KOL là gì? Muốn trở thành một KOL chuyên nghiệp cần làm gì? Có nên dựa vào KOL để Marketing không? Nếu có thì dùng như thế nào mới hiệu quả? Để bạn có thể biết các câu trả lời trên, hãy đọc bài viết dưới đây nhé!
1. KOL là gì? Có những dạng KOL nào?1
1.1. KOL là gì?
KOL là một thuật ngữ mà những người làm trong ngành truyền thông thường dùng đến. Vậy KOLs là viết viết tắt của từ gì? KOL là từ viết tắt của cụm từ "Key Opinion Leader" nghĩa là “người có sức ảnh hưởng” hay là "người dẫn dắt dư luận chủ chốt".
KOL có thể là một cá nhân hoặc một tổ chức có kiến thức chuyên môn, có tiếng nói và có tầm ảnh hưởng trong chính lĩnh vực chuyên môn nghề nghiệp của họ. Và nhờ vào những kiến thức, sự chia sẻ mà họ nhận được một lượng lớn người theo dõi trên các phương tiện truyền thông như báo chí, mạng xã hội,...
Nói như vậy, KOL là nghề gì? Ở bất cứ ngành nghề nào từ diễn viên, ca sĩ, MC, TikToker, YouTuber, đến Bác sĩ, Giáo viên, Marketing, IT,... nếu như họ có một tầm ảnh hưởng nhất định đến cộng đồng đó thì họ đã trở thành một KOL rồi.
1.2. Có những dạng KOL nào?
Hiện nay, KOL được phân thành 3 nhóm gồm: Celebrity, Influencer và Mass Seeder. Cụ thể:
Celebrity (Celeb)
“Celebrity” hay còn được gọi tắt là Celeb có nghĩa là người nổi tiếng, được nhiều người yêu thích, quan tâm trong lĩnh vực họ đang hoạt động. Lĩnh vực đó có thể là ca sĩ, diễn viên, người mẫu, cầu thủ,... và dĩ nhiên họ phải có sức hút đối với giới truyền thông và có tầm ảnh hưởng nhất định tới mọi người, đặc biệt là giới trẻ.
Tùy vào lĩnh vực mà KOL đang hoạt động, các nhãn hàng sẽ xem xét và đưa ra lựa chọn KOL nào sẽ phù hợp với thông điệp và sản phẩm mà mình đưa ra.
Influencer
Influencer là những người hiện nay đang có sức ảnh hưởng lớn được tính theo số lượng người theo dõi trên các trang mạng xã hội.
Bởi chính sự phát triển của các trang mạng xã hội như Facebook, Tiktok, Instagram, Youtube,... mà có rất nhiều Influencer xuất hiện. Không kể bất kỳ ngành nghề nào mà cho dù là ai, chỉ cần họ có trang cá nhân của mình và đạt được lượt follow từ 1000 trở lên thì họ đã trở thành Influencer rồi.
Mass seeder
Nhóm thứ 3 trong KOL đó chính là Mass seeder. So với hai nhóm trên, những người ở nhóm này thường có lượng follow ít, không có sức ảnh hưởng rộng rãi. Nhưng họ có độ tương tác cao và vẫn có sức ảnh hưởng trong một cộng đồng nhỏ.
Cụ thể hơn, Mass seeder sẽ là người đi chia sẻ lại các quảng cáo, các nội dung được Celeb và Influencer sáng tạo tại các cộng đồng mà họ ở. Từ đó, góp phần lan tỏa, gia tăng sự phân phối các chiến dịch quảng cáo của Celeb và Influencer một cách thân thiện và gần gũi hơn.
2. Những lợi ích của KOL Marketing là gì?
KOL chính là cầu nối giữa người tiêu dùng với sản phẩm của các doanh nghiệp. Và thực hiện KOL Marketing trên thực tế đã đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Như:
2.1. Tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu
Rõ ràng rồi, như đã giải thích ban đầu về KOL là gì, KOL chính là người có tiếng nói trong lĩnh vực chuyên môn mà họ đang hoạt động. Cũng vì thế mà những KOL đó sẽ có tiếng nói đối với một cộng đồng trong một lĩnh vực nhất định. Hay nói cách khác là các người đang theo dõi KOL đó vì một nội dung có ở KOL mà họ quan tâm.
