Cách làm bánh trung thunướng luôn được các chị em quan tâm và tìm hiểu đặc biệt vào mỗi dịp tết Trung thu hàng năm. Vào mỗi dịp Tết Đoàn viên là mỗi dịp các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau cùng thưởng thức những miếng bánh trung thu và nhâm nhi tách trà.
Đây cũng là dịp mà các chị em có thể trổ tài làm những chiếc bánh trung thu để triêu đãi những người thân yêu trong gia đình. Vậy các bạn hãy cùng mình tìm hiểu về cách làm bánh trung thu nướng nhé!
1. Giới thiệu về bánh nướng
Bánh trung thu có tên gọi trong tiếng Trung là nguyệt bính, tên tiếng anh là moon cake và có nghĩa đen là bánh mặt trăng. Trong đó, bánh trung thu nướng là một loại bánh cổ truyền của người Việt, thường được sử dụng vào mùa Tết Đoàn viên.
Bánh nướng có hai thành phần chính:
- Vỏ bánh nướng: được làm từ bột mì là chủ yếu, kết hợp với các nguyên liệu khác như dầu ăn, nước đường, nước tro tàu, baking soda.
- Phần nhân bánh: được làm từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau. Nhân bánh truyền thống thường được làm từ các loại nguyên liệu quen thuộc như đậu xanh, khoai môn, đậu đỏ, vi cá, gà quay, mứt bí… hoặc các loại nhân hiện đại socola, tôm hùm, trà xanh…
Ngày này, vào mỗi dịp Trung thu hàng năm mọi người thường hay tự làm những chiếc bánh trung thu nướng để gửi tặng những người thân yêu với ý nghĩa biểu trưng cho sự tròn đầy và viên mãn, gửi trao những lời chúc tốt đẹp về sức khỏe và công việc.
Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây mình sẽ hướng dẫn các bạn cách làm bánh trung thu nướng. Hãy cùng mình thực hiện thôi nào!
2. Cách làm bánh trung thu nướng
2.1. Chuẩn bị nguyên liệu
Phần vỏ bánh nướng
- Bột mì: 300 gram (Bạn nên dùng ½ bột bánh ngọt trộn cùng ½ bột bánh mì để cân bằng protein)
- Nước đường bánh nướng: 200 gram
- Dầu thực việt: 40 gram
- Lòng đỏ trứng gà: 1-2 quả
- Bơ đậu phộng: 15 gram
- Ngũ vị hương: ¼ thìa cà phê
- Mật ong: 5 gram
Phần nhân bánh
- Đối với bánh nướng nhân ngọt (Bánh nướng nhân đậu xanh)
- Đậu xanh đã bỏ vỏ: 200 gram
- Đường trắng: 150 gram
- Bột bánh dẻo: 30 gram
- Dầu ăn: 50 gram
- Mạch nha: 50 gram
- Đối với bánh nướng nhân mặn (Bánh nướng nhân thập cẩm truyền thống)
- Vừng rang: 100 gram
- Hạt dưa tách vỏ: 100 gram
- Hạt sen: 100 gram
- Hạt điều: 100 gram
- Mứt bí: 100 gram
- Lạp xưởng: 100 gram
- Mỡ đường: 100 gram
- Lá chanh
Phần phết mặt bánh
- Lòng đỏ trứng gà: 1 quả
- Nước đường bánh nướng: 1/2 thìa
- Sữa tươi không đường: 1-2 thìa cà phê
- Dầu ăn: 1 thìa cà phê
ĐẶT MUA NGUYÊN LIỆU GIÁ RẺ TẠI ĐÂY
2.2 Chuẩn bị dụng cụ
Sau khi chuẩn bị nguyên liệu, bạn cần chuẩn bị những dụng cụ sau đây:
- Cân điện tử
- Thố/ tô lớn/ âu
- Rây
- Phới dẹp hay muỗng dẹp
- Chén nhỏ
- Cọ quét (cần chọn cọ có phần lông càng nhỏ và mịn càng tốt sẽ giúp phết được lớp trứng mỏng)
- Khuôn đóng bánh trung thu lò xo loại 125gr hoặc 100gr
- Bình xịt nước
- Khay nướng (không dùng khay nướng đen kèm theo lò vì có thể làm cháy bánh) và giấy lót hoặc thảm lót
- Lò nướng hoặc lò chiên chân không.
