Cách cúng ông công ông táo ngày 23 để đưa ông về trời như nào vừa đơn giản mà vẫn đảm bảo chuẩn chỉ. Cách sắm lễ, làm mâm cúng 23 gồm những gì? Nếu bạn còn băn khoăn những điều này thì hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé.
Cúng ông Công ông Táo là gì?
Theo phong tục của người Việt thì hàng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp thì mọi người lại chuẩn bị mâm cơm cúng để tiễn ông Công ông Tái về trời. Đây là những vị thần linh cai quản chuyện bếp núc nhà cửa của mỗi nhà, họ sẽ cưới cá chép hóa rồng về trời để báo cáo công việc suốt một năm vừa qua với Ngọc Hoàng.
Năm nay, lễ cúng Ông Táo rơi vào ngày 02/02/2024 Dương lịch
Tuy là truyền thống từ lâu đời nhưng không phải gia đình nào cũng nắm được nghi lễ cúng tiễn ông táo về trời đúng và chuẩn. Để có một cái Tết ý nghĩa gặp nhiều điều may thì bạn cần chú ý những điều đại lỵ để tránh làm ảnh hưởng đến tài lọc của gia đình mình.
Ý nghĩa của việc cúng ông Công ông Táo?
Người Việt Nam quan niệm rằng ba vị Thần Táo (hay vua Bếp) định đoạt cát hung, phước đức cho gia đình cho nên vào ngày này (ngày Táo Quân lên chầu trời), người người, nhà nhà sẽ sắm sửa mâm cỗ, lễ vật long trọng để làm lễ tiễn Táo Quân lên chầu trời với mong muốn thần Bếp sẽ phù trợ cho gia đình mình được nhiều may mắn.
Cũng theo người xưa cũng cho rằng, hằng năm vào ngày Táo Quân lên chầu trời, ông Công ông Táo sẽ cưỡi cá chép hóa rồng lên trời để báo cáo với Ngọc Hoàng tất cả việc làm tốt và chưa tốt của gia đình trong năm vừa qua để Thiên Đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho gia chủ. Vì vậy, người ta thực hiện nghi lễ cúng ông Táo để các ông “nói tốt“ cho nhà mình, giúp năm tiếp theo được ban cho tài lộc, bình an.
Cúng ông Công, ông Táo là ngày bao nhiêu?
Dân gian quan niệm rằng một năm bắt đầu vào Tết Nguyên Đán và kết thúc bằng Tết ông Táo. Và ngày 23 tháng Chạphằng năm được xem là ngày ông Công ông Táo, vào ngày hôm ấy, mọi nhà sẽ tổ chức lễ cúng tiễn ông Táo về trời, đồng thời nhiều gia đình ngày hôm ấy sẽ thả cá chép ra các ao hồ, sông suối tượng trưng cho việc tiễn ông Táo về trời với chú cá chép hóa rồng.
Cúng ông Táo trước ngày 23 được không? Nên cúng đưa ông Táo về trời giờ nào
Cúng Táo quân vào giờ này ngụ ý nhờ Táo quân mang đi những mâu thuẫn, xung đột trong gia đình, giúp gia đạo hưng vượng. Ngoài ra, tiến hành nghi lễ cúng vào giờ này còn mang tới sức khỏe tốt lành, sự bình an trong tâm trí gia chủ. Từ ngày 21 đến trước 12h ngày 23 tháng Chạp các gia đình có thể bắt đầu nghi lễ cúng tiễn ông Táo về trời chứ không nhất thiết phải cúng đúng ngày 23 tháng Chạp. Nên các bạn có thể sắp xếp thời gian phù hợp trong các ngày trên để tiến hành cúng lễ. Còn nếu cúng ngày 23 tháng Chạp thì nên cúng vào những giờ sau: 5h-7h giờ Đại An hoặc 9-11h giờ Tốc Hỷ.
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đặt ở đâu?
Mâm cơm ông Công ông Táo cần phải chuẩn bị gì?
Việc cúng lễ trong ngày 23 tháng Chạp không nhất thiết phải quá cầu kỳ. Tùy điều kiện và hoàn cảnh, các gia đình có thể chuẩn bị mâm cỗ chay hoặc mặn.
Một lễ cúng ông Công ông Táo đơn giản nhất gồm các lễ vật sau:
- Mâm cỗ mặn hoặc cỗ chay (tối thiểu có 3 món là được) với các món truyền thống như gà luộc, xôi gấc, bánh trưng, canh măng,
- Các lễ vật như hoa quả, tiền vàng, trà, trầu cau và cá chép sống đặt trong chậu nước hoặc cá chép giấy.
- 3 bộ áo mũ Táo quân
- 1 đĩa gạo
- 1 đĩa muối
Mâm lễ đặt ngoài trời giữa sân hoặc đặt giữa nhà ở hướng Nam. Sau khi bày lễ, thắp hương, gia chủ sẽ đọc bài cúng ông Công ông Táo. Rồi chờ khi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa lễ tạ. Sau đó, hóa vàng mã và mang thả cá chép để cá chép đưa ông Táo bay về trời. Hoá xong thì gói tro vào một tờ giấy màu đỏ sạch sẽ, rồi mang cá và tro đi thả ở sông, suối, hay hồ nước có dòng chảy lưu thông không nên thả ở những hồ nước bẩn, ao tù.
Theo truyền thống, sau khi cúng ông Công ông Táo xong, các gia đình sẽ tiến hành rút tỉa chân nhang, bao sái lau dọn vệ sinh bàn thờ để chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán. Cách tỉa chân nhang cuối năm chuẩn không lo bị PHẠM bạn có thể xem chi tiết ở đây
Các bài văn khấn ông Công ông Táo năm 2024
Văn khấn ông Công ông Táo dẫn theo cuốn Văn khấn cổ truyền Việt Nam
Văn khấn ngày 23 đúng theo phong tục cổ truyền của dân tộc Việt Nam.