Như vậy, chỉ cần lựa chọn đúng KOL trong lĩnh vực của sản phẩm doanh nghiệp mình, thì trước hết doanh nghiệp đã tiếp cận đúng nhóm khách hàng mục tiêu mà mình muốn tiếp cận.
2.2. Tăng độ phủ sóng cho thương hiệu
Một KOL cho dù là người nổi tiếng, là Influencer hay Mass seeder thì họ đều có một cộng đồng riêng của họ, chỉ có là mỗi KOL sẽ có một số lượng người trong cộng đồng khác nhau mà thôi.
Và khi mà KOL đưa ra các đánh giá, nhận xét, lời khuyên của mình cho bất kỳ một sản phẩm nào của doanh nghiệp trên chính trang cá nhân của mình, bằng tiếng nói của mình thì đều sẽ lan tỏa đến cộng đồng người quan tâm đó. Từ đó giúp doanh nghiệp phủ sóng rộng hơn, giúp đánh dấu nhận diện của thương hiệu đó trong lòng khách hàng.
2.3. Tăng độ tin cậy cho sản phẩm
Vẫn nhấn mạnh lại, KOL là người có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực chuyên môn của họ. Nghĩa là họ sẽ có kiến thức, có am hiểu về những vấn đề xảy ra trong lĩnh vực đó.
Vậy nên, khi họ chịu đứng ra giới thiệu cho một sản phẩm nào đó, thì họ đã phải xem xét kỷ vì họ đã dùng thương hiệu cá nhân của mình để quảng cáo cho sản phẩm đó. Và như vậy, độ an toàn có tăng lên, khách hàng cũng dễ tin tưởng hơn khi nhìn thấy những người như vậy đại diện cho sản phẩm mà mình lựa chọn dùng.
2.4. Thúc đẩy doanh số bán hàng
Quá trình mua hàng của một khách hàng thường rất phức tạp và không thường là một đường thẳng, nhất là với các sản phẩm có giá trị cao và có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, tính mạng con người.
Trước khi đưa ra quyết định mua hàng, họ sẽ tìm hiểu rất nhiều và cũng sẽ tìm đến các bài review, đánh giá sản phẩm để đọc, đặc biệt là đọc từ những người có chuyên môn, kinh nghiệm. Và lúc đó, lựa chọn KOL Marketing chính là bước đi đúng đắn của doanh nghiệp. Bởi phần đông người mua hàng sẽ lắng nghe, ảnh hưởng và có tâm lý chọn các sản phẩm mà người nổi tiếng, người chuyên nghiệp sử dụng.
2.5. Cải thiện SEO
Bởi vì, thói quen của người sử dụng các trang mạng xã hội là theo dõi và xem xét các thông tin của những người mà mình đã nhấn nút "theo dõi" hay "đăng ký".
Vậy nên, khi dùng KOL Marketing và các KOL đó chia sẻ các bài viết có chứa thông tin sản phẩm, thông tin doanh nghiệp, link dẫn về website, thì sẽ có nhiều người quan tâm và tìm đọc, từ đó giúp tăng lượng traffic và tăng thứ hạng SEO từ khóa trên google lên.
3. Cách để trở thành một KOL chuyên nghiệp
3.1. Hiểu thế mạnh bản thân
Đây là bước đầu tiên và cần thiết trước hết. Bởi ngay từ câu hỏi "KOL là gì?" mà chúng ta trả lời đầu bài thì một KOL là người giỏi và có sức ảnh hưởng trong lĩnh vực của mình.
Nên để bắt đầu con đường trở thành KOL, bạn phải biết được mình giỏi gì, điểm mạnh là gì, có như vậy mới có thể phát huy hết sức, làm người ta yêu thích và phát triển lâu dài được.
3.2. Xác định nhóm khách hàng mục tiêu
Sau khi hiểu được mình giỏi gì, tiếp theo bạn phải đi đến xác định nhóm khách hàng mục tiêu của mình. Muốn trở thành KOL cũng không thể chỉ hiểu mình, hiểu mỗi mình và chỉ có mỗi mình thì không còn là KOL nữa. Và một KOL chuyên nghiệp là người có thể nắm được và hiểu được nhóm khách hàng mục tiêu mà mình sẽ hướng đến.