ĐẶT MUA DỤNG CỤ GIÁ RẺ TẠI ĐÂY
2.3. Cách làm bánh trung thu nướng
Cách làm nhân bánh nướng
- Cách làm nhân bánh nướng nhân ngọt (Bánh nướng nhân đậu xanh)
Bước 1: Ngâm đậu xanh trong nước ấm khoảng 2 giờ đồng hồ để đậu mềm ra, rửa thật sạch, cho vào nồi, đổ nước ngập mặt đậu và nấu chín.
Bước 2: Tiếp theo, cho đậu đã nấu chín vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn rồi đổ vào chảo chống dính. Bắc chảo lên bếp, thêm đường vào, đảo đều để đường tan hết.
Bước 3: Hòa tan bột bánh dẻo với một chút dầu ăn, cho vào chảo đậu đang sên trên bếp, khuấy đều để hỗn hợp dẻo sánh lại và không bị cháy. Tiếp theo, cho mạch nha vào nhân, sên thềm vài phút để các nguyên liệu hòa quyện vào nhau là được.
Bước 4: Đợi nhân bánh nguội rồi chia ra thành các viên nhỏ bằng nhau có trọng lượng khoảng 100 gram, vo tròn. Dùng màng bọc thực phẩm bọc kín nhân đậu xanh, cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản.
Lưu ý:Trọng lượng 100 gram của nhân thích hợp với thành phẩm khoảng 150 gram.
- Cách làm nhân bánh nướng nhân mặn (Bánh nướng nhân thập cẩm)
Bước 1: Trộn đều tất cả các nguyên liệu: vừng rang, hạt dưa, hạt sen, hạt điều, mứt bí, lạp xưởng, mỡ đường với nhau. Đưa lên bếp xào qua cho nóng.
Bước 2: Trộn đều tất cả các nguyên liệu trong công thức nước sốt trộn nhân, rót từ từ vào trong nồi nhân đang xào trên bếp, đảo đều tay. Khi thấy phần nước sốt đã ngấm vào các nguyên liệu, hỗn hợp không còn quá ướt thì cho lá chanh cắt sợi vào đảo đều thêm 1 - 2 phút. Trong quá trình đảo nhân, bạn có thể nêm xem vị ngọt, mặn,... của nhân đã vừa hay chưa để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp.
Bước 3: Rắc một chút bột bánh dẻo có trong công thức vào trộn đều để tạo độ kết dính. Nếu thấy nhân chưa đủ kết dính thì tiếp tục thêm bột bánh dẻo vào tiếp. Bột bánh dẻo chỉ nên cho vừa đủ, nếu cho quá nhiều sẽ làm nhân khô và bị cứng khi bánh nguội.
Trên đây là công thức nhân thập cẩm kiểu miền Bắc, nếu thích vị bánh thập cẩm kiểu miền Nam, bạn có thể cho thêm thịt gà quay xé nhỏ, xá xíu và một chút bột ngũ hương để tăng hương vị nhé.
Cách làm vỏ bánh nướng
Bước 1: Cho nước đường bánh nướng, bơ đậu phộng, dầu ăn, mật ong cùng lòng đỏ trứng gà vào trong âu, trộn đều lên và ủ khoảng 2 giờ đồng hồ. Hỗn hợp sau khi ủ xong thì đổ vào bột mì và trộn đều.
Bước 2: Tiếp theo, thêm nước đường vào âu bột, trộn đều thành một khối đồng nhất, bọc lại bằng màng bọc thực phẩm, để bột nghỉ 30 phút.
Bước 3: Chia bột thành từng viên nhỏ với trọng lượng 50 gram. Sau đó, dùng cây cán bột cán ra thật mỏng rồi cho nhân bánh vào giữa, khéo léo gói lại sao cho vỏ bánh phủ kín phần nhân bên trong, không bị hở ra ngoài là được
Cách đóng khuôn và nướng bánh
Bước 1: Phết một lớp dầu ăn lên khuôn bánh để chống dính, lần lượt cho vừng viên bánh vào khuôn, ép chặt rồi nhẹ nhàng lấy bánh ra khỏi khuôn. Tiếp tục lặp lại thao tác đến khi hết phần nguyên liệu đã chuẩn bị.
Bước 2: Làm nóng lò nướng ở 180 độ C, cho bánh vào nướng khoảng 10 phút rồi phun nước lên mặt bánh bằng bình phun sương.
Bước 3: Phết hỗn hợp sữa tươi, nước đường bánh nướng, lòng đỏ trứng gà và dầu ăn lên mặt bánh rồi cho vào lò nướng lần 2 thêm 10 phút.
