Trẻ em

Trẻ sơ sinh mấy tháng biết ngồi?

Ngày đăng: 26.04.2023 - 16:08

“3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò, 9 tháng lò dò bước đi” là kinh nghiệm của ông bà xưa chia sẻ về các cột mốc của trẻ. Một trong những bước ngoặt mà rất nhiều bố mẹ đều mong chờ chính là thời điểm trẻ biết ngồi. Vậy mấy tháng bé biết ngồi? Làm sao tập ngồi cho bé đúng cách? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

tre-so-sinh-may-thang-biet-ngoi

Trẻ mấy tháng biết ngồi?

Ngồi là một trong những cột mốc phát triển quan trọng trong quá trình phát triển kỹ năng vận động của trẻ. Học ngồi là một kỹ năng cực kỳ thú vị bởi kỹ năng này sẽ là chìa khóa để mở ra một thế giới vui chơi và khám phá hoàn toàn mới cho trẻ.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, điều kiện để một em bé có thể ngồi vững chính là phần đầu và cơ cổ của bé phải mạnh mẽ và cứng cáp hơn. Những cơ bắp này bắt đầu phát triển dần dần khi bé mới sinh ra và mẹ có thể tăng cường chức năng của các cơ bắp bằng cách giúp nâng đầu bé dậy mỗi khi cho bé nằm sấp.

Mấy tháng bé biết ngồi? Thông thường, mẹ có thể tập cho bé ngồi từ 4 đến 7 tháng tuổi. Lúc này, bé đã biết lật và giữ cho đầu thẳng một cách thuần thục. Trước tháng thứ 8, hầu hết các bé có thể ngồi vững trong vài phút mà không cần đến sự hỗ trợ từ bố mẹ.

Tuy nhiên, trong những ngày đầu bé chưa thể ngồi thẳng lưng và luôn bị nghiêng người về phía trước, thường dùng 2 cánh tay chống lên sàn nhà để giữ thăng bằng và bé cũng rất dễ bị ngã.

Lúc này bé giống như “ngọn cây trước gió”, bất kỳ tác động nhỏ nào cũng có thể làm bé bị ngã. Vì vậy, bố mẹ cần hết sức cẩn thận quan sát, hỗ trợ cho con và đừng quên đặt gối mềm xung quanh để tránh va đập.

Cách tập ngồi cho bé

Giai đoạn chuẩn bị

Muốn tập ngồi cho bé đúng cách, trước tiên, mẹ phải kiểm tra xem cấu trúc xương của bé có đủ vững không nhé! Ít nhất phần lưng phải thẳng và giữ được cổ, đầu cứng cáp.

Từ khoảng tháng thứ 4, cơ cổ của bé sẽ cứng cáp nhanh chóng, lúc này mẹ nên khuyến khích bé ngẩng đầu lên trên, sang trái, sang phải với các loại đồ chơi nhiều màu sắc, phát ra nhạc. Việc nâng đầu và ngực sẽ giúp bé tăng cường cơ bắp và phát triển sự kiểm soát đầu cần thiết khi tập ngồi.

 Trước giai đoạn tập ngồi, mẹ nên rèn luyện cho bé kỹ năng nằm sấp bằng cách dành nhiều thời gian chơi cùng bé và cho bé nằm sấp trên ngực hoặc bụng của mẹ. Hành động này giúp tăng cường cơ cổ, dạ dày và cơ lưng cần thiết cho việc tập ngồi cũng như chuẩn bị cho các giai đoạn quan trọng sau này.

Khi học cách ngồi dậy, bé sẽ đặt một hoặc hai tay phía trước để ngồi một cách thăng bằng. Như vậy là bé đã biết nhờ vào cánh tay để giữ trọng lượng của cơ thể rồi đấy.

Giai đoạn trẻ học ngồi

Vào những tuần đầu tiên khi tập ngồi, bé sẽ tự nhổm dậy bằng cách nâng cánh tay và giữ ngực khỏi mặt đất. Khi được 5 tháng, bé có thể ngồi trong chốc lát mà không cần sự trợ giúp. Mặc dù vậy, mẹ vẫn nên ở gần để hỗ trợ và trải thảm, bao quanh bé bằng nhiều gối nhằm giảm bớt khả năng bị té ngã. Bé ngã là vì mất thăng bằng khi ngồi, nhưng chỉ sau một khoảng thời gian bé sẽ nhận thức được điều gì làm mình ngã và tự tìm cách điều chỉnh.

Mẹ không nên giúp đỡ bé hoàn toàn mà hãy để bé tự dựa vào sức mình. Có nghĩa là mẹ đặt cho bé ngồi và dằn những chiếc gối mềm xung quanh. Khi không có ai đỡ dậy, bé phải tự mình sử dụng các cơ để có thể ngồi vững. Đây là một phản xạ tự vệ rất bản năng mà bất cứ trẻ nào cũng có.

