Xu hướng

Cù lẳng là gì? Cách tránh những hiểu lầm khi sử dụng từ cù lẳng

Ngày đăng: 21.03.2023 - 16:37

Lâu nay bạn vẫn thường nghe người ta nói từ cù lẳng nhưng lại không biết cù lẳng là gì? Đây có phải là một món ăn hay là một tiếng lóng do các bạn trẻ sáng tạo ra? Mời các bạn cùng Chanhtuoi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Cù lẳng là gì?

Nhiều người rất thắc mắc không biết cù lẳng là gì mà họ vẫn hay thường xuyên nói đến thế? Chúng ta vẫn thường gặp từ này khi đang đi chơi, đi ăn cùng bạn bè hoặc thậm chí trong giới ẩm thực người ta cũng hay dùng.

Vậy trong Tiếng Việt từ cù lẳng là gì? Cù lẳng theo từ điển Tiếng Việt có nghĩa là xương cù lẳng, là đầu các xương ống có khớp bằng hai u tròn.

Ví dụ: Cù lẳng là phần đầu sụn ở phần xương ống của động vật, thường là heo, gà, bò…

cu-lang-la-gi-1

Xương cù lẳng là gì

Cù Lẳng có phải là một món ăn?

Cù lẳng chắc chắn là món ăn khoái khẩu của nhiều người bởi chính vị giòn của đầu sụn và mùi thơm khi chế biến của nó. Cù lẳng thường được nấu thành nhiều món ăn khác nhau tùy theo sở thích và khẩu vị của từng người.

Cù lẳng heo thường được dùng để ninh làm nước phở. Mùi thơm và vị ngọt của tủy xương giúp cho nước lèo trong, thơm, và có vị ngọt không nặng gia vị. Cù lẳng sau khi ninh thì phần cù lẳng với phần mỡ kèm thịt thêm ít sụn đã mềm chấm với nước mắm tỏi ớt là món ăn yêu thích của nhiều người.

Củ lẳng chó nướng hay hầm cũng là một món ăn khoái khẩu của nhiều người, nhất là cánh mày râu.

cu-lang-la-gi-2

Cù Lẳng là một món khoái khẩu của nhiều người

Một số món ăn thơm, ngon từ Cù Lẳng

Cù lẳng heo hầm đu đủ

cu-lang-la-gi-3

Cù lẳng heo hầm đu đủ

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Từ 5-6 người
  • 1,2-1,5 kg cù lẳng heo
  • 0,5 kg đu đủ hườm, ớt tươi, hành ngò tươi
  • Gia vị: hạt nêm, nước mắm, bột ngọt, đường, tiêu

Các bước thực hiện:

Bước 1: Cù lẳng chặt vừa ăn, đu đủ thái cục, hành ngò tươi thái nhỏ, ớt tươi cắt miếng tất cả rửa sạch để ráo nước.

Bước 2: Cù lẳng sau khi để ráo đem ướp gia vị gồm: một ít hạt nêm, nước mắm, tiêu, hành khô băm nhuyễn để khoảng 10-15p cho giá vị thấm vào cù lẳng của heo.

Bước 3: Đun nước thật sôi bỏ củ lẳng đã ướp gia vị vào hầm với lượng nước vừa phải và cho lửa vừa phải hầm cho cù lẳng mềm và thấm với các gia vị mình đã ướp.

Bước 4: Đến khi cù lẳng mềm thì cho đu đủ thái cục vào hầm, lưu ý khi hầm đu đủ nên hầm vừa phải đừng để đu đủ rục quá bị vữa ra sẽ làm mất ngon.

Bước 5: Khi đu đủ đã mềm ta nêm lại gia vị một lần nữa cho vừa với khẩu vị với từng gia đình, và bỏ thêm gia vị như tiêu, hành ngò tươi, ớt tươi cắt miếng vào cho thêm phần hấp dẫn của món ăn là dùng được các bạn nhé.

