Trẻ em

Cảnh báo 15 dấu hiệu mang thai sau 2 tuần đầu tiên các mẹ nên biết

Ngày đăng: 16.01.2023 - 01:31

Một số phụ nữ có thai sẽ xuất hiện những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể như chậm kinh, buồn nôn, buồn ngủ, căng ngực,... Mỗi một giai đoạn thai kỳ đều có biểu hiện cơ thể khác nhau nên khó có thể phân biệt được. Do dấu hiệu có thai tuần đầu thường không rõ rệt nên phần lớn chị em biết mình mang thai từ tuần thứ hai trở đi. Chúng cùng tìm hiểu những dấu hiệu mang thai sau 2 tuần đầu để xác định tình trạng mang thai nhé.

Chúng ta nên hiểu thời gian 2 tuần sau khi thụ thai thì tuổi thai sẽ được tính là 4 tuần. Cách tính thời gian mang thai được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng do chúng ta không thể xác định ngày thụ thai chính xác. 

1. 2 vạch que thử thai

Nếu như các tinh binh làm việc hiệu quả và được nàng trứng chấp nhận, thì sau khi quan hệ từ 7-10 ngày là bạn đã có thể mua que về thử rồi đấy. Khi que hiện lên 2 vạch, chúc mừng, bạn đã “có tin vui” rồi đấy. Tuy nhiên, bạn cần thử thêm lần thứ 2 sau lần đầu khoảng 1 tuần để đảm bảo có kết quả chính xác nhất. Và tất nhiên, bạn cần tuân thủ đúng theo những hướng dẫn của nhà sản xuất in trên bao bì để tránh tối đa sự sai sót.

15-dau-hieu-mang-thai-sau-2-tuan-dau-tien-6

Que thử thai 2 vạch là dấu hiệu sát nhất cho thấy bạn đang mang thai sau 2 tuần đầu.

2. Đau bụng âm ỉ

Sớm nhất là khoảng 2 tuần và trễ nhất khoảng 3 tháng đầu bạn sẽ cảm nhận được những cơn đau bụng âm ỉ ở phần bụng dưới, rất có thể bạn sẽ bị nhầm lẫn với những dấu hiệu gần đến ngày “đèn đỏ” nếu bạn thường hay đau bụng trước ngày. Vì thế bạn cần kết hợp với một vài “chi tiết” khác để có thể xác định chính xác như những dấu hiệu có bầu đơn giản trong bài viết: 23 dấu hiệu có bầu vô cùng đơn giản mà không cần dùng đến que thử thai

Lý do mà bạn bị đau bụng dưới là do phôi bắt đầu làm tổ trong tử cung, sự dãn nở của tử cung chèn ép lên các bộ phận khác gây ra các cơn đau từng cơn ở vị trí dưới rốn.

Khi bạn cảm thấy đau bụng, bạn cần được nghỉ ngơi và theo dõi, nếu cơn đau kéo dài hơn 4 tiếng trong mọt ngày, quá 3 ngày/tuần hoặc kèm theo các dấu hiệu lạ khác, lúc này, bạn nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

>>> Tham gia Group: Kinh nghiệm mang thai và chăm con để học hỏi và trao đổi kinh nghiệm cho quá trình mang thai và chăm sóc em bé

3. Cơ thể “hết pin”

Trong gian đoạn đầu thai kỳ hay 2 tuần đầu mang thai, cơ thể bạn phải hoạt động hết công suất để có thể tạo ra nguồn máu mang theo dưỡng chất để nuôi dưỡng thêm một sinh linh mới và sự gia tăng hooc môn progesterone . Thế nên, bạn sẽ cảm giác như cơ thể mình gần “cạn kiệt” năng lượng kèm theo đó là các cơn đau đầu, chóng mặt, khó thở…do hệ thống tim mạch và thần kinh phải có những điều chỉnh liên tục để phù hợp với những thay đổi lớn của cơ thể.

Dấu hiệu này có thể xuất hiện sớm tuần đầu tiên sau khi trứng được thụ tinh và có thể kéo dài đến hết 3 tháng đầu thai kỳ, giảm dần trong 3 tháng giữa và lại xuất hiện vào giai đoạn cuối kỳ.

15-dau-hieu-mang-thai-sau-2-tuan-dau-tien-1

Khi mang thai 2 tuần đầu, cơ thể bạn luôn thấy mệt mỏi.

4. Buồn nôn, sợ mùi thức ăn

Khi bạn mang thai, cũng đồng nghĩa với việc cơ thể bạn sẽ thay đổi 180 độ cả khẩu vị cũng vậy. Đừng ngạc nhiên khi bạn cảm thấy “buồn nôn” với những món ăn yêu thích của mình trước đây. Nguyên nhân của việc này là do sự tăng lên của Estrogen là loại hormon chịu trách nhiệm về cảm giác mẫn cảm với mùi, và lượng estrogen tăng cao khi mang thai khiến bạn có cái mũi cực thính nhạy.