Để xác định được nhóm đối tượng này, bạn có thể xác định bằng cách trả lời các câu hỏi: Họ là ai? Họ bao nhiêu tuổi? Họ làm nghề gì? Mức thu nhập của họ như thế nào? Họ thích gì? Họ không thích gì?,...
Có thể xem chính những người trong cộng đồng của bạn hãy khách hàng của các sản phẩm mà bạn đại diện, quảng cáo thấy sẽ là người gián tiếp hoặc trực tiếp mang lại thu nhập cho bạn. Vậy nên xác định được đối tượng hướng tới, thì KOL sẽ có thể dễ dàng hơn trong việc xây dựng chiến lược phát triển, chính phục những người khách hàng đó.
3.3. Đầu tư xây dựng content hiệu quả
Bạn giỏi về kiến thức nhưng nội dung bạn muốn truyền tải đến khách hàng lại không đến được, vậy thì xem như công cốc. Để content hiệu quả, bạn cần xây dựng dựa trên sở thích, hành vi, nhu cầu khách hàng và cả nền tảng mạng xã hội bạn đang sử dụng.
Ngoài ra, content cũng cần nói đúng trọng tâm, giọng văn phù hợp, ngắn gọn nhưng đầy đủ, đảm bảo có ích cho đối tượng nhận được.
3.4. Tiếp thu các ý kiến đóng góp tích cực
Là một KOL tức là bạn đã trở thành người của công chúng. Và công chúng là một nhóm người, trong đó có người này, người khác, không ai giống ai, mỗi người một ý.
Vậy nên, khi nội dung của bạn được công khai thì sẽ không khỏi tránh được việc khen thì ít và chê thì nhiều. Tuy nhiên, không phải ý kiến chê nào cũng là có ý không tốt cả. Trong đó vẫn sẽ có ý kiến tích cực và ý kiến đó chính là điều bạn cần tiếp thu, nhìn nhận và cải thiện để có thể phù hợp với thị hiếu khán giả hơn. Có như vậy mới đáp ứng được nhiều nhu cầu và lượng khán giả của bạn cũng có thể sẽ ngày một đông hơn.
3.5. Chấp nhận những ý kiến trái chiều
Và ngay cả những ý kiến trái chiều cũng không nên bỏ qua mà nên chấp nhận, xem xét, nỗ lực hơn để đẩy lùi những ý kiến tiêu cực đó.
3.6. Liên tục sáng tạo, làm mới nội dung
Chắc chắn rồi, không ai muốn nhai đi nhai lại một ổ bánh mì khô ngày này quá ngày nọ. Vậy nên để đáp ứng và có thêm nhiều độc giả, thì việc luôn sáng tạo và làm mới nội dung là điều thiết thực.
Bởi càng sáng tạo sẽ thêm nhiều ý tưởng mới lạ, hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của nhiều người, giúp KOL ngày càng thêm nhiều fan và trở thành KOL với vị trí tốt hơn.
3.7. Không ngừng học hỏi, nâng cao chuyên môn
Muốn trở thành một KOL chuyên nghiệp, trước hết về mặt chuyên môn, thứ mà bạn chọn ngay từ ban đầu bạn phải thật giỏi về nó mới được. Vậy vì sao phải là không ngừng học hỏi? Bởi sống trong xã hội chuyển động không ngừng như ngày hôm nay, mọi thứ đều diễn ra rất nhanh và phát triển cũng nhanh không kém.
Thế nên, thời điểm trước bạn có thể giỏi, nhưng nếu như bạn ỷ lại và không tiếp tục trau dồi, thì bạn sẽ trở thành lạc hậu, không còn cái mới, cái có ích để truyền cho mọi người. Khi đó có phải lượng người theo dõi sẽ giảm đi hay không?
Một KOL chuyên nghiệp buộc phải là một người giỏi và am hiểu sâu rộng trong lĩnh vực hoạt động của mình. Có như vậy, người mua hàng mới tin tưởng và tin dùng, ủng hộ sản phẩm mà KOL đã chia sẻ đúng không?