Cù lẳng dê hầm hạt sen

cu-lang-la-gi-4

Cù lẳng dê hầm hạt sen

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Cù lẳng dê tươi 1kg sơ chễ sạch.
  • Hạt sen 0,1kg.
  • Đậu phộng đã bóc vỏ 0,05kg.
  • Mỡ nước 0, 1kg.
  • Củ đậu 0,15kg.
  • Sả 2 củ to.
  • Mùi 0,2kg.
  • Rượu trắng 0,05 lít
  • Gia vị: Nước mắm, muối, tiêu, hành, tỏi khô, bột đao.

Các bước thực hiện:

Bước 1:

  • Cù lẳng dê sau khi mua về bạn rửa sạch lại một lần nữa, sau đó chặt khúc vừa ăn.
  • Hạt sen và đậu phộng đã bóc vỏ ngâm nước nóng, bóc sạch màng (Ngâm hoảng vào 2- 3 tiếng để bở ra nấu sẽ nhanh chín)
  • Củ đậu gọt sạch vỏ thái vuông hơi dày rồi mang rửa sạch để ráo.
  • Mùi cắt bỏ gốc, rửa sạch sau đó thì thái lát nhỏ.
  • Sả cắt bỏ gốc và lá, rửa sạch sau đó thái lát mỏng.
  • Hành, tỏi khô bóc sạch vỏ sau đó đập dập rồi băm nhỏ.
  • Tiêu rang vàng thơm sau đó đâm nhỏ.

Bước 2: Cho mỡ vào chảo đun nóng già, phi thơm hành, tỏi sau đó cho cù lẳng dê vào xào vàng.

Bước 3: Trút cù lẳng dê sang nồi đổ nước săm sắp thịt đun sôi, nêm vừa mắm muối. Đậy vung đun nhỏ lửa, khi thịt mềm thì cho hạt sen, lạc và củ đậu vào nấu lẫn.

Bước 4: Cù lẳng chín nhừ, hạt sen chín bở thì hòa bột đao với nước vào làm nước hầm hơi sánh, bột chín trong là được. Cho lá mùi vào trộn đều rồi tắt bếp.

Bước 5: Khi đã chín, bắc ra múc vào bát to hoặc đĩa sâu lòng rắc hạt tiêu lên trên là bạn có thể thưởng thức rồi đấy. Thưởng thức khi nóng sẽ ngon hơn bạn nhé!

Chỉ với vài bước làm đơn giản là chúng ta đã hoàn thành xong cách làm món dê hầm hạt sen rồi phải không nào. Một món ăn dinh dưỡng và ngon như vậy mà không ngờ lại đơn giản đến thế nhỉ các bạn. Còn chần chừ gì mà không vào bếp ngay thôi nào. Chúc các bạn thành công nhé.

Cù lẳng gà hầm ngải cứu

 

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Bạn có thể hầm riêng toàn cù lẳng gà hoặc gầm nguyên 1 con khoảng 8 lạng đến 1 kg.
  • Ngải cứu tươi 2 lạng.
  • Gia vị: hạt nêm, nước mắm, muối, bột ngọt (mì chính).
  • 1 túi thuốc bắc nhỏ

Cách làm cù lẳng gà hầm ngải cứu cho 3 người ăn:

Bước 1: Sơ chế cù lẳng gà cho sạch, để ráo (nếu là nguyên con gà thì mổ xong xát muối và rửa sạch để khỏi mùi hôi, chặt gà thành từng miếng to).

Bước 2: Rau ngải cứu rửa sạch (có thể cắt khúc to hoặc để nguyên ngọn tùy ý bạn nhé).

Bước 3: Xếp ngài cứu, gà và thuốc bắc vào nồi, thêm gia vị vừa ăn. Hầm cách thủy cho đến khi chín.

Bước 4: Múc gà ra bát và thưởng thức khi còn nóng.

