Xu hướng

Coi chừng bệnh ngủ ngáy ở trẻ nếu các mẹ không muốn con bị bệnh hô hấp

Ngày đăng: 22.11.2022 - 12:00

Nhiều bố mẹ thường lơ đãng trước bệnh ngủ ngáy ở trẻ em và coi đó là chuyện bình thường. Thông thường thì hiện tượng ngủ ngáy ở trẻ là bình thường do hệ hô hấp còn hẹp và chứa nhiều nước bọt. Tuy nhiên nếu bố mẹ để ngủ ngáy thành thói quen của trẻ thì có thể dẫn đến các bệnh nguy hiểm về đường hô hấp. Dể giúp các bố mẹ hiểu hơn về hiện tượng này, chúng tôi sẽ cung cấp tất cả những thông tin về bệnh ngủ ngáy và cách chữa bệnh ngủ ngáy ở trẻ tại đây.

Bên cạnh đó, các nhà khoa học còn cho rằng bệnh ngủ ngáy ở trẻ em có thể do dị ứng bẩm sinh hoặc còn do một số nguyên nhân khác. Thậm chí trẻ ngủ ngáy còn đáng lo ngại hơn cả chứng ngủ ngáy ở người lớn. Các bậc phụ huynh nên lưu ý tìm hiểu và chữa trị chứng ngủ ngáy của bé yêu càng sớm càng tốt.

coi-chung-benh-ngu-ngay-o-tre-neu-cac-me-khong-muon-con-bi-benh-ho-hap-4

Bệnh ngủ ngáy ở trẻ em.

1. Nguyên nhân ngủ ngáy ở trẻ

Bệnh ngủ ngáy ở trẻ em có thể là triệu chứng của nhiều vấn đề, bao gồm cả các rối loạn giấc ngủ chẳng hạn như chứng ngưng thở khi ngủ – một rối loạn nghiêm trọng liên quan với chứng ngáy, trong đó nhịp thở bị gián đoạn trong khi ngủ. Nghiên cứu cho thấy khoảng 24% dân số mắc chứng ngáy to khi ngủ. Amiđan lớn là nguyên nhân phổ biến nhất của chứng ngáy ở trẻ em.

Hầu hết trẻ em mắc chứng hen suyễn, viêm mũi dị ứng, các bệnh liên quan tới đường hô hấp đều bị ngủ ngáy. Ngủ ngáy không phải là vô hại như nhìu người nghĩ mà là một chứng bệnh nguy hiểm. Trẻ em ngủ ngáy như vậy sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến chức năng hô hấp trong khi ngủ và có liên quan đến tình trạng viêm nhiễm hoặc chứng dị ứng. Điều này đáng lo lắng hơn vì nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sau này của trẻ khi lớn lên.

coi-chung-benh-ngu-ngay-o-tre-neu-cac-me-khong-muon-con-bi-benh-ho-hap-6

Nguyên nhân ngủ ngáy ở trẻ.

Nguyên nhân ngủ ngáy ở trẻ:

- Tiếng ngáy tạo ra do rung động hoặc sự đập của các mô bên trong đường dẫn khí phía trên. Ngáy thường là do nhiều yếu tố, mỗi yếu tố đóng vai trò khác nhau trong quá trình ngáy.

  • Amiđan lớn
  • Thư giãn các cơ làm các vách ngăn của đường hô hấp trên chụm lại với nhau, làm cho chúng rung động.
  • Sưng mô vách ngăn (ví dụ do cấu trúc hoặc thương tích) gây hẹp đường thở, và dẫn đến chứng ngáy.
  • Nghẹt mũi chẳng hạn do dị ứng mũi hay dị dạng của vách ngăn mũi (vùng sụn giữa hai bên mũi) có thể làm kém lưu thông khí qua mũi và làm cho các mô mềm ở vòm miệng và cổ rung động
  • Lưỡi có thể rút vào cổ họng khi ngủ nằm ngửa và cũng có thể gây ngáy.

Amiđan lớn là nguyên nhân phổ biến nhất của chứng ngáy và ngưng thở khi ngủ ở trẻ sơ sinh và trẻ em.

- Trẻ bị cảm lạnh

Thông thường, tất cả trẻ ngủ ngáy khi bị cảm lạnh. Tuy nhiên, có 8 – 12% trẻ ngủ ngáy hằng đêm dù sức khỏe vẫn bình thường. Ngủ ngáy thường phổ biến hơn ở những trẻ nặng cân và những trẻ sống trong gia đình có người hút thuốc. Lý do chủ yếu là do việc amiđan to lên và bổ sung thêm những hạch hạnh nhân ở họng. Khi mà cơ ở vòm họng không phải hoạt động nhiều trong quá trình ngủ, các amiđan và những hạch hạnh nhân là nguyên nhân làm hẹp (cản trở, gây tắc) luồng không khí trong cổ họng.

coi-chung-benh-ngu-ngay-o-tre-neu-cac-me-khong-muon-con-bi-benh-ho-hap-7

Trẻ dễ ngủ ngáy khi cảm lạnh.