3. Một số lưu ý trong cách làm bánh trung thu nướng
Làm nước đường
Nước đường dùng làm bánh Trung thu cần có thêm nước cốt chanh hoặc thơm và được nấu trong nhiều giờ liền để có màu sắc đẹp mắt. Ngoài ra, nước đường còn phải có độ sánh và loãng vừa, nếu quá đặc sẽ khiến bánh khô còn nếu quá lỏng, bánh sẽ bị nhão không còn ngon nữa.
Thông thường, nước đường sẽ là sự kết hợp giữa đường trắng và đường nâu giúp bánh có màu đẹp và chuẩn. Khâu chuẩn bị nước đường rất quan trọng để chiếc bánh của bạn được ngon và đẹp mắt như mong muốn.
Chọn nhân
- Đối với nhân ngọt
Khi bạn tiến hành sên nhân hãy chắc chắn rằng các loại đậu, hạt đã được luộc hoặc hấp chín nhừ. Trước khi luộc đỗ, bạn có thể ngâm trong nước sôi với 500gr đường từ 2 - 3 tiếng để đỗ có vị ngọt.
Để đỗ mềm nhuyễn, bạn nên xay đỗ với thật nhiều nước. Sau đó, bạn xay nhuyễn đỗ trong máy hoặc cà đỗ thật mạnh và đều tay để đỗ được mịn nhất có thể.
Bạn nên sên nhân trên lửa vừa để nhân không bị tách nước và không bị khô. Nhân càng ráo, càng dẻo mịn thì thời gian bảo quản sẽ được lâu hơn. Ngoài ra, sên nhân cùng một ít dầu dừa sẽ giúp nhân thơm ngon hơn nữa đó!
- Đối với nhân thập cẩm
Bạn nên ngâm mỡ với đường theo tỉ lệ 2 mỡ : 1 đường trong 6 tiếng để mỡ được trong và giòn. Nếu có thời gian, bạn nên ngâm mỡ trước 1 ngày để mỡ đạt được chất lượng tốt nhất. Ngoài ra, luộc hạt sen với nước đường sẽ giúp hạt sen ngọt, mềm và ngon hơn.
Khi các nguyên liệu ráo nước và khô hoàn toàn, bạn cắt các nguyên liệu thật nhuyễn và tuyệt đối không xay. Để tạo độ ngọt và đậm đà cho nhân, bạn nên dùng nước đường hoặc nước tương, dầu hào thay vì đường hay muối.
Dùng khuôn và nặn bánh
Bạn ấn dẹt bột, cho nhân vào trong và miết thật sát và chặt tay tránh làm không khí lọt vào làm vỏ và nhân bị tách. Độ dày bánh chuẩn nhất là 0.3mm - 0.5mm.
Nếu vỏ quá dày sẽ gây ngán còn khi vỏ quá mỏng sẽ làm bánh bị nứt, lộ nhân ra ngoài. Để bánh không bị khô, nứt và mất hoạ tiết, bạn cho bánh vào khuôn và ấn thật chặt ngay sau khi bọc nhân.
Thời gian, nhiệt độ
Đối với hỗn hợp phết mặt bánh, bạn pha lòng đỏ trứng gà, dầu ăn và 1 ít nước. Nước đường cũng có thể được thêm vào để tạo độ ngọt và màu sắc đẹp hơn cho bánh. Bạn lưu ý phết trứng 2 - 3 lần và canh nhiệt độ để bánh được vàng nhưng không bị nứt vỏ.
Khi phết trứng, bạn chỉ phết thật nhẹ nhàng và phết lớp mỏng để bánh không bị nứt. Sau mỗi lần nướng, bạn cho bánh ra ngoài, xịt nước thật mỏng vừa đủ để làm ẩm mặt bánh, để nguội rồi mới tiến hành phết trứng.
Trước khi nướng bánh, bạn nên làm nóng lò ở nhiệt độ từ 165 - 175 độ C trong 15 phút. Thời gian thích hợp và chuẩn xác để nướng bánh Trung Thu:
- Lần 1: Nướng 180 - 190 độ C từ 5 - 8 phút tùy theo kích thước bánh.
- Lần 2: Nướng 190 - 200 độ C từ 5 - 7 phút.
- Lần 3: Nướng bánh ở khoảng 160 - 180 độ C đến khi bánh chín.
THAM KHẢO CÁCH LÀM BÁNH DẺO TRUNG THU
Trên đây mình đã hướng dẫn các bạn các bước chuẩn bị nguyên liệu và cách làm bánh trung thu nướng đơn giản mà bất cứ ai cũng có thể làm được nhưng thành phẩm thì không kém phần ngon và đẹp mắt. Chúc các bạn thực hiện thành công với hướng dẫn cách làm bánh Trung thu nướng nhé!