mỗi vị 5g; hạ khô thảo, đinh lăng, thổ phục linh mỗi vị 6g. sắc lấy nước uống, ngày một thang và chia thành ba lần.

5.2. Bài thuốc chữa viêm tai bằng thuốc nhỏ tai

Bài thuốc gồm các thảo dược: thương nhĩ tử, thạch xương bồ, cây ngũ sắc, trần bì mỗi vị 16g. cho các vị vào ấm thêm 150ml nước rồi đun sôi lấy 50ml. rót nước thuốc ra bát để nguội, tiếp đó dùng bông lọc cho trong nước, đóng vào lọ, cho vào ngăn mát tủ lạnh để dùng dần. ngày nhỏ 3-4 lần vào tai, mỗi lần 2-3 giọt.

cach-chua-viem-tai-giua-o-tre-em-khong-the-sai-duoc-11

Thuốc nhỏ tai bằng các thảo dược đông y.

5.3. Bài thuốc chữa viêm tai giữa từ phèn chua và ngũ nội tử

Trong y học cổ truyền đã lưu truyền rất nhiều bào thuốc chữa bệnh viêm tai giữa chảy mủ, một trong những bài thuốc chữa viêm tai giữa chảy mủ rất hiệu quả đó sự kết hợp hoàn hảo giữa phèn chua và ngũ bội tử.

Nguyên liệu: ngũ bội tử: 1/2 lạng và phèn chua: 1/2 lạng.

Cách làm: Cho hai vị trên lên một miếng sắt và để lên bếp đun đến khi phèn chua chảy ra quyện lại với ngũ bội . Lấy phần màu trắng (xốp) đem nghiền nhỏ như cám rồi cho vào một chiếc lọ, như vậy là ta được sản phẩm thuốc.

cach-chua-viem-tai-giua-o-tre-em-khong-the-sai-duoc-12

Phèn chua giúp trị viêm tai giữa ở trẻ.

Cách dùng:

  • Vệ sinh tai trước khi thổi thuốc bằng oxy già, lau thật sạch tai.
  • Cuộn một tờ giấy sạch thành hình chiếc tẩu (một đầu vừa với lỗ tai).
  • Cho thuốc vào đầu của một chiếc tẩu và thổi vào tai bị viêm chảy mủ.

Liều dùng: dùng liên tiếp trong ba ngày, mỗi ngày hai lần sáng và tối, mỗi lần lượng thuốc bằng một hạt đậu xanh.

Chú ý: phải dừng sử dụng tất cả các loại kháng sinh 24h trước khi dùng thuốc này. Và khi sử dụng thuốc có thể dùng các loại thuốc như: Giảm sốt, long đờm.

Bài thuốc này chỉ sử dụng cho bệnh viêm tai giữa chảy mủ nếu chưa chảy mủ ra ngoài hay nói cách khác là chưa thủng màng nhĩ thì không được sử dụng bài thuốc này.

5.4. Chữa viêm tai giữa bằng xông hương

Chữa viêm tai giữa bằng xông hương là một bài thuốc có công dụng tuyệt vời trong việc điều trị viêm tai giữa chảy mủ hoặc viêm tai giữa chảy dịch ở cả người lớn và trẻ em. Không chỉ vậy, biện pháp này còn có tác dụng kháng viêm, chống dị ứng, giúp an thần, giảm đaum,… Đã có rất nhiều người kiểm chứng và bất ngờ bởi kết quả mà chúng mang lại.

cach-chua-viem-tai-giua-o-tre-em-khong-the-sai-duoc-13

Xông hương trị viêm tai giữa cho trẻ.

Chuẩn bị: Bạch chỉ, huyền sâm, hoàng cầm, bồ công anh, hạ khô thảo, thổ phục linh, kim ngân hoa mỗi loại 10gr, xi lanh sạch, tăm bông, nước muối sinh lý hoặc ô xi già.

Cách làm: Lấy tăm bông nhúng vào nước muối sinh lý hoặc oxy già đã chuẩn bị sẵn để vệ sinh tai thật sạch sẽ rồi lau khô bằng bông y tế sạch rồi mới xông thuốc.

  • Với trẻ nhỏ: vấn đề vệ sinh tai có thể nhờ đến sự can thiêp của các bác sỹ chuyên khoa để đảm bảo an toàn. Và do các bé chưa chưa ý thức được việc xông hương nên bố mẹ nên thực hiện phương pháp này khi khi trẻ đang ngủ.
  • Các bước thực hiện như sau: Bế trẻ cho nằm nghiêng về một bên; tai bị viêm hướng ra ngoài đồng thời hơi nghiêng xuống. Sau đó đặt đầu xi lanh gần với phần tai viêm rồi đưa que thuốc vào đầu xi lanh bít kín lại sẽ tạo thành khói nhẹ. Lúc này, bạn có thể thổi nhẹ nhàng để khói bay vào trong tai của bé.

