Trong thời kỳ mang thai do hormone trong cơ thể thay đổi đột ngột khiến hệ miễn dịch và thể trạng suy yếu làm cho bà bầu dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp như: ho, viêm họng, cảm lạnh, cảm cúm, viêm xoang,... Trong đó, ho là một bệnh thường gặp nhất ở phụ nữ mang thai gây cảm giác cực kỳ khó chịu.
Vậy các dạng triệu chứng ho thường gặp ở bà bầu là gì? Những nguyên nhân nào khiến bà bầu bị ho? Và có những cách trị ho cho bà bầu nào được chuyên gia khuyên dùng?
Tất cả mọi thông tin hữu ích liên quan đến việc trị ho cho bà bầu sẽ được chanhtuoi.com bật mí ngay sau đây!
Các dạng triệu chứng ho thường gặp ở bà bầu
1. Bà bầu bị ho có đờm
Do khi mang bầu, cơ thể mẹ bầu bị giảm sút dễ gặp phải các bệnh vặt như cảm lạnh, viêm mũi, viêm xoang…là nguyên nhân khiến ho có đờm. Bên cạnh đó, việc thay đổi hormone cũng là một trong những nguyên nhân, bởi giai đoạn mang bầu thì lượng estrogen trong cơ thể sẽ kích thích chất nhầy nhiều hơn làm cho chất này đặc hoặc loãng gây ra tình trạng đờm nhiều khi ho.
2. Bà bầu bị ho khó thở
Nguyên nhân chủ yếu khiến bà bầu khó thở khi mang thai là do lúc này người mẹ cần nhiều oxy hơn và việc thở nhanh là cách để lấy oxy vào cơ thể gây áp lực lên cơ hoành làm cho mẹ bầu cảm thấy nhịp thở khó khăn, khó thở…
3. Bà bầu bị ho nghẹt mũi
Ở thời kỳ mang thai, hàm lượng estrogen ở bà bầu cao khiến cho các màng mũi bị sưng và đóng dịch nhầy dẫn đến nghẹt mũi. Tình trạng này khiến cho bà bầu khó thở và mất ngủ.
4. Bà bầu bị ho són tiểu
Són tiểu có thể xuất hiện ở suốt thai kỳ nhưng tập trung nhiều nhất vào những tháng cuối. Khi thai nhi mỗi ngày một phát triển thì xương chậu phải nâng đỡ bụng bầu với trọng lượng khá lớn. Mỗi khi bà bầu ho hoặc cúi xuống sẽ làm thay đổi hoạt động của đường dẫn nước tiểu, dẫn đến việc nước tiểu bị thoát ra ngoài mà bà bầu không thể kiểm soát được.
Nguyên nhân nào khiến bà bầu bị ho?
Phụ nữ mang thai bị ho có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, có thể kể đến một số nguyên nhân thường gặp sau:
- Viêm mũi thai kỳ (Pregnancy rhinitis): Khoảng 20% - 30% phụ nữ mang thai bị nghẹt mũi trong thời kỳ mang thai, tình trạng được gọi là bệnh viêm mũi thai kỳ (Pregnancy rhinitis). Bệnh viêm mũi này có thể được định nghĩa là các triệu chứng mũi trong quá trình mang thai kéo dài sáu tuần hoặc nhiều hơn mà không có các dấu hiệu nhiễm trùng đường hô hấp khác và không có nguyên nhân gây dị ứng nào, biến mất hoàn toàn trong vòng hai tuần sau khi sinh.Nguyên nhân có thể là do sự thay đổi estrogen hoặc progesterone, mặc dù có rất ít bằng chứng cụ thể để hỗ trợ khẳng định này.
- Dị ứng: Các chất kích thích trong không khí ô nhiễm, dị ứng với côn trùng hoặc một số thực phẩm nhất định có thể ảnh hưởng đến đường hô hấp và gây ra ho.
