Với chế độ sinh hoạt và sự ô nhiễm hiện nay thì mụn đang là vấn đề gây khó chịu nhất với làn da. Trong đó, mụn trứng cá là một trong các loại mụn phổ biến và cũng khó điều trị dứt điểm nhất. Các phương pháp điều trị mụn dù rất đơn giản và đa dạng, tuy nhiên cách áp dụng để đem lại hiệu quả thì không phải ai cũng hiểu rõ.
Cùng tham khảo các cách trị mụn trứng cá bên dưới và lời khuyên dành cho phái đẹp trong công cuộc đánh bay mụn trứng cá.
Mụn trứng cá là gì?
Mụn trứng cá là tình trạng viêm da mãn tính và là nguyên nhân gây ra các đốm đỏ, mụn nhọt ở bất kì đâu trên cơ thể, đặc biệt là trên mặt, vai, lưng, cổ, ngực và vùng cánh tay trên. Mụn trứng cá có thể xảy ra ở mọi độ tuổi và có thể tái đi tái lại nhiều lần, nhiều nhất ở độ tuổi dậy thì và độ tuổi trưởng thành từ 11 đến 30 tuổi. Điều này cũng khá dễ hiểu vì ở độ tuổi này, tuyến bã nhờn sẽ hoạt động mạnh gây bí bách da và dẫn đến viêm nhiễm do sự tích tụ của bụi bẩn, vi khuẩn...
Mụn trứng cá có thể chỉ là vài nốt nhỏ cộm lên không đau (tình trạng nhẹ), có sưng tấy đỏ (tình trạng trung bình), nhưng cũng có thể rất đau và nghiêm trọng đến mức có bọc mủ.
Vì khả năng để lại các vết thâm, sẹo trên da nên dù không quá nguy hiểm nhưng mụn trứng cá vẫn luôn gây cảm giác khó chịu trên da. Do đó, đây là loại mụn khó điều trị dứt điểm trên da, tuy nhiên có thể sử dụng các cách điều trị thiên nhiên hoặc sự can thiệp của bác sĩ để điều trị. Bên cạnh đó, việc điều chỉnh thói quen sinh hoạt cũng có thể góp phần đem lại sự điều tiết để giảm thiểu mụn trứng cá xuất hiện.
Các loại mụn trứng cá
Mụn trứng cá có thể được phân loại tùy theo kích thước, màu sắc và mức độ đau sưng của từng loại mụn. Trong đó, một số loại mụn sau đây xuất hiện tương đối phổ biển và với mức độ phủ rộng trên da:
Mụn đầu trắng:
Loại mụn trứng cá này thường hình thành dưới da, nhỏ và li ti, phần đầu mụn có màu trắng.
Mụn đầu đen:
Mụn loại này có biểu hiện rõ ràng hơn. Nó xuất hiện trên bề mặt da và có màu đen. Đây là hệ quả của sự oxy hóa mụn đầu trắng trên bề mặt da.
Mụn mủ:
Mụn xuất hiện rõ trên bề mặt da, có màu đỏ và có mủ trắng ở đầu. Loại mụn này thường sưng tấy và thường để lại thâm sau khi lấy nhân mụn.
Mụn hạch:
Dễ dàng nhìn thấy trên bề mặt da, thường có kích thướng lớn, cứng và gây đau, khó chịu.
Mụn u nang:
Mụn u nang xuất hiện rõ trên bề mặt da, mụn to, đau nhức và nhiều mủ, có thể gây ra sẹo trên da khi lấy nhân mụn.
Trên da có thể xuất hiện đồng thời các loại mụn khác nhau. Do đó, sự kết hợp các phương pháp điều trị mụn cũng rất cần được lựa chọn kĩ lưỡng để không gây ra sự nhạy cảm cho da trong thời kì bị mụn.
Nguyên nhân gây mụn trứng cá
Mụn trứng cá được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân, bao gồm khách quan và các nguyên nhân từ bên trong, có thể kể đến:
Yếu tố nội tiết và cơ địa:
Các yếu tố nội tiết có thể kích thích sự phát triển của mụn trứng cá, trong đó, nguyên nhân chính là sự gia tăng nồng độ Androgen. Androgen là một loại hormone có sự gia tăng cao ở độ tuổi vị thành niên. Ở phụ nữ, Androgen sẽ được chuyển đổi thành Estrogen khi đến tuổi dậy thì. Khi nồng độ androgen này tăng cao, các tuyến dầu dưới da cũng phát triển mạnh mẽ và mở rộng, tạo ra nhiều bã nhờn hơn. Khi lượng bã nhờn được sản xuất quá mức, chúng sẽ phá vỡ các thành tế bào trong lỗ chân lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Chu kỳ kinh nguyệt không đều của phụ nữ : Khi nội tiết tố nữ bị rối loạn sẽ làm ảnh hưởng đến hormone tuyến giáp (hormone tham gia vào quá trình trao đổi chất của cơ thể). Khi hormone này bị phá vỡ sự cân bằng sẽ cản trở quá trình trao đổi chất. Lúc này, da không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất và tăng tiết bã nhờn gây bít lỗ chân lông. Đây là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi nảy nở và gây nổi mụn.