3.8. Tăng cường mở rộng các mối quan hệ
KOL kiếm tiền chính nhờ vào việc quảng cáo cho các sản phẩm của doanh nghiệp. Và cách lựa chọn KOL của các doanh nghiệp đó cũng sẽ phụ thuộc ít nhiều vào độ nổi tiếng và danh tiếng bạn xây dựng.
Vậy nên mới nói cần mở rộng các mối quan hệ. Và mối quan hệ có thể kể đến ở đây là mối quan hệ với cộng đồng người theo dõi, với những người có quyết định trong quyền chọn người tuyên truyền, đại diện,...
Networking của bạn càng đông, càng hiểu chuyện thì việc phát triển tiền đồ trong tương lai của càng rộng mở. Và để tăng cường mở rộng các mối quan hệ thì kỹ năng giao tiếp, đàm phán là điều cần có.
4. Nguyên tắc lựa chọn KOL hiệu quả cho doanh nghiệp
Để lựa chọn một KOL có thể mang lại hiệu quả truyền thông tốt nhất cho doanh nghiệp thì nên xem xét KOL đó dựa trên 4 tiêu chí: Reach (Độ phủ), Relevance (Sự liên quan), Resonance (Khả năng thay đổi ý kiến người tiêu dùng) và Sentiment (Chỉ số cảm xúc).
4.1. Reach (Độ phủ):
Yếu tố xét đến đầu tiên, nó được tính trên số lượng người theo dõi KOL này. Và dựa vào nhu cầu và mục tiêu đạt được của kế hoạch truyền thông đã vẽ ra và xem xét lựa chọn một KOL phù hợp.
Sau khi được chọn, KOL sẽ sáng tạo nội dung và cùng chia sẻ để tăng độ phủ cho thông tin mà doanh nghiệp muốn khách hàng biết.
4.2. Relevance (Sự liên quan):
Ở đây muốn nói đến lĩnh vực của cả KOL và doanh nghiệp có trùng khớp hay không, hình ảnh của KOL xây dựng có giống với mục đích của doanh nghiệp hướng đến hay không.
Bởi người theo dõi KOL thường sẽ chủ động hoặc có thể là bị động tiếp cận được những chia sẻ, trạng thái của KOL thông qua các trang mạng xã hội.
Nên nếu chọn KOL phù hợp với kế hoạch của doanh nghiệp để quảng bá, thì ít nhiều khách hàng mục tiêu sẽ có thể tiếp cận được thông tin của doanh nghiệp đưa ra.
4.3. Resonance (Khả năng thay đổi ý kiến người tiêu dùng):
Điều này được nhận biết qua mức độ tương tác, phản hồi của KOL với người theo dõi trên từng bài đăng của họ. Nếu chọn được KOL có khả năng thay đổi ý kiến khách hàng tốt có thể giúp doanh nghiệp tăng được số lượng khách hàng cho mình cũng như giúp tăng độ nhận diện thương hiệu của họ.
4.4. Sentiment (Chỉ số cảm xúc):
Đây là yếu tố rất quan trọng nhất trong việc quảng bá sản phẩm. Bởi nếu KOL có tỷ lệ tương tác tích cực nhiều hơn tiêu cực trên mỗi bài đăng của họ thì cảm xúc mà họ tạo ra cho khách hàng khi quảng bá chiến dịch của doanh nghiệp cũng sẽ tốt hơn nhiều.
Cùng với đó, người theo dõi KOL đó cũng có niềm tin hơn, hứng thú hơn đối với những gì mà KOL đã sử dụng và chia sẻ.
Để trở thành KOL có thể nói không dễ nhưng cũng không khó để làm. Và xét về phía doanh nghiệp cũng vậy, để thực hiện được tốt khi đã chọn KOL Marketing thì cần xem xét KOL đó trên nhiều yếu tố và dựa vào kế hoạch, mục tiêu đặt ra của mình. Hy vọng những thông tin vừa qua đã giúp bạn hiểu rõ hơn “KOL là gì?” và biết thêm những thông tin xoay quanh khái niệm KOL này.