Cù lẳng chó hầm đu đủ xanh

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Cù lẳng chó: 2 – 4 cái (tùy vào cù lẳng to hay nhỏ)
  • Đu đủ xanh: 1/2 quả
  • Hành lá
  • Gia vị: hạt nêm, nước mắm, muối, bột ngọt (mì chính)

Các bước thực hiện:

Bước 1: Sơ chế cù lẳng chó sạch sẽ bằng cách cạo sạch lông, rồi đem thui qua bếp lửa một lần nữa để loại bỏ hết lông đi nhé. Sau đó rửa sạch, chặt khúc vừa ăn.

Bước 2: Cho cù lẳng chó vào nồi nước + 1/2 thìa cà phê muối, rồi bắc nồi lên bếp ninh khoảng 45 – 90 phút, tùy theo cù lẳng chó già hay non mà bạn ninh đến khi cù lẳng chó ăn mềm là được.

Lưu ý: Ninh cù lẳng chó mềm vừa phải, không nên ninh nhừ quá sẽ mất vị giòn của đầu sụn và vị ngon của cù lẳng đó.

Bước 3: Đu đủ gọt bỏ vỏ, bổ đôi rồi bỏ hạt bên trong đi và rửa lại với nước sạch cho hết nhựa. Xắt đu đủ thành các khúc vừa ăn.

Bước 4: Kiểm tra cù lẳng chó đạt yêu cầu chưa, sau đó bạn cho nước đủ ăn vào đun sôi, bỏ đu đủ vào, rồi tiếp tục ninh khoảng 5 phút nữa cho đu đủ chín mềm vừa phải là được.

Bước 5: Nêm lại gia vị cho vừa miệng ăn, sau đó cho hành lá thái nhỏ lên trên, trộn đều và tắt bếp.

Khi nấu các món ở trên bạn biết thích nhất là khi nào không? Là khi nấu xong, nước lèo trong trong, thơm thơm, vị ngọt không nặng gia vị.

Để làm được điều này thì xương cù lẳng (phần đầu sụn của xương ống) đóng vai trò khá quan trọng, cù lẳng phải chín mềm nhưng vẫn giữ được đầu sụn giòn giòn, mùi thơm và vị ngọt của tuỷ xương vẫn là thứ chủ lực tạo ra giá trị nhất định cho món ăn.

Chưa hết, ninh vừa đủ lửa, khúc cù lẳng còn sót lại phần mỡ ninh vừa tới, thơm, mềm kèm thịt tơi mà không bã nát, thêm ít sụn đã mềm, đem chấm với tí mắm dằm miếng ớt (hoặc nước tương the the vị sate) .... bảo đảm thú vị.

Cù lẳng là gì trên Facebook?

Trên mạng xã hội chúng ta vẫn hay thường nghe người ta nói cù lẳng cù lẳng. Vậy cù lẳng là gì trên Facebook?

Từ “cù lẳng” là từ lóng được dùng để nói về vòng 3 của các chị em phụ nữ. Nhiều người khi trò chuyện, bàn luận về vấn đề này ngại không muốn nói thẳng nên đã dùng từ "cù lẳng" một cách nói giảm nói tránh để thay thế.

Ở bài biết này, Chanhtuoi đã chia sẻ đến bạn về nghĩa của từ cù lẳng cũng như các món ngon đến từ nguyên liệu này. Hy vọng rằng bạn đã biết cù lẳng là gì và hãy dùng từ đó một cách đúng đắn, phù hợp với từng trường hợp để tránh gây hiểu lầm đáng tiếc.

Tin khác cùng mục

ĐƠN VỊ VẬN CHUYỂN TOÀN QUỐC

A8
A7
A6
A5
A4
A3
A2
A1
A8
A7
A6
A5
A4
A3
A2
A1
A8
A7
A6
A5
A4
A3
A2
A1