5.5. Chữa viêm tai giữa bằng thổi sáp ong

Sáp ong không chỉ phát huy được nhiều tác dụng trong ngành công nghiệp điều chế hoá mỹ phẩm mà còn có nhiều công dụng khi được chế biến thành thực phẩm và thuốc chữa bệnh. Theo y học hiện đại, sáp ong có chứa lượng axit béo và este, caffeine acid phenethyl ester và bioflavonoids có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Theo đông y, sáp ong có tính ấm, lành, có tác dụng tiêu sưng, giảm viêm giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

cach-chua-viem-tai-giua-o-tre-em-khong-the-sai-duoc-14

Ngoài làm đẹp thì sáp ong còn giúp điều trị viêm tai giữa.

Từ lâu phương pháp chữa viêm tai giữa bằng thổi sáp ong dùng sáp ong chữa trị viêm tai giữa đã được nhiều người biết đến và lưu truyền. Cách làm như sau:

Chuẩn bị: 1 miếng sáp ong, 1 miếng giấy cuộn nhỏ

Thực hiện: Đặt bệnh nhân nằm nghiêng xuống gường, phần tai viêm hướng kên trên. Lấy miếng giấy đã chuẩn bị cuộn miếng sáp ong thành hình như điếu thuốc. Đốt một cháy đầu giấy cuộn sáp ong để tạo khói ( lưu ý chỉ đốt tạo khói chứ không để thành ngọn lửa). Úp đầu còn lại (phần không đốt) xuống tai thẳng góc với lỗ tai để xông hơi. Mỗi lần đốt liên tiếp 2 đến 3 cuộn giấy sáp ong như vậy, làm liên tếp từ 7 đến 10 ngày, bệnh viên tai giữa sẽ biến mất.

Chữa bệnh viêm tai giữa bằng thổi sáp ong là một phương pháp an toàn và khá hiệu quả, giúp triệt viêm, giảm đau, diệt khuẩn, tiêu mủ, giúp người bệnh cảm thấy nhẹ nhõm hơn. Tuy nhiên, cần phải thực hiện kiên trì, bệnh mới khỏi được.

5.6. Trị viêm tai giữa cho trẻ bằng cây sống đời

cach-chua-viem-tai-giua-o-tre-em-khong-the-sai-duoc-15

Cây sống đời giúp trị viêm tai hiệu quả và lành tính.

Theo y học cổ truyền lá cây sống đời có vị chua và hơi chát, nhưng có tác dụng làm mát, giải độc gan, tiêu trừ phù thũng và chữa bệnh viêm tai cực kỳ hiệu quả lại lành tính.

Đặc biệt trong cây sống đời có chứa các chất có khả năng tiêu viêm, kháng sinh tự nhiên, nên được dùng để ngăn ngừa các triệu chứng bệnh viêm tai giữa như đau, nhức chảy mủ trong tai.

Cách sử dụng bài thuốc dân gian từ cây sống đời cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần chuẩn bị 3- 5 lá cây sống đời còn tươi. Sau đó đem giã nát, bỏ bã và dùng nước cốt nhỏ vào tai, mỗi lần 1 – 2 giọt. Với bài thuốc dân gian chữa bệnh viêm tai giữa này, bạn chỉ cần thực hiện này 3 lần và kiên trì trong 1 tuần, đảm bảo bệnh sẽ thuyên giảm rõ rệt.

5.7. Sử dụng rau diếp cá trị viêm tai giữa

Với bài thuốc từ rau diếp cá chữa bệnh viêm tai giữa, bạn có thể thực hiện được ngay tại nhà cực tiện lợi. Nguyên liệu bạn càn chuẩn bị gồm có: lá diếp cá khô 20g, táo đỏ 10g. Sau đó bạn cho 2 nguyên liệu trên sắc nước thật kỹ để uống. Ngày uống 3 lần và nên uống khi thuốc đang ấm là tốt nhất.

Hoặc nếu không muốn uống nước thuốc, bạn cũng có thể sử dụng rau diếp cá tươi, đem giã nát vắt nước để nhỏ vào tai. Mỗi lần bạn chỉ cần giỏ 1 – 3 giọt vào tai là được.

cach-chua-viem-tai-giua-o-tre-em-khong-the-sai-duoc-16

Giã rau diếp cá và nhỏ vào tai giúp đẩy lùi chứng viêm tai giữa.

5.8. Phương pháp dùng cây kinh giới

Khi bị bệnh viêm tai giữa bạn cũng có thể sử dụng rau kinh giới như một bài thuốc chữa trị hiệu quả, mà lại không lo ảnh hưởng tới sức khỏe.

Trong bài thuốc này, bạn có thể sử dụng rau kinh giới kết hợp với những loại thuốc Nam sau: Cam thảo, xương bồ, ngân hoa, liên kiều, cây hoa xuyến chi. Sau đó bạn đem tất cả các nguyên liệu trên sắc uống hàng ngày. Với bài thuốc này bạn nên uống ngày 3 lần và uống kiên trì trong vòng 2 tuần, để đạt được hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất.

cach-chua-viem-tai-giua-o-tre-em-khong-the-sai-duoc-17

Kết hợp kinh giới với một số nguyên liệu khác giúp điều trị viêm tai giữa.