Đến tháng thứ 7, bé đã có thể ngồi mà không cần sự hỗ trợ, cũng như học được cách xoay người để chạm tới những vật bé muốn trong khi ngồi. Ở thời điểm này, nhiều bé thậm chí có thể chuyển từ vị trí nằm sấp thành vị trí ngồi bằng cách sử dụng các cơ ở tay để đẩy lên. Và khi bé ở tháng thứ 8, bé có thể sẽ ngồi vững mà không cần bất kỳ sự hỗ trợ nào cả.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể tham khảo thêm các cách tập ngồi cho bé như sau:

  • Tập lại nhiều lần: Để bé có không gian riêng tập thử nghiệm, khám phá các chuyển động của cơ thể, đừng hỗ trợ bé mọi lúc để bé tiếp cận cách ngồi.
  • Đặt bé ở trên đùi hoặc giữa hai chân của mẹ trên sàn, có thể đọc sách hoặc các trò chơi vận động nhẹ cho bé tập từ từ.
  • Để bé chơi nhiều trên sàn sẽ phần nào thúc đẩy sự độc lập của bé trong giai đoạn phát triển. Mẹ nên đặt các đồ chơi xung quanh bé để bé chủ động ngồi dậy chơi.

tre-so-sinh-may-thang-biet-ngoi-1

Những lưu ý trước khi cho bé tập ngồi

Sau khi đã biết trẻ mấy tháng biết ngồi, hẳn mẹ sẽ rất nóng lòng mong muốn bé có thể nhanh chóng thành thạo ngồi và quay đầu. Nhưng trước tiên, mẹ hãy nhớ:

  • Mẹ cần phải kiên nhẫn: Tập cho bé ngồi có điểm tựa trước khi thả tự do.
  • Bảo đảm an toàn cho trẻ: Có thể cho bé ngồi trên tấm nệm lớn để đảm bảo an toàn. Nếu bé vẫn ngồi khó, có thể chèn gối xung quanh để bé có thêm can đảm.
  • Mẹ làm điểm tựa cho trẻ: Đặt bé ngồi vào giữa trong lúc mẹ khoanh chân bắt chéo nhằm tạo cảm giác an toàn cho bé trước khi tập. Đây cũng là cách để bé tập giữ thăng bằng và rèn cơ cổ cũng như cơ lưng.
  • Khuyến khích và động viên trẻ: Đa số các bé đều có thể tự ngồi vững vào thời điểm 8 tháng tuổi. Chính vì vậy ngay từ 6 tháng tuổi, bé cần phải được khuyến khích ngồi và tập ngồi. Nếu sau 8 tháng, bé vẫn chưa thể ngồi, nên đưa bé đi gặp bác sĩ để xem có vấn đề gì khác hay không.

Một số cột mốc phát triển của trẻ

Không chỉ nên quan tâm đến việc bé mấy tháng biết ngồi mà mẹ cũng cần phải chú ý các kỹ năng khác của bé. Các mốc phát triển như lẫy, ngồi, bò, lần đầu tiên cười hay vỗ tay đều là các kỹ năng của trẻ sơ sinh được các ông bố bà mẹ vô cùng mong chờ. Dưới đây là một số cột mốc phát triển của trẻ mà bố mẹ nên ghi nhớ và theo dõi, để yên tâm rằng bé cưng vẫn đang phát triển bình thường và không có gì phải lo lắng cho sức khỏe của con.

Các cột mốc trong sự phát triển của trẻ sơ sinh:

  • Sơ sinh: Nằm sấp
  • 4 - 6 tháng: Bé bắt đầu tập ngồi
  • 4 - 9 tháng: Bé ngồi vũng mà không cần sự hỗ nào.
  • 6 - 10 tháng: Bé bắt đầu tập bò.
  • 9 - 15 tháng: Bé bắt đầu tập đi.

Nếu trẻ chưa phát triển đúng theo cột mốc trên, bố mẹ hãy đưa con đến các cơ sở y tế để được gặp các bác sĩ chuyên khoa khám và điều trị theo phác đồ phù hợp riêng. Ngoài ra, bố mẹ có thể bổ sung thêm các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiếu yếu đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho trẻ.

Xem thêm:

Mong rằng thông tin trên không chỉ giúp mẹ biết trẻ mấy tháng biết ngồi mà còn đem lại những kiến thức bổ ích cho mẹ trong quá trình rèn luyện cho con thành thạo kỹ năng ngồi nhé!

Tin khác cùng mục

ĐƠN VỊ VẬN CHUYỂN TOÀN QUỐC

A8
A7
A6
A5
A4
A3
A2
A1
A8
A7
A6
A5
A4
A3
A2
A1
A8
A7
A6
A5
A4
A3
A2
A1