Tìm kiếm nhanh

Các danh mục khác

Hướng dẫn phân biệt các loại rau cải cực kỳ đơn giản

Ngày đăng: 16.11.2023 - 08:11

Các loại rau cải là một nhóm rau xanh phổ biến với nhiều giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều loại cải phổ biến và không phải ai cũng biết cách phân biệt chúng. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn những cách đơn giản để nhận ra các loại cải khác nhau từ cải bắp, cải thìa, cải xoăn cho đến cải ngọt, cải xanh và cải chíp. Bằng cách quan sát hình dạng, màu sắc, kích thước và vị của các loại cải, bạn sẽ có thể chọn được loại rau phù hợp với khẩu vị và nhu cầu dinh dưỡng của mình.

Cùng theo dõi ngay dưới đây nhé!

Các loại rau cải phổ biến thường gặp 

1. Cải xoăn

cac-loai-rau-cai-xanh
 Cải xoăn

Cải xoăn là một loại rau xanh có nguồn gốc từ châu Âu, được trồng rộng rãi trên khắp thế giới. Cải xoăn có hình dạng như một cái bắp cải nhỏ, nhưng lá của nó xoắn quanh nhau và có màu xanh hoặc tím. Cải xoăn có nhiều chất dinh dưỡng, chẳng hạn như vitamin C, vitamin K, canxi và sắt. Loại cái này có thể ăn sống hoặc chế biến thành các món ăn khác nhau như salad, súp, xào hay luộc. Cải xoăn cũng có tác dụng tốt cho sức khỏe như giảm cholesterol, chống viêm và bảo vệ gan.

2. Các loại rau cải bó xôi

cac-loai-rau-cai-bo-xoi
Rau cải bó xôi

Cải bó xôi là một loại rau có nguồn gốc từ khu vực Tây Nam Á và Trung Á, thuộc họ rau Dền. Cải bó xôi có màu xanh đậm, lá dày, cuống nhỏ và hình dạng giống như chân vịt. Hiện nay, có các loại rau cải bó xôi phổ biến là: Savoy (lá màu xanh đậm, xoăn, nhăn nheo), cải bó xôi xẹt (lá trơn, bản to, nhẵn), Semi-savoy (giống lai, hơi nhăn, nhẵn hơn Savoy).

Loại cải này có nhiều công dụng cho sức khỏe như chống oxy hóa, tăng cường thị lực, phòng ngừa ung thư, bổ máu, bổ xương và cải thiện tuần hoàn máu. Cải bó xôi có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng, nhưng cần lưu ý không nên nấu cùng với tôm, khoai lang hay các loại hải sản khác vì sẽ gây cản trở quá trình hấp thụ canxi trong cơ thể.

3. Cải thảo

cac-loai-rau-cai-thao
Cải thảo

Cải thảo là một loại rau thuộc họ Cải, có nguồn gốc từ Trung Quốc và được trồng phổ biến ở nhiều nước châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam... Cải thảo có màu xanh đậm ở phần lá bao ngoài và màu xanh nhạt ở phần lá cuốn bên trong. Cuống lá có màu trắng và rộng. Cải thảo có vị ngọt, giòn và ngon miệng. 

Cải thảo còn có nhiều giá trị dinh dưỡng và tác dụng tốt cho sức khỏe như hạ khí, thanh nhiệt, bổ ích trường vị, chứa nhiều vitamin A, B, C, E... Loại cải này được sử dụng làm nhiều món ăn khác nhau như xào, canh, lẩu, kim chi... Cải thảo còn có tên tiếng Anh là Chinese cabbage hoặc Napa cabbage. Đây là một trong các loại rau cải được yêu thích nhất hiện nay.

4. Bắp cải

cac-loai-rau-cai-bap-cai
Bắp cải

Đây là một trong các loại rau cải phổ biến nhất và cũng dễ dàng phân biệt nhất. Bắp cải hay còn gọi là bắp sú, là một loại cây thân thảo với lá cuộn chặt tạo thành hình bóng, bề mặt thường trơn mượt và đầy nước.

Hiện nay, có nhiều biến thể của bắp cải như Bắp cải xanh, bắp cải tím, cải bắp lá xoăn, cải Brussels (cải bắp mini). Các loại bắp cải này không chỉ được sử dụng trong các món luộc, hấp, nấu canh hay xào mà còn là nguyên liệu tuyệt vời cho việc làm các món salad đầy sáng tạo.