 

5.9. Lưu ý khi sử dung các phương pháp dân gian chữa trị viêm tai giữa

  • Trong khi sử dụng phương pháp dân gian để chữa bệnh viêm tai giữa, nên kết hợp với thuốc nhỏ tai sẽ đạt được kết quả cao hơn.
  • Trong trường hợp người bệnh xuất hiện một số dấu hiệu bất thường hay những biến chứng nguy hiểm, nên đưa ngay người bệnh đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

6. Ngăn ngừa bệnh viêm tai giữa ở trẻ em

Cần điều trị sớm viêm nhiễm tại mũi họng bằng cách phát hiện sớm: khi mũi bị viêm, dịch mũi sẽ chảy theo hai đường: ra cửa mũi sau và xuống thẳng họng (loại chảy mũi này thường ít được phát hiện và hay gây biến chứng viêm họng, viêm thanh khí phế quản do bố mẹ không nhìn thấy nên trẻ không được điều trị sớm). Loại chảy thứ hai ra cửa mũi trước, loại chảy mũi này dễ phát hiện, do đó ít khả năng gây biến chứng. Tuy nhiên, loại này lại dễ gây viêm tai giữa nếu không điều trị mũi đúng cách. Nếu thấy trẻ thở to hơn bình thường trong khi ngủ, đôi khi lại phải há mồm thở và sáng ngủ dậy hay ho húng hắng, những dấu hiệu đó thể hiện là trẻ đang bị viêm mũi. Bạn nên cho trẻ đi khám bệnh và điều trị ngay trong giai đoạn này.

Việc điều trị viêm mũi tưởng như đơn giản nhưng không phải ai cũng thực hiện được đúng. Hãy tưởng tượng hốc mũi như một dòng suối, thông với các hang động là tai giữa và các xoang (tùy theo tuổi). Dịch mũi chứa đầy trong hốc mũi kèm với hiện tượng sung huyết của niêm mạc hốc mũi và các cuốn mũi.

Không nên lạm dụng bơm rửa mũi trẻ bằng dung dịch muối biển rồi bắt trẻ xì mũi, động tác này làm cho dịch trong hốc mũi sẽ đi theo ba đường: một phần dịch ra ngoài mũi, một phần dịch bị đẩy vào lòng các xoang kế cận (nếu có) và một phần dịch bị đẩy vào tai giữa và đây là một trong những nguyên nhân gây viêm tai giữa ở trẻ. Thường xuyên bơm rửa và hút mũi cũng làm tổn thương lớp thảm nhày trên bề mặt của hệ thống niêm mạc mũi, lúc này, niêm mạc mũi tiếp xúc và chịu ảnh hưởng trực tiếp với môi trường, do đó, dễ tổn thương hơn và gián tiếp tác động làm tăng khả năng bị viêm tai giữa ở trẻ.

cach-chua-viem-tai-giua-o-tre-em-khong-the-sai-duoc-18

Lạm dụng bơm rửa mũi có thể gây nguy hiểm cho trẻ.

Cách nhỏ mũi không hợp lý cũng làm cho tác dụng của thuốc nhỏ mũi giảm tác dụng. Việc này làm cho quá trình viêm mũi của trẻ kéo dài – và đây cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm tai giữa.

Viêm tai giữa có nguồn gốc từ viêm mũi họng xuất hiện khi có hiện tượng bít tắc lỗ vòi tai, từ đó hình thành áp lực âm trong tai giữa gây tăng tiết của niêm mạc tai giữa, đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, từ đó, quá trình viêm tai giữa bắt đầu hình thành.

Việc điều trị viêm mũi họng không phải lúc nào cũng đơn giản, chính vì thế, nếu trẻ bị viêm mũi họng kéo dài hay điều trị trong một tuần mà viêm mũi họng càng ngày càng nặng thì sự chăm sóc của các bác sĩ chuyên ngành tai mũi họng là thật sự cần thiết, phải tuân thủ tuyệt đối đơn thuốc cũng như lời hướng dẫn của thầy thuốc, không tự động dừng thuốc khi chưa cho trẻ đi khám lại.

Trên đây là những thông tin về bệnh viêm tai giữa và cách chữa viêm tai giữa ở trẻ em với phương pháp điều trị theo y học hiện đại lẫn dân gian mà chúng tôi muốn chia sẻ cho các bậc phụ huynh. Bố mẹ hãy quan tâm đến con nhiều hơn để phát hiện bệnh sớm nhất, giúp trẻ giảm sự khó chịu cũng như đau đớn. Chúc các bé luôn khỏe mạnh!

Tin khác cùng mục

ĐƠN VỊ VẬN CHUYỂN TOÀN QUỐC

A8
A7
A6
A5
A4
A3
A2
A1
A8
A7
A6
A5
A4
A3
A2
A1
A8
A7
A6
A5
A4
A3
A2
A1