- Trào ngược dạ dày: Tử cung lớn dần gây áp lực lên ổ bụng, khiến dịch dạ dày trào ngược lên đường hô hấp cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm họng, dẫn đến ho ở phụ nữ mang thai.
- Tắc nghẽn mũi: Phụ nữ thường dễ gặp tắc nghẽn mũi trong suốt thai kỳ và có thể gây ho. Sự gia tăng mức estrogen trong thai kỳ cũng có thể dẫn đến sưng phù nề niêm mạc mũi góp phần làm tắc nghẽn mũi.
- Nhiễm virut, cảm cúm: Trong trường hợp này, mẹ thường không cần dùng thuốc trị ho nếu do nhiễm virut gây ra hoặc cảm lạnh thông thường, bệnh thường thuyên giảm sau 1-2 tuần.
- Thời thiết: Thời tiết giao mùa, đặc biệt khi trời đột ngột trở lạnh ở đầu mùa thu, đông dễ khiến mẹ bầu mắc phải triệu chứng ho.
Bà bầu bị ho có ảnh hưởng tới thai nhiều không?
Đây là câu hỏi được nhiều mẹ bầu quan tâm. Theo các bác sĩ thì nếu trường hợp mẹ bị ho kéo dài, ho do hen suyễn, dị ứng kéo dài dai dẳng có thể gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
- Ho dẫn đến co thắt ở vùng ngực gây cảm giác mệt và đau cho bà bầu có thể dẫn đến chán ăn, mất ngủ, suy nhược dẫn đến thai chậm phát triển.
- Ho kéo dài, ho liên tục và ho mạnh sẽ kích thích dẫn đến có cơn gò tử cung, gây động thai sớm hoặc dọa sinh non với thai gần đủ tháng.
- Ho có thể là một dấu hiệu báo hiệu tình trạng nhiễm trùng của cơ thể mẹ, nếu không phát hiện kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, đôi khi gây mất tim thai đột ngột.
Cách trị ho cho bà bầu an toàn hiệu quả
1. Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Thông thường, các bệnh lý này có thể điều trị bằng cách sử dụng thuốc kháng sinh, hạ sốt và giảm ho. Một số loại thuốc trị ho được chỉ định cho bà bầu như:
- Thuốc kháng sinh: Một vài nhóm thuốc kháng sinh nhóm Penicillin, nhóm Macrolid,… được sử dụng trong trường hợp ho nhiễm khuẩn, bội nhiễm,…
- Thuốc ho Prospan: Loại thuốc này được chỉ định dành cho mẹ bầu ho kèm viêm họng, ho khan, ho có đờm. Mẹ bầu nên sử dụng loại thuốc này trong ít nhất 7 ngày thì mới có tác dụng.
- Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh: Đây là thuốc đông dược trị ho cao cấp, được kế thừa và phát triển từ bài thuốc trị ho Xuyên bối tỳ bà cao có lịch sử hơn 300 năm; lại được gia thêm các vị thuốc trị ho được sử dụng phổ biến trong đông y. Do đó, sản phẩm này giúp làm ẩm và ấm vùng họng; làm dịu niêm mạc họng, giảm sưng đau và ngứa rát; làm loãng đờm và tiêu đờm ứ đọng tại vùng họng; hỗ trợ làm lành các niêm mạc họng bị tổn thương. Nhờ đó giúp làm giảm các cơn ho hiệu quả.
- Nước muối sinh lý NaCl 0,9%: Mẹ bầu bị ho nên siêng súc miệng, rửa mũi hàng ngày làm sạch cổ họng, giảm ho, tiêu đờm.
Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ với mẹ và thai nhiều. Vì vậy, với những trường hợp ho nhẹ, bạn có thể tận dụng các thảo dược tự nhiên có tác dụng long đờm, giảm kích thích cổ họng, cải thiện cơn ho mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
2. Sử dụng các bài thuốc dân gian trị ho cho bà bầu
2.1. Trà gừng mật ong
Mẹ bầu bị ho do cảm lạnh có thể uống trà gừng mật ong để giảm triệu chứng. Gừng tươi chứa hợp chất Gingerol có tác dụng chống viêm đường hô hấp và ức chế RSV – virus gây ra bệnh cảm lạnh. Mật ong cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, giúp nâng cao thể trạng và hỗ trợ ức chế nhiễm trùng ở đường hô hấp trên.
Thực hiện:
- Chuẩn bị 4 – 5 thìa cà phê mật ong và 1 củ gừng tươi
- Rửa sạch gừng và thái thành từng lát mỏng
- Cho gừng vào cốc rồi đổ khoảng 300ml nước sôi vào
- Hãm trong 15 phút, sau đó cho mật ong vào khuấy đều
- Uống khi trà còn ấm, có thể ăn kèm lát gừng tươi để giảm ho và đau họng
Lưu ý: Gừng có tác dụng chống đông máu vì vậy mẹ bầu chỉ nên sử dụng với liều lượng phù hợp. Dùng quá nhiều gừng có thể gây chảy máu bất thường, đầy bụng, ợ nóng, đau thượng vị,…
2.2. Lê hấp đường phèn
Lê hấp đường phèn không chỉ trị ho cho bà bầu tốt mà còn có thể sử dụng được với nhiều đối tượng khác, trong đó có trẻ em. Lê có vị ngọt chua, mát giúp nhuận phế, thanh nhiệt, giảm ho, tiêu đờm hiệu quả.
Thực hiện
- Rửa sạch lê bằng nước muối, giữ nguyên vỏ
- Thái lê thành hạt lựu rồi cho vào bát, thêm vài lát gừng thái mỏng và đường phèn
- Hấp lê trong 30 phút sau đó tắt bếp để cho nguội bớt
- Chắt phần nước để uống mỗi ngày 3 lần giúp bà bầu giảm đau họng, giảm ho nhanh chóng
Lưu ý: Mẹ bầu nên dùng từ 1 – 2 quả lê hấp đường phèn cho đến khi chứng ho thuyên giảm. Bên cạnh đó nên giữ ấm cơ thể để tránh cảm lạnh và ho kéo dài.
2.3. Quất (tắc) và mật ong
Quất chưng mật ong là một trong những phương pháp trị ho cho bà bầu có tác dụng diệt khuẩn, chống viêm và giảm đờm. Trong quất có nhiều vitamin C giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể đồng thời giảm cơn ho, cải thiện tình trạng đau họng, nghẹt mũi.
Thực hiện
- Chuẩn bị khoảng 4 – 5 quả tắc tươi và 1 ít mật ong
- Rửa sạch tắc và cắt làm đôi
- Cho tắc và mật ong vào chén, sau đó đem hấp cách thủy trong 15 phút
- Đem ra để nguội bớt và dùng cả nước lẫn cái
Lưu ý: Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể pha nước tắc mật ong ấm để làm dịu cổ họng, tiêu đờm và cải thiện chứng ho do cảm lạnh, cảm cúm,…
2.4. Cháo tía tô giải cảm trị ho
Theo dân gian, lá tía tô có tác dụng an thai, hóa đờm và tán phong hàn. Vì vậy ngoài tác dụng điều trị bệnh, cháo tía tô còn giúp tăng cường sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi.
Thực hiện
- Chuẩn bị khoảng 100g gạo tẻ, 1 ít lá tía tô, gừng tươi và trứng gà
- Ngâm gạo cho mềm rồi nấu thành cháo
- Rửa sạch gừng và tía tô, sau đó xắt thành sợi
- Khi cháo đã nhừ, đập 2 quả trứng gà vào và khuấy đều
- Tắt bếp, nêm thêm gia vị vừa ăn và cho lá tía tô, gừng tươi vào trộn đều
- Mẹ nên ăn cháo tía tô khi còn nóng
Lưu ý: Sau khi ăn cháo tía tô, người sẽ đổ nhiều mồ hôi, hạ sốt, giảm đau họng và ho đáng kể. Ngoài ra mẹ bầu có thể kết hợp cách này với mẹo xông hơi với sả để tăng tác dụng chữa bệnh.
