Ban đầu Tú cũng cực kỳ bất ngờ khi biết thông tin về tác hại của nước mắm công nghiệp. Mình cứ nghĩ nó nguyên chất 100% nhưng thực ra nó chỉ là quảng cáo mà thôi.
Hôm nay đọc một bài trên VietNamNet thì quyết định là viết bài này để giúp các bạn dễ dàng phân biệt nước mắm truyền thống và nước mắm công nghiệp.
Phân biệt nước mắm truyền thông và nước mắm công nghiệp
Khoảng 6 tháng trước thì Tú có tranh luận với 1 chị về nước mắm truyền thống (lâu rồi nên không nhớ link), chị ấy làm mình phải suy nghĩ "ăn bẩn thì không chết chỉ đau bụng, còn ăn hóa chất thì kiểu gì cũng chết". Từ đó về nhà mình khuyên mẹ chuyển hẳn sang nước mắm truyền thống từ đó tới nay.
Với nước mắm truyền thống thì 100% là đạm từ cá, không chất tạo màu, tạo hương, chất bảo quản còn nước mắm công nghiệp thì lên men đạm thực vật, thường là đậu nành, thủy phân bằng nhiều phương pháp rồi pha chế hương liệu trộn dung dịch đạm thành nước mắm. Nước mắm công nghiệp có màu nâu nhạt, loãng chứ không phải có màu nâu cánh gián, độ đặc sánh và vị đậm đà.
Nguồn Trung Thành
Những chất công nghiệp thì không tốt cho sức khỏe, bài báo của VietNamNet bên trên chỉ là 1 phần thôi. Sử dụng nước mắm công nghiệp, nghe quy trình sản xuất có vẻ bẩn nhưng mà lại an toàn, bởi vì nó tự nhiên và không có các chất công nghiệp độc hại.
Cách nhận biết nước mắm truyền thống dựa theo độ đạm
Độ đạm tự nhiên của nước mắm nguyên chất sản xuất theo phương pháp truyền thống từ 30 đến 40 độ, đôi khi đạt đến 43-45 độ (rất hiếm). Loại nước mắm cao đạm tự nhiên thường có màu cánh gián nâu đỏ, độ đặc sánh và vị đậm đà. Khi cầm các chai nước mắm thì xem cái phần thông số họ ghi trên chai ấy.
Phân biệt nước mắm truyền thông và nước mắm công nghiệp
Cách phân biệt nước mắm truyền thống và nước mắm công nghiệp (nước mắm hóa học)
Hãy nhìn vào phần thành phần ở trên nhãn trai. Nước mắm truyền thống thành phần chỉ có cá + muối. Còn nước mắm hóa học (công nghiệp) như Chinsu, Nam ngư, đệ nhật, đệ nhị... thì đều là loại hóa học có hại cho sức khỏe, toàn pha từ hóa chất thôi.
Nhìn độ đạm ở nước mắm có phải càng cao càng “chất”
Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh – Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết:
“Về độ đạm trong nước mắm, trong quá trình thủy phân cá, chất protein được thủy phân tạo thành axit amin. Gọi là “độ đạm” nhưng thực chất đó là hàm lượng axit amin. Theo đó, người ta đánh giá độ đạm này càng cao bao nhiêu thì chất lượng nước mắm càng ngon và tốt bấy nhiêu. Thông thường, nếu là nước mắm truyền thống theo phương pháp thủy phân bình thường thì độ đạm chỉ có thể đạt nhiều nhất 25-30%”.
Ví dụ như ở thông tin giá trị dinh dưỡng trong 100ml của nước mắm Nam Ngư (hiệu “3 trong 1”) chỉ cho biết hàm lượng Protein là 6,25g chứ không có thông tin về độ nitơ. Tuy nhiên, người tiêu dùng có thể tự quy đổi ra hàm lượng nitơ như sau: Trong 1000ml nước mắm, 1g nitơ = 6,25g protein. Vậy, ở trường hợp này, độ đạm trong nước mắm Nam ngư là 100N.
Tại siêu thị BigC Nam Thăng Long (Hà Nội): nhãn hiệu nước nắm Quốc Nhĩ (Công ty Cổ phần Thực phẩm Thuận Phát) có giá 33.600 đồng/lít lại cung cấp chỉ số độ đạm như sau: “Hàm lượng nitơ tổng ≥10g/l, tức trên 100N; lượng nitơ >11g/l là thông tin của nhãn hiệu Nước mắm Hải Viên (Công ty cổ phần NOSAFOOD); tương tự, nước mắm truyền thống Barona (Công ty TNHH Nam Phương V.N) cũng ghi: “Hàm lượng nitơ toàn phần không nhỏ hơn 12g/l” – đây là những con số không cụ thể cho người tiêu dùng.
Nguồn: Nông Thuyết/Báo Gia đình & Xã hội
Nhà Tú từ lâu đã chuyển qua dùng nước mắm cá linh Baka rồi, đảm bảo chất lượng mà giá cả phải chăng. Bạn nào còn đang băn khoăn chưa biết nên dùng nước mắm truyền thống nào có thể tham khảo sản phẩm này.
Nếu thấy cái nào có chữ hương liệu thì cạch. Để hôm tới mình làm chuyến khảo sát ở BigC coi thử rồi chụp ví dụ cụ thể cho các bạn phân biệt nhé. Hy vọng qua bài viết này bạn đã phân biệt được và lựa chọn sản phẩm tốt cho gia đình mình.