Thi thoảng vì không lời khuyên của ai đó điều gì, có phải bạn bị mắng "đàn gảy tai trâu" không? Vậy đàn gảy tai trâu là gì. Ý nghĩa sâu xa của từ đàn gảy tai trâu là gì, mời các bạn cùng theo dõi trong bài viết chi tiết dưới đây.
Đàn gảy tai trâu là gì? Điển tích đàn gảy tai trâu
Đàn gảy tai trâu là gì?
"Đàn gảy tai trâu" là thành ngữ khá quen thuộc với nhiều người được sử dụng khi nói một vấn đề nào đó cho người khác nhiều lần mà họ không hiểu, không tiếp thu. Trâu không biết nghe đàn, nên đem đàn đến gảy cho trâu nghe thì uổng phí công lao của mình. Nghĩa bóng: Nói gì với người ngu cũng bằng thừa. Thành ngữ này không chỉ nói để khả năng tiếp thu của người nghe mà còn nhắm đến trí tuệ của người nói. Đây là một câu thành ngữ có ý nghĩa.. mang hàm ý chê bai.
Thành ngữ đàn gảy tai trâu cùng tương tự nghĩa với thành ngữ "nước đổ đầu vịt", "nước đổ lá khoai" của người Việt Nam ta. Người Anh cũng có cách tư duy tương tự với câu: water on duck’back (nước đổ lưng vịt).
Nguồn gốc của thành ngữ “Đàn gảy tai trâu”
Đàn gảy tai trâu tiếng Hán là "Đối ngưu đàn cầm - 對牛彈琴 ", xuất phát từ một điển cố của Trung Hoa và hoàn toàn là một câu chuyện có thật ở thời Chiến Quốc (475-221 TCN).
Thời đó, có một nhạc sĩ tên là Công Minh Nghi nổi tiếng chơi đàn hay, tiếng đàn của ông không chỉ hay mà còn lay động lòng người. Vào một ngày đẹp trời, ông đem đàn lên một ngọn đồi định vừa thưởng hoa, ngắm gió vừa đàn một khúc nhạc. Tại đây, ông nhìn thấy một “thính giả may mắn” là một con trâu đang gặm cỏ và quyết định thiết đãi nó một khúc “Thanh giác chi tao” cao nhã.
Tiếng đàn của Công Minh Nghi du dương cất lên, nhưng con trâu vẫn bình thản gặm cỏ khiến ông buồn phiền. Sau khi quan sát, ông nhận thấy tuy trâu nghe thấy tiếng đàn của ông, nhưng vì khúc nhạc này không phù hợp với trâu khiến nó không thể cảm thụ và thưởng thức được. Biết vậy, Công Minh Nghi chuyển sang 1 khúc nhạc dân dã hơn. Con trâu nghe thấy tiếng đàn nhầm tưởng với tiếng ruồi muỗi vo ve, tiếng bê con kêu, nên dỏng tai chăm chú lắng nghe.
Đến cuối đời Đông Hán, có một người thông tuệ đạo Phật tên Mâu Dung, mỗi lần giảng dạy các đệ tử Nho Giáo, Mâu Tử đều mượn các sách điển của nhà Nho để thuyết giảng đạo Phật. Các đệ tử thấy lạ bèn hỏi ông nguyên do, ông kể lại câu chuyện của Công Minh Nghi “đàn gẩy tai trâu” cho họ nghe. Ai cũng lấy làm tâm phục khẩu phục bởi thầy Mâu Dung đã tìm hiểu kỹ đối tượng để có cách giảng dạy hiệu quả nhất.
Từ đó “đàn gảy tai trâu” trở thành một thành ngữ được sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay.
Có nên dùng từ đàn gảy tai trâu để nói về người khác?
Mỗi câu thành ngữ đều có những ý nghĩa riêng của nó, câu thành ngữ “Đàn gẩy tai trâu” cũng vậy. Nó mang một ý nghĩa đặc biệt: câu thành ngữ lý giải về những người không có khả năng tiếp thu, hoặc nói về vấn đề gì mà họ không quan tâm hay họ không hiểu, không quan tâm hay hiểu biết vấn đề ấy, hay giảng đạo lý cao thâm cho người không hiểu đạo lý là chuyện phí công vô ích. Đây là một câu nói mang hàm ý chê bai trí thông minh và sự tiếp thu của người khác.
Chính vì vậy, ta làm bất kỳ sự việc gì cũng phải xem đối tượng, lời nói và việc làm phải phù hợp với đối phương. Ở bất kì hoàn cảnh nào, chúng ta cũng không nên xem thường, hạ thấp bất kì ai. Bởi vì trình độ kiến thức, chuyên môn của mỗi người là khác nhau. Vì vậy mỗi người đều có cái nhìn và sự hiểu biết không giống nhau.
Từ đó mà nói, chúng ta nên cân nhắc để dùng thành ngữ "đàn gảy tai trâu" khi nói về người khác. Sự khinh thường trí thông minh của người khác có thể dẫn đến mất hòa khí giữa đôi bên. Bên cạnh đó, việc không đánh giá đúng thực lực của ai đó mà đánh giá họ là đàn gảy tai trâu cũng là hành động kém lịch sự, cần tránh.
Hi vọng, sau khi hiểu được ý nghĩa của đàn gảy tai trâu và ý nghĩa sâu xa của thành ngữ này các bạn sẽ có cách sử dụng hợp lý.