- Sùi vòm họng

Nếu ngủ ngáy có dấu hiệu mạn tính, nó có thể là triệu chứng nguy hiểm. Một số bé ngủ ngáy là do sùi vòm họng, làm cản trở không khí lưu thông qua hệ hô hấp.

coi-chung-benh-ngu-ngay-o-tre-neu-cac-me-khong-muon-con-bi-benh-ho-hap-8

Trẻ bị sùi vòm họng có thể là nguyên nhân chứng ngủ ngáy.

- Ngưng thở tạm thời khi ngủ

Ngủ ngáy có thể là dấu hiệu của chứng ngưng thở tạm thời khi ngủ, khá phổ biến ở bé sơ sinh. Khi ấy, bé xuất hiện những tiếng ngay to theo nhịp đều đều.

- Các yếu tố khác có thể gây ngáy là:

  • Béo phì
  • Tắc nghẽn cổ họng do trào ngược axit dạ dày (ợ nóng)

coi-chung-benh-ngu-ngay-o-tre-neu-cac-me-khong-muon-con-bi-benh-ho-hap-9

Trẻ có thể ngủ ngáy do béo phì.

Nếu con bạn ngáy lớn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có biện pháp khắc phục phù hợp.

2. Phân biệt ngủ ngáy sinh lý và ngủ ngáy bệnh lý

Ngủ ngáy sinh lý

Bác sĩ nhi khoa Parineeta Tiwari thuộc bệnh viện Primus ở New Delhi Ấn Độ cho biết ngáy chỉ là hiện sinh lý bình thường của trẻ. Nguyên nhân có thể là do bé bị ngạt mũi, gỉ mũi làm cản trở đường thở của bé dẫn đến hiện tượng ngáy.

Trên thực tế, khi thở luồng hơi di chuyển làm ma sát với gỉ mũi dẫn đến phát ra âm thanh lớn – tiếng ngáy. Các bé càng lớn tiếng ngáy càng nhỏ dần vì khoang mũi và đường thở rộng hơn nên luồng khí ít ma sát.

coi-chung-benh-ngu-ngay-o-tre-neu-cac-me-khong-muon-con-bi-benh-ho-hap-5

Ngủ ngáy sinh lý.

Cũng theo tiến sĩ nhi khoa Bijal Srivastava của Ấn Độ thì ngáy là hiện tượng sinh lý bình thường ở những em bé mới sinh. Nguyên nhân là khoang mũi và đường thở của bé quá hẹp dẫn đến ma sát không khí phát ra âm thanh gây ra tiếng ngáy. Trẻ càng lớn thì càng ít ngáy to, do khoang mũi rộng ra.

Ngoài ra một số trẻ khác ngáy là do bị dị ứng. Trong trường hợp này các mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được kiểm tra và can thiệp sớm.

Bên cạnh đó, bà Tiwari cũng cho rằng một số trẻ ngủ quá sâu khiến cơ quan vùng họng ở trạng thái thả lỏng dẫn đến luồng khí va đập vào thành họng gây ra tiếng ngáy.

Với hiện tượng ngáy sinh lý các mẹ không nên quá lo lắng vì chúng không gây hại cho sức khỏe của bé.

Ngủ ngáy bệnh lý

coi-chung-benh-ngu-ngay-o-tre-neu-cac-me-khong-muon-con-bi-benh-ho-hap-3

Ngủ ngáy bệnh lý.

Thông thường trẻ càng lớn sẽ càng ít ngáy và âm thanh càng nhỏ dần. Tuy nhiên nếu trẻ từ 3-10 tuổi mà vẫn ngủ ngáy có thể do trẻ gặp các bệnh lý sau:

  • Trẻ bị viêm đường hô hấp
  • Trẻ bị cảm thông thường
  • Trẻ bị viêm mũi dị ứng hoặc viêm xoang.
  • Trẻ bị viêm amiđan
  • Có dị vật hoặc polyp mũi.

Đặc biệt trong giai đoạn này trẻ thường bị amidan vì thế các mẹ cần theo dõi kỹ càng vì có thể đây là dấu hiệu trẻ bị nhiễm trùng tai nhiều lần liên tiếp.

XEM THÊM: Thai giáo và tất cả những điều chị em cần biết

3. Cách điều trị bệnh ngủ ngáy ở trẻ

Nếu bạn nghi ngờ chứng ngủ ngáy ở bé có liên quan đến những rắc rối sức khỏe, bạn nên đưa bé đi khám. Những bé xuất hiện trục trặc về giấc ngủ nên được sự thăm khám của bác sĩ chuyên khoa (thường là khoa tai, mũi, họng)

Nếu bé đang trong tình trạng thừa cân, bạn nên áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý và duy trì việc tập luyện thể dục, thể thao cho bé (bao gồm cả việc hạn chế bé xem tivi).