Ban đầu chỉ là cảm giác sợ thức ăn, ngửi thấy mùi gì cũng khó chịu, nặng hơn nữa là buồn nôn, uống nước cũng nôn… Do đó, bạn cần chuẩn bị sẵn sàng để “ứng phó” vì những triệu chứng tồi tệ này có thể sẽ kéo dài đến hết tam cá nguyệt đầu tiên.

Các bạn tham khảo tại đây Mẫu thực đơn 7 ngày – thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu đủ chất

15-dau-hieu-mang-thai-sau-2-tuan-dau-tien-2

Buồn nôn khi mang thai 2 tuần đầu tiên.

5. Âm đạo đổi màu

Một dấu hiệu sớm khác của thai kì là sự thay đổi màu sắc của âm hộ và âm đạo. Âm hộ và âm đạo thông thường sẽ có màu hồng, nhưng sẽ chuyển thành màu tối như đỏ tím khi bạn có thai.

Sự thay đổi có nguyên nhân từ sự gia tăng lượng máu cung cấp đến các mô xung quanh âm đạo, thường được gọi là dấu hiệu Chadwick.

6. Ngực căng và nhạy cảm

Bạn sẽ cảm thấy như bị kim châm hoặc ngứa quanh vú, đặc biệt là ở đầu nhũ hoa. Điều này xảy ra do hormone thai kì gia tăng làm tăng cung cấp máu cho vùng ngực.

Bạn cũng có thể cảm thấy vùng ngực căng và nhạy cảm khoảng 1 tuần sau khi thụ thai. Áo lót sẽ cọ xát vào ngực bạn nhiều hơn bình thường khiến bạn thấy không thoải mái. Tình trạng đau tức này sẽ xảy ra càng thường xuyên hơn khi thai kì của bạn đến ngưỡng 3-4 tuần.

15-dau-hieu-mang-thai-sau-2-tuan-dau-tien-5

Phần lớn chị em khi mang thai giai đoạn đầu đều có cảm giác tăng và tức ngực.

7. Đau lưng

Một trong những dấu hiệu có thai sớm là tình trạng đau lưng. Do cơ bụng bắt đầu trở nên lỏng lẻo vì phải thích nghi với tử cung đang phát triển, các cơ lưng phải hoạt động nặng nề hơn và bị kéo dãn ra do đó bạn sẽ bị đau lưng. Đây cũng là một trong các dấu hiệu có thai tuần đầu theo kinh nghiệm của chuyên gia uy tín.

8. Đau đầu

Sự thay đổi của hormone trong cơ thể, mệt mỏi căng thẳng, mất ngủ,…. sẽ dẫn đến chứng đau đầu rong thai kỳ, nhất là ở 3 tháng đầu, thậm chí, những mẹ nhạy cảm có thể cảm thấy điều này ngay những ngày đầu trứng mới được thụ tinh.

9. Đi tiêu nhiều lần

Ngay cả khi bụng của bạn chưa “phình” to ra thì tử cung vẫn đang chịu sức ép từ bào thai ngày một lớn dần lên, do đó, sớm nhất là khoảng 1 tuần đầu sau khi trứng thụ tinh bạn sẽ có cảm giác buồn tiểu thường xuyên, dù là vừa mới “giải quyết” xong, nhất là về ban đêm. Điều này không đồng nghĩa với việc bạn sẽ “nhịn” uống hoặc “nhịn” tiểu, vì nó có thể khiến cơ thể bạn bị mất nước hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu.

15-dau-hieu-mang-thai-sau-2-tuan-dau-tien-7

Đi tiểu thường xuyên cũng là dấu hiệu mang thai sau 2 tuần.

10. Máu báo thai

Vậy nếu có xuất hiện những đốm máu từ âm đạo, có nghĩa là bạn không mang thai? Thực ra, không phải. Bạn có thể nhìn thấy những vệt máu hồng hoặc sẫm xuất hiện trên quần lót, nhưng dấu hiệu đó cũng thường xuất hiện khi bạn mang thai đến tuần 6 hoặc tuần 7.

Các chuyên gia không chắc chắn lý do tại sao những vệt máu lại xuất hiện rất sớm trong thai kì. Có thể đó là dấu hiệu trứng thụ tinh trong tử cung hoặc do sự thay đổi hormone. Tuy nhiên, hiện tượng này lại không gây đau, thậm chí bạn sẽ không chú ý rằng bạn có chảy máu.

