Xu hướng

Làm thế nào để không bị cháy nắng khi đi du lịch

Ngày đăng: 27.02.2023 - 09:58

Da cháy nắng khi đi du lịch là triệu chứng mà nhiều người mắc phải, đặc biệt là đi du lịch biển. Vì ánh nắng ở những vùng này đặc biệt mạnh, mà chúng ta thường mặc quần áo ngắn hay bikini nên tia bức xạ chiếu thẳng vào da gây nên cháy nắng. Vậy làm thế nào để không bị cháy nắng khi đi du lịch? Cùng Siêu thị điện máy Nguyễn Kim tìm hiểu trong bài viết này các bạn nhé.

1/ THẾ NÀO LÀ DA CHÁY NẮNG

lam-the-nao-de-khong-bi-chay-nang-khi-di-du-lich-1

Da cháy nắng là hiện tượng da bị tổn thương do tiếp xúc quá mức với bức xạ ánh nắng mặt trời trong một thời gian dài mà không có sự bảo vệ. Nếu bị cháy nắng nhẹ, vùng da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng có thể chuyển sang màu đỏ, sậm hơn so với vùng da được bảo vệ bởi quần áo hay bất kỳ vật dụng nào khác. Tuy nhiên, nếu bị cháy nắng ở cấp độ nặng, da sẽ phát ban đỏ, kèm theo hiện tượng nóng rát khó chịu. Biến chứng nguy hiểm hơn khi bị cháy nắng có thể là mắc bệnh viêm da hoặc Ung thư da.

Làn da cháy nắng không chỉ gây tác hại đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng nặng nề đến thẩm mỹ. Làn da cháy nắng loang lổ, không đều màu, thậm chí xuất hiện tình trạng bong tróc vảy, khiến cho da mất đi vẻ mịn màng và mềm mại vốn có.

Vì sao da bị cháy nắng?

Da của chúng ta tồn tại các sắc tố melanin phân bố khắp cơ thể tạo nên màu của da. Tế bào melanocytes chiếm 7% tế bào da có vai trò sản sinh ra sắc tố melanin. Sắc tố melanin giống như một lá chắn bảo vệ cơ thể tự nhiên khi bị bức xạ ánh nắng mặt trời đe dọa. Khi làn da bị phơi nhiễm với cường độ tia UVB cao, melanin không còn đủ khả năng bảo vệ, chúng sẽ tự kích hoạt chế độ gọi là Apoptosis (chế độ rụng tế bào). Các tế bào này tự hiểu nó đã chết cháy và trở nên dư thừa. Khi có quá nhiều tế bào như vậy, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng bằng cách đưa máu tới các vùng da bị cháy nắng để phục hồi chúng. Vì vậy, những vùng da cháy nắng thường có màu đỏ sẫm.

lam-the-nao-de-khong-bi-chay-nang-khi-di-du-lich-2

Sau một thời gian, các tế bào chết sẽ bắt đầu bong tróc và lột thành từng mảng giống như da rắn. Lớp da non mới lại tiếp tục hình thành, da bắt đầu dần được phục hồi về hiện trạng như cũ.

Với những người da trắng, lượng melanin dưới da ít hơn người da đen hoặc da nâu, khả năng tự bảo vệ da trước bức xạ UVB của người da trắng cũng yếu hơn. Do đó, không khó hiểu khi trên thế giới, người da trắng thường là đối tượng dễ bị cháy nắng hoặc ung thư da nhiều hơn người da đen hoặc nâu, vàng.

2/ CÁCH PHÒNG NGỪA DA BỊ CHÁY NẮNG

Như vậy, bạn đã hiểu cháy nắng là gì rồi. Tuy nhiên làm thế nào để không bị cháy nắng khi đi du lịch? Bạn hãy tìm hiểu 6 biện pháp dưới đây:

Hạn chế để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng

lam-the-nao-de-khong-bi-chay-nang-khi-di-du-lich-3

Rõ ràng đây là điều bạn cần phải làm. Ngay khi bắt đầu nhìn thấy những mảng đỏ, hay tránh ngay ra khỏi ánh nắng và đi vào trong bóng râm nếu bạn không muốn rằng khu vực cháy nắng sẽ lan rộng ra.

Nếu vết đỏ trên da không nhạt đi sau một đêm, bạn không nên tiếp tục tắm nắng vào ngày hôm sau, bởi lúc này, da bạn đã bị tổn thương và bạn không muốn nó bị ảnh hưởng thêm chút nào nữa.

Sử dụng thuốc giảm đau

Một số loại thuốc giảm đau thông thường có thể giúp làm giảm đi sự khó chịu và viêm da do cháy nắng.

Nếu có thể, bạn hãy dùng ibuprofen trong 48 giờ tiếp theo, nhưng hãy nhớ đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và chắc chắn rằng bạn không nằm trong những khuyến cáo không sử dụng của thuốc.

lam-the-nao-de-khong-bi-chay-nang-khi-di-du-lich-4

Làm mát khu vực bị bỏng

Sử dụng một miếng gạc làm mát trên da để giảm thiểu đi các vết đỏ ban đầu. Sau đó nhanh chóng ngâm chỗ bị cháy nắng vào một bồn tắm mát mẻ, hoặc dùng khăn lạnh để làm mát khu vực.