Bạn cũng nên hạn chế khói thuốc trong phòng ngủ của bé.

Bạn cũng nên thử điều chỉnh gối và tư thế ngủ cho bé: cho bé ngủ trên một chiếc gối thấp hơn để không gây sức ép lên vùng cổ họng của bé. Bạn nên chọn loại gối nhỏ, mềm và cao khoảng 3-5cm. Nằm nghiêng là tư thế ngủ có thể hạn chế được tiếng ngáy của bé so với tư thế nằm ngửa. Mùa lạnh, bạn nên giữ ấm cổ cho bé.

Ngoài ra các mẹ cũng cần lưu ý những điều sau:

  • Sử dụng máy tạo ẩm để tăng độ ẩm trong phòng giúp bé dễ thở hơn khi ngủ.
  • Dùng nước muối sinh lý nhỏ vào mũi cho bé từ 5-7 giọt vào mỗi bên mũi trước giờ đi ngủ như thế sẽ giúp bé thở dễ dàng hơn.
  • Dùng dầu khuynh diệp nhỏ lên cổ áo, gối của bé để giúp bé dễ thở hơn trong lúc ngủ.
  • Nên hạn chế dùng dụng cụ hút mũi để làm sạch mũi cho bé vì chúng có thể gây tổn thương niêm mạc mũi bé.

coi-chung-benh-ngu-ngay-o-tre-neu-cac-me-khong-muon-con-bi-benh-ho-hap-2

Sử dụng máy tạo ẩm để bé dễ thở hơn khi ngủ.

Nếu bé thỉnh thoảng mới ngủ ngáy thì không có vấn đề gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu bé ngáy ngày một to và thường xuyên hơn thì bạn nên đưa bé đi khám sớm. Trong trường hợp bé bị bệnh ngáy nặng thì có thể xử lý như sau:

  • Y tế

Vì tình trạng nghẹt mũi tắc nghẽn làm tăng tần số ngáy và rối loạn hô hấp khi ngủ, bác sĩ có thể kê toa thuốc uống để giúp con bạn hít thở bằng mũi trong khi ngủ. Đối với những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ, phương pháp CPAP mũi (Áp suất Dương vào Đường thở Liên tục) được sử dụng để cung cấp khí nén vào trong đường hô hấp trên thông qua một mặt nạ. Phương pháp này giúp giữ đường hô hấp trên mở ra.

  • Phẫu thuật

Phẫu thuật điều trị chứng ngáy có thể bao gồm phẫu thuật vòm miệng, mũi, hàm, cổ và hoặc lưỡi, tùy thuộc vào vị trí của các mô góp phần vào sự ngáy. Một số bệnh về mũi như lệch vách ngăn mũi và amiđan rất lớn có thể cần can thiệp bởi bác sĩ phẫu thuật tai mũi họng.

Một số bệnh nhân có thể có mô dư trong cổ họng, khi được cắt bỏ có thể làm giảm tật ngáy. Phẫu thuật này được gọi là UPPP (uvulopalatopharyngoplasty). Mô dư cũng có thể được loại bỏ bằng phẫu thuật laser. Một thủ thuật khác để điều trị chứng ngáy là nhiệt điện cực(somnoplasty) hoặc đốt nhiệt bằng song cao tần ở vòm miệng, làm các mô của vòm miệng cứng và co lại.

 4.  Cách phòng tránh hiện tượng ngáy ngủ cho bé

  • Thường xuyên vệ sinh mũi cho bé đặc biệt là trước khi đi ngủ.
  • Lau dọn không gian chơi đùa của bé sạch sẽ và giữ cho phòng ngủ của bé thoáng đãng, có độ ẩm cần thiết.
  • Loại bỏ các tác nhân có thể gây dị ứng cho bé
  • Tập cho bé nằm nghiêng ngủ thay vì nằm ngửa.

coi-chung-benh-ngu-ngay-o-tre-neu-cac-me-khong-muon-con-bi-benh-ho-hap-1

Vệ sinh mũi cho bé để bé dễ thở khi ngủ.

Giấc ngủ của bé có vai trò quan trọng trong việc quyết định đến sức khỏe và sự năng động trí tuệ để phát triển một cách tốt nhất. Bố mẹ nên giành chút thời gian quan sát giấc ngủ của bé để kiểm tra chất lượng giấc ngủ bé yêu. Ngoài ra có thể phát hiện bệnh ngủ ngáy ở trẻ em sớm và có phương pháp điều trị kịp thời.

Tin khác cùng mục

ĐƠN VỊ VẬN CHUYỂN TOÀN QUỐC

A8
A7
A6
A5
A4
A3
A2
A1
A8
A7
A6
A5
A4
A3
A2
A1
A8
A7
A6
A5
A4
A3
A2
A1