15-dau-hieu-mang-thai-sau-2-tuan-dau-tien-3

Máu báo thai là dấu hiệu xảy ra với một bộ phận chị em khi mang thai 2 tuần đầu.

11. Táo bón

Chắc hẳn bạn đã nghe nhiều về chứng táo bón khi mang thai và hãy chuẩn bị sẵn tinh thần để “nghênh tiếp” nó vì hầu như bà bầu nào cũng gặp phải tình trạng này. Điều này xảy ra do các hormone tăng cao trong thời kỳ mang thai, làm chùng các cơ ở đường ruột và khiến đường ruột hoạt động kém hiệu quả hoặc do sự phát triển của bào thai gây áp lực lên ruột và ngăn cản chức năng của ruột khiến bạn cho bạn bị táo bón.

12. Chán ăn

Thông thường, ốm nghén khiến bạn cảm thấy buồn nôn và mất cảm giác ngon miệng. Bạn sẽ có nhu cầu sử dụng các loại thức ăn để giúp dịu cơn ốm nghén của bạn hơn là việc bạn thèm ăn loại thức ăn đó. Đôi khi bạn cũng sẽ khó chịu với những mùi vị bạn từng yêu thích như cà-phê, trà, rượu, cay, đồ rán, trứng.

15-dau-hieu-mang-thai-sau-2-tuan-dau-tien-8

Chán ăn cũng là biểu hiện mang thai 2 tuần đầu.

13. Tiết dịch âm đạo

Bạn sẽ thấy rằng ở giai đoạn sớm của thai kì âm đạo sẽ tiết dịch một ít, và dịch sẽ nhiều hơn trong suốt thời gian bạn mang thai. Tiết dịch khi có thai là dấu hiệu vô hại và sẽ tương tự như dịch tiết bình thường của bạn. Đừng cố rửa sạch âm đạo vì điều này có thể gây kích ứng da và mất cân bằng chủng vi khuẩn tự nhiên.

Khi có thai, bạn cũng sẽ dễ bị nhiễm nấm, mặc dù không có hại cho thai nhi nhưng bạn cần điều trị. Nếu âm đạo chảy dịch có màu sắc hoặc mùi khác biệt, bạn phải đi khám ngay lập tức.

14. Huyết áp thấp hơn bình thường

Nếu như mẹ thường xuyên theo dõi huyết áp của mình sẽ nhận thấy một chút thay đổi nhỏ khi huyết áp thấp hơn bình thường. Nếu đi kèm với các triệu chứng như buồn ngủ, mệt mỏi, nhức đầu hoặc buồn nôn… thì rất có thể mẹ đã “dính” bầu.

15-dau-hieu-mang-thai-sau-2-tuan-dau-tien-9

Người mang thai có khả năng bị giảm huyết áp.

15. Căng thẳng thần kinh

Mẹ có thể sẽ nhận thấy những cơn cáu giận của mình không hề có bất cứ lý do gì hoặc không cảm thấy hài lòng với mọi việc trong cuộc sống… Đây có thể là một trong những dấu hiệu sớm của thai kỳ. Tuy nhiên, dấu hiệu này rất giống với trước khi bạn có kinh nguyệt nên cần xem xét với những dấu hiệu khác đi kèm.

Xem thêm: 

17 dấu hiệu có thai 1 tháng đầu tiên sớm nhất

23 dấu hiệu có bầu vô cùng đơn giản mà không cần dùng đến que thử thai

15-dau-hieu-mang-thai-sau-2-tuan-dau-tien-4

Thần kinh căng thẳng thường xảy ra khi mang thai 2 tuần đầu.

Nếu các bạn cảm thấy mình có biểu hiện từ 1 đến nhiều các dấu hiệu nêu trên thì nên thu xếp thời gian đến cơ sở y tế khám bệnh càng sớm càng tốt. Dấu hiệu mang thai sau 2 tuần có thể xảy ra hay không còn tùy thuộc vào tình trạng cơ thể của mỗi người, nên các chị em nhớ để ý từng biểu hiện trên cơ thể dù là nhỏ nhất. Chúc các bạn luôn vui vẻ trong quá trình mang thai.

Tin khác cùng mục

Tổng quan về Chuẩn bị mang thai

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, người phụ nữ nên chuẩn bị thật chu đáo trước khi mang thai. Trang nội dung này sẽ cung cấp cho bạn thông tin, kiến thức, kinh nghiệm về những điều quan trọng cần làm ở giai đoạn chuẩn bị mang thai. Bởi đó là tiền đề quan trọng đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé ngay từ khi sinh ra.

ĐƠN VỊ VẬN CHUYỂN TOÀN QUỐC

A8
A7
A6
A5
A4
A3
A2
A1
A8
A7
A6
A5
A4
A3
A2
A1
A8
A7
A6
A5
A4
A3
A2
A1