5. Cải cúc

cac-loai-rau-cai-cuc
Cải cúc

Cải cúc là một loại rau xanh thường được trồng ở các vùng nhiệt đới và ôn đới. Cải cúc có tên khoa học là Brassica rapa var. chinensis, thuộc họ Cải (Brassicaceae). Cải cúc có thể dùng để nấu canh, nhúng lẩu, xào, trộn hay ăn sống. Loại này có tác dụng làm mát gan, giải nhiệt, thanh nhiệt, lợi tiểu, giảm đau, chống viêm, chống ung thư và bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Cải cúc có thân thẳng đứng, cao từ 30-120 cm, có nhiều nhánh. Lá cải cúc có màu xanh đậm, hình bầu dục hoặc hình lông chim, xẻ răng cưa hoặc không xẻ. Lá ôm sát thân, có cuống ngắn hoặc không cuống. Hoa cải cúc có màu vàng nhạt, hình chén, mọc thành chùm ở đầu các nhánh. Cải cúc có vị đắng nhẹ, mùi thơm nồng.

6. Cải ngọt

cac-loai-rau-cai-ngot
Cải ngọt

Cải ngọt có thân màu xanh trắng, tròn, không phân nhánh. Lá có đầu tròn, hơi tù, màu xanh thẫm, càng về cuống thì càng nhạt, mép có nhiều gân. Về thành phần dinh dưỡng, cải ngọt cung cấp albumin, đường, vitamin B1, iốt, cùng với nhiều chất kiềm trong rễ và lá, hỗ trợ quá trình tiêu hóa và giúp cơ thể hấp thụ albumin để bảo vệ gan, đồng thời giảm lượng mỡ trong gan.

Đây là một trong các loại rau cải được các bà nội trợ ưa thích vì hương vị dễ ăn, có thể kết hợp linh hoạt với nhiều nguyên liệu khác nhau để tạo ra các món ngon như cải ngọt xào thịt bò, cải ngọt xào nấm, cải ngọt xào tỏi, hay trong các món canh rau cải thịt bằm.

7. Cải thìa

cac-loai-rau-cai-thia
Cải thìa

Cải thìa hay còn được biết đến với tên gọi cải chíp hoặc cải bẹ trắng, là một nguyên liệu gần gũi với bữa ăn truyền thống của người Việt Nam. Thân của cải thìa có hình dạng mập, lùn, với cuống dày màu trắng chứa nhiều gân cũng như nước.

Với hương vị ngọt và tính mát, cải thìa không chỉ là một loại rau phổ biến mà còn rất giàu chất dinh dưỡng như kali, axit folic, vitamin A và C. Đặc biệt, nó còn chứa nhiều glucosinolat, một hợp chất có lợi cho sức khỏe.

Cải thìa thường được sử dụng để nấu các món như cải thìa xào nấm, cải thìa xào bò, canh cải thìa, hoặc để nhúng trong lẩu, mang lại sự đa dạng và phong phú cho bữa ăn hàng ngày.

8. Cải bẹ xanh

cac-loai-rau-cai-be-xanh
Cải bẹ xanh

Cải bẹ xanh là một loại rau xanh thuộc họ cải, có nguồn gốc từ châu Á. Cải bẹ xanh có thể nhận biết qua đặc điểm hình thái như sau: Thân bẹ màu xanh nhạt, cao khoảng 30-40 cm, có nhiều nhánh. Lá hình cánh quạt hoặc tròn, màu xanh đậm, gốc cuống lá to, ôm chặt vào thân.

Cải bẹ xanh là một loại rau dễ trồng, sinh trưởng tốt ở nhiều điều kiện khí hậu và đất. Loại cải này có vị cay khá mạnh, hơi đắng, thường được dùng để muối dưa, làm nộm hoặc ăn sống với mắm tôm. Cải bẹ xanh cũng có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như chống oxy hóa, giảm cholesterol, tăng cường miễn dịch và chống viêm.

9. Cải canh

cac-loai-rau-cai-canh
Cải canh

Cải canh hay còn gọi là cải đắng, là một loại rau dễ bị nhầm lẫn với cải ngọt. Đặc điểm nổi bật của cải canh là cuống lá dày, mọng nước và lõm ở giữa tạo thành một đường rãnh đặc trưng. Các lá cải canh có răng cưa không đều xung quanh, tạo nên hình dáng độc đáo và phong cách riêng.

Với hương vị hơi đắng và cay, cải canh thường được sử dụng trong nhiều món ăn như xào hay nấu canh. Đặc biệt, khi kết hợp cùng các loại rau khác trong các món cuốn như bánh xèo, bánh tráng cuốn thịt heo, cải canh tạo nên một hương vị đặc trưng, tăng sự đa dạng và hấp dẫn cho bữa ăn.