Việc này có thể giúp ngăn chặn vết bỏng trở nên nặng hơn. Nguyên lý này giống khi sơ cứu lúc bạn bị bỏng do lửa, nó đều có thể giúp sơ cứu tạm thời

lam-the-nao-de-khong-bi-chay-nang-khi-di-du-lich-5

Uống đủ nước

lam-the-nao-de-khong-bi-chay-nang-khi-di-du-lich-6

Cháy nắng thường thường xuyên khiến cơ thể bạn mất nước, nên hãy đảm bảo rằng bạn uống đủ nước để giữ mức độ nước trong cơ thể bạn luôn ở mức cao.

Không nên mặc quần áo bó sát

lam-the-nao-de-khong-bi-chay-nang-khi-di-du-lich-7

Bất cứ thứ gì chà xát vào vết cháy nắng của bạn cũng gây đau đớn và làm nó sưng lên. Vậy nên hãy mặc những món đồ rộng thùng thình, không nên cài cạp quần hay thắt lưng, cổ ảo chật chội.

Bôi kem chống nắng

Bạn có thể sử dụng những loại kem thoa sau khi tắm nắng để chữa lành cho vết bỏng trong thời gian ngắn.

Điều này làm giảm đau và sưng đỏ của vết bỏng bằng cách đẩy nhanh quá trình phục hồi da của bạn. Hãy nhớ mang theo đầy đsủ các loại dầu và axit béo thiết yếu để làm dịu làn da của bạn.

lam-the-nao-de-khong-bi-chay-nang-khi-di-du-lich-8

kem chống nắng được coi là “vũ khí” lợi hại giúp chống cháy nắng khi đi biển của mọi chị em. Thực tế, nhiều người đã bôi kem chống nắng nhưng làn da của họ vẫn bị sạm đi sau khi kết thúc chuyến du lịch biển. Vậy nguyên nhân là do đâu?

Sai lầm trong việc sử dụng kem chống nắng khiến làn da của chị em không được bảo vệ tối ưu. Đối với kem chống nắng hóa học hay kem chống nắng vật lý, chị em đều cần bôi một lượng 2 mg/cm2 bề mặt da để tạo nên một lớp kem che phủ thật kín trước tác hại của tia UV. Riêng đối với kem chống nắng hóa học, chúng dễ bị tan trong nước và mồ hôi, nên chị em cần thoa lại mỗi lần sau 2 tiếng hoạt động. Đa số phụ nữ thường bỏ qua bước này, vì vậy da của họ vẫn bị cháy nắng như thường.

Thoa kem chống nắng trước khi ra nắng 30 phút. Đây là khoảng thời gian để các hoạt chất thẩm thấu vào da, tạo thành một màng lọc hấp thụ tia UV và vô hiệu hóa chúng trước khi tác động vào lớp biểu bì da. Kem chống nắng hóa học có thể tiệp với màu da, không để lại vệt trắng nhưng nó chứa một số hóa chất, theo một số nghiên cứu chúng có thể gây Ung thư da, rối loạn nội tiết, ảnh hưởng đến sức khỏe nếu sử dụng lâu dài. Trong khi đó, kem chống nắng vật lý an toàn hơn đối với làn da nhưng gây bí rít, dính nhờn và để lại vệt trắng khó chịu trên da của chị em.

Kem chống nắng phải là loại phổ rộng chống được cả tia UVA và UVB. Đồng thời, khi đi biển, cường độ tiếp xúc với ánh nắng tia cực tím mạnh, nên chị em cần chọn kem chống nắng có chỉ số SPF tối thiểu là 30, tốt nhất là nên chọn chỉ số SPF dao động từ 30 – 50 để bảo vệ da tối ưu hơn.

lam-the-nao-de-khong-bi-chay-nang-khi-di-du-lich-9

Loại kem chống nắng tốt mình khuyên các bạn nên sử dụng khi đi du lịch đó là kem chống nắng Kosé. Là loại kem chống nắng tốt nhất Nhật Bản, có giá từ 500.000-600.000đ. Các bạn có thể đọc review tại đây.

Da bị cháy nắng là điều không ai mong muốn, để những chuyến du lịch của bạn thật trọn vẹn niềm vui thì nên có biện pháp tránh nắng. Hy vọng sau bài viết này các bạn không còn băn khoăn làm thế nào để không bị cháy nắng khi đi du lịch nữa. Chúc các bạn có những chuyến đi thật nhiều niềm vui.

Tin khác cùng mục

ĐƠN VỊ VẬN CHUYỂN TOÀN QUỐC

A8
A7
A6
A5
A4
A3
A2
A1
A8
A7
A6
A5
A4
A3
A2
A1
A8
A7
A6
A5
A4
A3
A2
A1