2.5. Trà bạc hà làm mát cổ họng, giảm ho
Menthol trong lá bạc hà có khả năng làm mát cổ họng, long đờm và giảm ho nhanh. Ngoài ra, tinh dầu từ thảo dược này còn giúp giảm chứng buồn nôn và nôn mửa ở mẹ bầu bị chứng ốm nghén.
Thực hiện
- Chuẩn bị 1 nắm bạc hà tươi và 1 ít đường
- Rửa sạch bạc hà và để ráo nước
- Vò xát lá bạc hà rồi cho vào tách
- Đổ khoảng 300ml nước đun sôi vào và hãm trong khoảng 15 phút
- Thêm đường vào và uống khi trà còn ấm
Lưu ý: Với những mẹ bầu bị nôn mửa và ho nhiều, có thể gia thêm gừng tươi xắt sợi vào trà để tăng tác dụng chống nôn, giảm ho và long đờm.
2.6. Cách trị ho cho bà bầu bằng tỏi nướng
Tỏi là vị thuốc nổi tiếng với vị cay, tính ấm giúp sát trùng, kháng sinh, tăng cường hệ miễn dịch mẹ bầu và hỗ trợ chữa bệnh hô hấp như viêm họng, ho sổ mũi… Các mẹ chỉ cần dùng nước tỏi nướng uống vài lần sẽ được trị dứt điểm cơn ho vô cùng hiệu quả.
Thực hiện
- Đầu tiên, mẹ cần chuẩn bị 2 tép tỏi nhỏ hoặc 1 tép lớn nguyên vỏ Sau đó gói vào trong miếng giấy bạc nhiều lớp.
- Nướng trong lò vi sóng/ trên bếp than trong vòng 20 giây đến khi mùi thơm dậy lên
- Để nguội một chút, mẹ có thể bóc bỏ lớp giấy bạc và vỏ tỏi rồi đem đi nghiền
- Cuối cùng, mẹ cho thêm 1 ít nước vào để tỏi hòa tan ra
- Uống 3 lần/ ngày để cổ họng bớt đau, giảm triệu chứng ho nhanh chóng
2.7 Trị ho bằng lá diếp cá và nước gạo
Lá diếp cá có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn cao nên diếp cá giúp cải thiện tình trạng đau rát cổ họng, giúp tan đờm và làm giảm khó chịu ở cổ họng. Diếp cá không chỉ an toàn sử dụng cho người lớn mà còn hỗ trợ trị ho hiệu quả an toàn. Thành phần vitamin C trong nước vo gạo kết hợp với đặc tính sát khuẩn, kháng viêm của rau diếp cá sẽ giúp xoa dịu cổ họng, làm nhanh lành tổn thương, đồng thời tăng sức đề kháng cho cơ thể có sức chống đỡ với bệnh.
Thực hiện:
- Chuẩn bị rau diếp cá tươi xanh, rửa sạch sẽ, ngâm nước muối pha loãng cẩn thận.
- Chắt lấy nước vo gạo, đổ vào xoong nhỏ chừng một bát ô tô rồi thả diếp cá vào đun sôi 15 phút thì bắc ra.
- Cách dùng: Uống khi còn ấm trong vài ngày là khỏi.
Khi nào bà bầu bị ho cần đi khám bác sĩ?
Nếu các triệu chứng của bệnh ho ngày càng nặng và khiến cho mẹ gặp khó khăn trong việc ăn uống, ngủ hoặc ho có đờm, triệu chứng ho xuất hiện dài hơn 3 tuần mà không có dấu hiệu cải thiện, mẹ bị sốt cao trên 38,5 độ khi đó mẹ nên đi khám và tham khảo ý kiến bác sĩ trong việc điều trị ho.