Các tác nhân bên ngoài bao gồm:
Sử dụng mỹ phẩm không đúng cách, mỹ phẩm kém chất lượng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra mụn trứng cá. Hay là việc trang điểm nhiều khiến lỗ chân lông bị bít tắc thời gian dài.
Tình trạng căng thẳng về tinh thần, áp lực công việc, mệt mỏi kéo dài, thường xuyên thức khuya.
Chế độ dinh dưỡng nhiều tinh bột, nhiều đường cũng có thể tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Bên cạnh đó, uống quá nhiều sữa bò và sản phẩm từ sữa hay sử dụng chất kích thích như uống rượu bia, thuốc lá cũng có tác động tương tự.
Cách điều trị mụn trứng cá tại nhà
Hiện nay có rất nhiều cách điều trị mụn trứng cá tại nhà được chị em tin tưởng có thể đánh bay mụn trứng cá. Trong đó, các phương pháp sử dụng nguyên liệu tự nhiên được sử dụng phổ biến hơn cả.
Giấm táo
Giấm táo có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn gây ra mụn trứng cá trên da của bạn. Và đặc biệt giấm táo có chứa một số axit hữu cơ có thể khống chế viêm, và làm lành sẹo. Giấm táo có thành phần là axit hữu cơ nên khi sử dụng có thể gây bỏng rát, ngứa nên khi sử dụng cần phải pha loãng giấm táo.
Trộn 1 phần giấm táo với 3 phần nước (nếu bạn có làn da nhạy cảm, bạn có thể sử dụng nhiều nước hơn).Rửa mặt nhẹ nhàng bằng sữa rửa mặt và lau khô. Sử dụng một miếng bông thấm, nhẹ nhàng thoa hỗn hợp lên vùng da bị ảnh hưởng. Hãy đợi trong 5 -20 giây, rửa sạch với nước và lau khô. Lặp lại quá trình này 1 - 2 lần mỗi ngày.
Mật ong và quế
Mật ong là một trong những thực phẩm chống oxi hóa cao. Việc sử dụng mật ong và quế làm mặt nạ cho da là một sự lựa chọn tuyệt vời, là hai loại thuốc trị mụn phổ biến cho da có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm.
Chỉ cần lấy 3 thìa mật ong và 1 thìa bột quế thật trộn lẫn với nhau thàn hỗn hợp sệt. Cho hỗn hợp vào lò vi sóng quay trong 30 giây, không để quá nóng. Sau đó quét hỗn hợp lên mặt. Để yên trong 10 phút. Rửa mặt với nước và lau khô mặt bằng khăn sạch.
Tràm trà
Tràm trà là một loại dầu được chiết xuất từ cây tràm, có nguồn gốc từ Úc. Tràm trà nổi tiếng với khả năng kháng khuẩn và chống viêm, ít tác dụng phụ khi sử dụng tràm trà bôi lên da. Tràm trà có tác dụng rất mạnh nên khi sử dụng thì bạn cần phải pha loãng tràm trà với nước (tỉ lệ 1:9) để tránh tình trạng bị kích ứng.
Trà xanh
Trà xanh là một chất chống oxi hóa tốt, trà xanh còn có khả năng tăng đề kháng cho da để chống lại các vi khuẩn gây mụn, giảm sưng viêm. Bột trà xanh trộn đều với sữa chua để đắp mặt nạ sẽ đem lại sự mịn màng và đề kháng cho làn da.
Khi nào cần gặp bác sĩ da liễu?
Nếu mụn trở nên nặng hơn như sưng tấy hoặc để lại sẹo dù đã được điều trị và cần điều trị dứt điểm thì cần sự can thiệp của các bác sĩ có chuyên môn da liễu. Đừng tự ý mua thuốc bôi hay can thiệp nặn mụn vì có thể làm tình trạng mụn trở nên xấu hơn và để lại sẹo rỗ. Tùy theo cơ địa và mức độ mụn mà bác sĩ sẽ kê toa thuốc hoặc can thiệp thích hợp. Tình trạng da mụn trứng cá dạng nhẹ hoặc vừa thường được điều trị trong thời gian hơn 4 − 8 tuần theo một chế độ sinh hoạt đặc biệt. Bạn cần phải kiên trì thực hiện hết liệu trình, sau đó bắt đầu điều trị sạch da để ngừa tình trạng mụn mọc không kiểm soát.
Việc bổ sung các phương pháp điều trị tại nhà vẫn nên được thực hiện sau khi đã tham khảo y kiến của bác sĩ chuyên khoa da liễu để đảm bảo phù hợp với tình trạng cụ thể của da. Các loại nguyên liệu thiên nhiên dù là lành tính cũng vẫn sẽ chỉ phát huy tác dụng nếu được sử dụng đúng cách và đúng loại mụn.