10. Cải làn

cac-loai-rau-cai-lan
Cải làn

Cải làn là một loại rau xanh thuộc họ Cải (Brassicaceae), được trồng nhiều ở Lạng Sơn. Cải có lá màu xanh đậm, hình tròn, cuống lá dài và hơi trắng. Đây là một loại cây ưa nóng, có khả năng chịu được sương gió và thiếu ánh sáng, thích hợp với những vùng đất có độ ẩm cao và thoát nước tốt. 

Cải làn được dùng làm thực phẩm chủ yếu là phần ngồng, có hàm lượng tinh bột cao, cho cảm giác giòn và ngon miệng. Cải làn còn có một mùi vị đặc trưng, hơi đắng nhẹ, giúp kích thích vị giác, tăng cường tiêu hoá và thanh nhiệt. Cải làn cũng giàu vitamin C, vitamin K, canxi, sắt và chất xơ, có lợi cho sức khỏe. 

Một số món ăn hấp dẫn từ loại cải này như xào tỏi, xào bò, canh sườn, luộc chấm mắm tôm... Cải làn cũng có thể dùng để làm salad hoặc giò chả. 

11. Cải ngồng

cac-loai-rau-cai-ngong-1
Cải ngồng

Cải ngồng là một loại rau phổ biến tại Trung Quốc và thường được sử dụng làm nguyên liệu chính trong nhiều món ăn, tạo nên hương vị hấp dẫn mà khó cưỡng.

Thân của loại rau này lớn, với phần thân non mọc cao, mềm mại, không phân nhánh. Lá cải ngồng mở rộng, to và dày, có bề mặt nhẵn mịn và thường được trang trí bởi những bông hoa màu vàng tinh tế.

Cải ngồng là nguyên liệu lý tưởng cho nhiều món xào như cải ngồng xào tỏi, cải ngồng xào thịt bò, nơi nó mang đến sự mềm mại và hương vị đặc trưng. Hơn nữa, khi sử dụng trong các món canh như cải ngồng nấu tôm, cải ngồng chắc chắn sẽ tạo ra một bữa ăn với hương vị thơm ngon và hoàn hảo.

12. Cải xoong

cac-loai-rau-cai-xoong
Cải xoong

Cải xoong là một loài thực vật thuộc họ cải, liên quan đến giống rau tần và mù tạt, mang đậm mùi vị hơi hăng và cay. Thân cải xoong mảnh, gốc thân có nhiều rễ bò lan ra các nhánh. Lá cải xoong nhỏ, tròn, màu xanh đậm, trong khi hoa cải xoong thường có màu trắng và xanh.

Cải xoong được biết đến là một loại rau có giá trị dinh dưỡng cao. Tại Nhật Bản, nó thường được sử dụng như một món phụ trợ cho các món thịt và bánh pizza. 

Loại cải này được cho là có tác dụng ngăn ngừa quá trình oxy hóa máu và thiếu máu. Khi chế biến nó, việc đun nóng giúp loại bỏ vị đắng và hăng, làm cho thực phẩm trở nên dễ ăn hơn. Xét về mặt dinh dưỡng, người ta cho rằng việc ăn sống cải xoong sẽ mang lại lợi ích dinh dưỡng cao hơn so với việc chế biến nó bằng cách đun nóng.

Giá trị dinh dưỡng của các loại rau cải

Rau cải là một nhóm thực vật rất phổ biến và đa dạng, bao gồm nhiều loại như cải bắp, cải xoăn, cải xanh, cải thìa, cải ngọt, cải chíp và cải xoong. Các loại rau cải đều có giá trị dinh dưỡng cao và có nhiều lợi ích cho sức khỏe. 

Theo Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC), rau cải thuộc nhóm thực phẩm có khả năng phòng ngừa ung thư, do chứa nhiều chất chống oxy hóa, chất chống viêm và chất giảm độc. Các loại rau cải cũng giàu vitamin C, vitamin K, folate, canxi, sắt, magiê và chất xơ. 

Một số nghiên cứu cho thấy rau cải có thể giúp hạ huyết áp, tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ mắt và da, giảm nguy cơ bệnh tim mạch, tiểu đường. Rau cải có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng như salad, canh, xào, luộc, muối chua hay đồ ăn kèm. Tùy theo loại rau cải mà có hương vị và độ giòn khác nhau. Rau cải là một nguồn thực phẩm quý giá cho sức khỏe con người.