Ngày 23 Tháng Chạp Tấu Thiện Ác Nhân Gian. Đây là tục lệ truyền thống- nét văn hóa đẹp của dân tộc Việt Nam ta ngàn đời.
Thời gian: Cúng đúng ngày 23, trước giờ Ngọ tức trước 11giờ trưa- Nhà nào đi làm có thể cúng từ 5h sáng
Đồ lễ tuỳ tâm theo tình hình thực tế địa phương và điều kiện kinh tế từng gia đình tránh lãng phí. Đúng lễ nghi sách vở thì không thả cá mà cúng cá rán hoặc cá giấy.
Việt Nam Quốc; ......Tỉnh (Thành),...... Huyện (Quận, thị),....Xã (Phường, Thị trấn),.....Thôn (Tổ, xóm,...)
Đệ tử……………Tên…………………
Hôm nay ngày …Tại ……
Tấu thỉnh Thổ Công táo quân thiên đình,
Tam giới, Thần thánh chư Thiên, chư Địa
Thiên phủ, Địa phủ, Thủy phủ,Nhạc phủ vạn pháp thần thông.
Tấu thỉnh Thổ Địa thần kỳ, Thành Hoàng xá lệnh
Cung duy Thổ Công Táo Quân thiên đình.
Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân
Thổ Gia Thổ Trạch Tứ Phương Ứng Giáng.
Thỉnh Môn Thần, Phúc Sự.
Thỉnh Tĩnh Thần Thanh Thủy.
Thỉnh Hỏa Thần Thượng thiên
Thỉnh Bếp Thần Linh Hỏa.
Thỉnh Vua Bếp Tam Tài.
Thỉnh Xí Thần
Thỉnh Khố Cung Thần trông nom hộ trạch, trông gia nhân.
Thỉnh Ngũ Lão, Ngũ Phương Ngũ Đế.
Hỏa hóa ngân lưỡng tống táo vương,
Thượng Thiên hảo sự quảng tuyên dương.
Phụng Đạo tụng kinh
Kì thao thanh bình Đệ tử:…………….
Thượng thiên hảo sự quảng tuyên dương.
Xa phu cá cá tráng ngang ngang,
Lực phu cấp bộ bôn tiền trình.
Đinh ninh nâm môn, ngộ sơn khai lộ, phùng hà đáp kiều.
Mạc ngộ tiền trình, công đức án tiền giao ngự phân minh.
Đẳng hậu ngự phê, hưu ngộ hạn kì.
Thiên điều vô tình, báo ứng chiêu chương.
Nhất triều tống táo viên mãn, phương thị ngộ đạo tiên cơ.
Nay ngày 23 tháng……. năm…… toàn gia quyến thuộc có đồ lễ:……….cung tiễn Táo Vương, cùng chư vị tôn thần: Thái tuế trị niên Quý Mão Bỉ Thời Tinh Quân, Trịnh Vương Hành khiển, Thạch Tinh Hành Binh chi thần, Liêu Tào Phán Quan cai quản năm Quý Mão; Tứ trực công tào sứ giả năm Quý Mão. Thành Hoàng, Thổ Địa chính thần, Cửu Diệu tinh quân.
Cúi xin Cửu Linh Nguyên Vương Đông Trù Tư Mệnh Định Phúc Táo Phủ Thần Quân an trấn cho nhà đệ tử:………………………….nay về trời thượng tấu
Thượng tấu Thiên đình bảo hộ cho toàn gia thân thể khỏe mạnh.
Thần thái minh mẫn. Thiên mệnh vững bền. Thọ vận dài lâu.
Nếu như có hạn mời rằng:
Thanh long về biển cả.
Bạch hổ lên rừng xanh.
Địa bàn xoay vận tốt.
Phong thủy chuyển hồi hoàn.
Vận như mặt trời mọc buổi sớm.
Như cưỡi mây bay đi.
Tiền tài như nước mùa xuân dâng lên khi mưa xuống.
Người già thêm thọ.
Người trẻ thêm phúc.
Trung niên thì đại vận hưng khởi.
Bài cúng ông công ông Táo được lưu truyền trong dân gian
Trong năm sai phạm, các tội lỗi lầm, cúi xin Tôn Thần, gia ân châm chước. Ban lộc, ban phước, phù hộ toàn gia, trai gái trẻ già, an ninh khang thái.
Bài cúng ông Công ông Táo được chuyên gia phong thủy gợi ý
Những sai lầm cần tránh khi cúng ngày 23 tết
Khi cúng ông Công ông Táo, chỉ nên cầu xin Táo công bẩm báo điều tốt cho gia đình, tránh các điều không hay, không nên cầu xin phú quý hay no đủ.
Sau khi cúng xong, nên thả cá chép ở những nơi sạch sẽ, nước trong. Chỉ thả cá không thả cả túi nilon, tránh thả từ trên cao xuống khiến cá chết
Ông Công ông Táo là thần tiên, không phải là vong hồn người âm nên khi cúng không đốt tiền âm phủ.
Mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo không cần quá cầu kỳ, quan trọng là sự thành tâm kính cẩn khi hành lễ. Việc đốt nhiều vàng mã, có cả điện thoại giấy, xe ôtô giấy... không có lợi ích gì mà chỉ tốn kém tiền và ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống.
Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn để việc cũng lễ trở nên đơn giản nhẹ nhàng nhưng vẫn thể hiện sự thành kính. Trên đây là tất tần tật những gì bạn cần biết về cách cúng ông Công ông Táo ngày 23 để đưa các ông về trời.