Trong trường hợp mẹ ho ra đàm bị đổi màu (đàm vàng hoặc xanh) hoặc nếu mẹ bị ho đi kèm với đau ngực hoặc thở khò khè, mẹ cần đến gặp bác sỹ ngay, trong tình trạng này có thể cần phải kê đơn thuốc kháng sinh để diệt vi trùng và đánh giá các tình huống xấu có thể xảy ra.
Lưu ý khi điều trị ho cho bà bầu
Để việc điều trị ho hiệu quả và nhanh chóng trong thời gian điều trị mẹ cần:
- Nghỉ ngơi, thư giãn, ngủ đủ giấc và không được thức khuya để cơ thể sớm phục hồi.
- Hạn chế đến những nơi đông người, những nơi có gió lạnh.
- Uống nhiều nước khoáng và các loại nước để bổ sung nước và tránh gây ra tình trạng mất nước cho cơ thể.
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, súc miệng họng bằng nước muối sinh lý. Nên tắm bằng nước ấm, tắm nhanh, lau khô nhanh tránh cơ thể bị nhiễm lạnh. Giữ ấm cơ thể bằng tất chân, khăn quàng cổ.
- Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là thuốc kháng sinh.
- Tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng tiềm ẩn như: bụi, mùi mạnh (nước hoa), lông thú,...
- Bổ sung các loại thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể như: vitamin C (cam, chanh,...), sữa chua và chế độ ăn giàu đạm.
- Mẹ nên được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin cho bà bầu để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé.
Bà bầu nên ăn gì và không nên ăn gì trong khi đang bị ho?
1. Những thực phẩm nên bổ sung trong khi bà bầu đang bị ho
Bà bầu khi bị ho cần được bổ sung các loại vitamin và chất khoáng giúp cơ thể nhanh phục hồi như:
- Bổ sung các loại thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể như: vitamin C (cam, chanh,...), sữa chua và chế độ ăn giàu đạm.
- Những loại rau này có chứa các vitamin, khoáng chất giúp tăng khả năng miễn dịch và giúp mẹ bầu chống lại nhiễm trùng và giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn.
- Bà bầu bị ho nên bổ sung những loại quả như: cam, chanh, bưởi, ổi, chuối… để bổ sung vitamin C cho cơ thể giúp nâng cao khả năng miễn dịch, dịu cổ họng và chống lại bệnh ho.
2. Những thực phẩm bà bầu bị ho nên kiêng ăn
- Bà bầu bị ho nên kiêng ăn uống những thực phẩm lạnh để tránh làm tắc khí ở phổi, khiến các triệu chứng ho, cảm, ngạt mũi nặng hơn.
- Mẹ bầu khi bị ho nên hạn chế ăn các thực phẩm chứa dầu như: Đậu phộng, hạt dưa… có thể làm tăng lượng đờm.
- Đồ ăn tanh như: cá, tôm, cua, da gà,... vì sẽ khiến mẹ bầu bị ho sẽ càng nặng hơn.
Cách phòng tránh ho cho bà bầu
- Đi khám thai định kỳ để được theo dõi, tầm soát, tiêm phòng, uống đủ liều các loại vitamin, acid folic và các chất cần thiết theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Tránh xa những người đang bị bệnh cảm.
- Ngủ đủ giấc và ngủ ban đêm.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, dùng thuốc bổ bà bầu để bổ sung các dưỡng chất mà trong chế độ ăn không cung cấp đủ.
- Bổ sung thêm các thức ăn giàu vitamin C để tăng cường sức đề kháng, ăn nhiều trái cây và rau xanh hàng ngày.
- Tập thể dục và uống đủ nước mỗi ngày.
- Giữ nhà cửa và không gian làm việc của bạn sạch sẽ, không là môi trường sinh sản cho các loài ve, nấm mốc và vi khuẩn.