Một số món ăn ngon, dễ nấu từ các loại rau cải

1. Tôm xào cà chua rau cải

mon-ngon-tu-cac-loai-rau-cai
Tôm xào cà chua rau cải

Nguyên liệu

  • Tôm 250 gr
  • Cà chua 2 quả
  • Cải thìa 200 gr
  • Ngò rí 2 nhánh
  • Tỏi băm 2 muỗng cà phê
  • Ớt bột 1 muỗng cà phê
  • Dầu ăn 1 muỗng canh
  • Gia vị thông dụng 1 ít

Cách làm

  • Tôm mua về lột bỏ vỏ, đầu tôm và chân tôm, dùng dao cắt dọc sống lưng tôm rồi dùng mũi dao lấy chỉ tôm ra. Sau đó rửa sạch tôm 2 lần với nước muối pha loãng, vớt ra rồi để ráo.
  • Cải thìa mua về rửa sạch, đem ngâm trong nước muỗi pha loãng khoảng 5 phút, sau đó rửa sạch lại lần nữa rồi cắt khúc vừa ăn. Cà chua đem rửa sạch, sau đó cắt múi cau.
  • Cho 1 muỗng canh dầu ăn vào chảo, khi dầu nóng cho tỏi băm vào phi thơm, sau đó cho cà chua vào đảo đều trong 2 phút rồi cho tôm vào. Nêm vào chảo 2 muỗng cà phê đường, 1/2 muỗng cà phê hạt nêm, 1/2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê ớt bột, đảo đều cho tôm thấm gia vị trong khoảng 4 phút thì cho rau cải vào xào và đảo thêm 2 phút nữa thì tắt bếp, rắc thêm ít ngò và tiêu xay lên là hoàn thành.

2. Canh trai rau cải

mon-ngon-tu-cac-loai-rau-cai-1
Canh trai rau cải

Nguyên liệu

  • Trai 1.5 kg
  • Rau cải ngọt 400 gr
  • Nước mắm 1 muỗng cà phê
  • Muối 2 muỗng cà phê
  • Dầu ăn 1 muỗng canh

Cách làm

  • Làm sạch và sơ chế các nguyên liệu.
  • Bắc nồi lên bếp, cho vào 1 muỗng canh dầu ăn, đợi dầu nóng thì bạn cho trai vào, đảo nhẹ để trai chín đều, nêm thêm 1 muỗng cà phê nước mắm, 1 muỗng cà phê muối, xào thêm khoảng 2 phút nữa thì bạn cho rau cải vào.
  • Xào sơ khoảng 2 phút nữa thì cho vào khoảng 400ml nước, đợi canh sôi, bạn nêm nếm lại cho hợp khẩu vị gia đình mình và tắt bếp nhé.

3. Lòng gà xào rau cải

mon-ngon-tu-cac-loai-rau-cai-1-1
 Lòng gà xào rau cải

Nguyên liệu

  • Lòng gà 150 gr
  • Cải ngọt 350 gr
  • Gừng 2 củ
  • Hành tím 1 củ
  • Dầu hào 1/2 muỗng canh

Cách làm

  • Cho vào lòng gà 1/2 muỗng cà phê bột ngọt, 1/4 muỗng cà phê nước mắm và 1/2 muỗng cà phê tiêu đen. Sau đó trộ đều và để yên cho thấm gia vị trong khoảng 7 - 10 phút.
  • Đặt chảo lên bếp bật lửa vừa, cho vào 1 muỗng canh dầu ăn, chờ dầu nóng lên thì cho hành tím băm và gừng vào, đảo đều tay cho hành và gừng vàng thơm.
  • Tiếp theo cho hết số lòng đã ướp vào chảo, đảo đều tay sau khoảng 10 phút thì cho luôn phần cải vào xào chung thêm 2 phút.
  • Khi cải đã xẹp xuống và gần chín, cho 1/2 muỗng canh dầu hào cho món ăn thêm thơm ngon, nêm nếm thêm 1 ít gia vị theo sở thích cá nhân sau cho vừa khẩu vị là được.
  • Xào thêm 5 phút cho rau và lòng chín đều thì tắt bếp.

Vậy là bạn đã có thể phân biệt được các loại cải chỉ bằng một số đặc điểm đơn giản như màu sắc, hình dạng, kích thước và mùi vị. Đây là kỹ năng rất hữu ích khi bạn muốn chọn lựa rau cải tươi ngon và phù hợp cho các món ăn của mình. Hy vọng Mua Gì Tốt đã mang đến cho bạn những thông tin bổ ích và thú vị về các loại rau cải. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này đến hết. 

Tin khác cùng mục

ĐƠN VỊ VẬN CHUYỂN TOÀN QUỐC

A8
A7
A6
A5
A4
A3
A2
A1
A8
A7
A6
A5
A4
A3
A2
A1
A8
A7
A6
A5
A4
A3
A2
A1